089-2024 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu 26-4-2024
Hậu quả khôn lường!
Người bị quấy rối có thể bị stress trong công việc, sa sút
tinh thần, mâu thuẫn nghiêm trọng và năng suất làm việc
giảm sút.
Nghiên cứu trên nhân viên ở công ty và trường đại học
cũng cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của hành vi QRTD
tại nơi làm việc đến sức khỏe tâm lý, thái độ và thao tác
trong khi làm việc của phụ nữ.
Rõ ràng hành vi QRTD ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe tinh thần, đời sống gia đình, công việc của nạn nhân.
Nhưng có lẽ nhiều người trong số đó chọn cách im lặng như
một giải pháp, có thể trước mắt hoặc/và lâu dài.
Nạnquấy rối tìnhdục:Mỗi chúng tađều có lỗi?
Hôm qua, một người bạn
của tôi đã block nick trên
mạng xã hội của hai đồng
nghiệp nam của cô ấy.
Lý do là cô tình cờ vào trang
cá nhân của một người trí thức,
anh này đăng tấm ảnh một phụ nữ vô tình cúi xuống, để lộ
một phần vòng một. Và có rất nhiều người thản nhiên vào
bình luận, nhận xét mang hàm ý tính dục. Hai đồng nghiệp
của cô nằm trong số tác giả của những bình luận ấy.
Ai cũng biết nếu bị gạn hỏi, cả người chụp ảnh, người
đăng ảnh lẫn người bình luận đều nói là mình chỉ đùa. Họ
coi đó là bình thường và chưa hề dừng lại để hỏi: Mình
sẽ có cảm giác thế nào nếu người thân của mình, nếu vợ,
con, chị/em gái của mình bị đùa cợt kiểu như thế?
Không hiếm để tìm thấy những câu chuyện “tào lao
mặn” tương tự, người bị bình phẩm là một người cụ thể,
chỉ “để cho vui”. Và không hiếm khi câu chuyện có cả sự
tham gia của phụ nữ.
Quấy rối tình dục (QRTD) có thể là hệ quả của văn
hóa, nó không được coi là nghiêm trọng, có thể từ chuyện
đùa như vậy.
QRTD cũng đến từ sự bất bình đẳng nam nữ. Những bộ
phận cơ thể của phụ nữ được đưa ra để bình phẩm, đàm
tiếu nhiều hơn so với nam giới.
Sự thiếu quyết liệt, xuề xòa, dễ bỏ qua trong gia đình,
công sở, nhóm bạn chơi chung. Gần như không ai coi việc
đùa cợt quá trớn ấy vào diện đánh giá về tư cách nên nó
cứ tiếp diễn; và khi gặp một bối cảnh phù hợp, nó có cơ
hội tăng cấp theo hướng tiêu cực thành hành vi QRTD. Vì
vậy, danh sách những nạn nhân có thể còn kéo dài.
Còn về pháp lý? Pháp luật hiện hành quy định về
QRTD không rõ ràng. BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) không có điều luật riêng cho hành vi này, nếu
không bị xử lý về các tội xâm phạm tình dục như hiếp
dâm, cưỡng dâm, dâm ô thì một số hành vi quấy rối ở
mức độ nghiêm trọng được đưa vào tội làm nhục. Các
nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh trật tự cũng không nêu rõ dấu hiệu, hành vi QRTD.
Riêng Bộ luật Lao động và Nghị định 12/2022 có quy
định về xử phạt hành vi QRTD tại nơi làm việc. Nhưng với
những liệt kê mô tả như quy định thì trong nhiều trường
hợp, kẻ quấy rối sẽ chối và khả năng chứng minh của nạn
nhân lẫn cơ quan chức năng là rất khó khăn.
Trong bối cảnh có khoảng cách quá xa giữa mong muốn
điều chỉnh và quy định cụ thể của pháp luật, tiền lệ pháp
(án lệ) có thể được sử dụng để điều chỉnh. Song hình như
cũng chưa có án lệ nào về QRTD.
QRTD là xâm phạm nhân phẩm và quyền tự do của con
người, nó cần bị chế tài một cách nghiêm khắc. Nhưng đa
số vụ việc bị tố cáo, phát hiện và bị xử lý đến nay chỉ có
những chế tài kỷ luật hoặc nhắc nhở mang tính đạo đức.
Nạn nhân bị QRTD đa phần là phụ nữ. Họ thường e
ngại trong việc lên tiếng để bảo vệ mình. Họ sợ đủ thứ: Sợ
xấu hổ, sợ dư luận tấn công ngược: “Mình phải thế nào
đàn ông mới quấy rối chứ!”. Và cũng có khi họ mủi lòng
cho qua khi thủ phạm năn nỉ ỉ ôi vì đủ thứ lý do.
Khi đó, chính các nạn nhân này không ý thức đầy đủ
rằng sự thiếu quyết liệt của mình sẽ dung dưỡng cho kẻ
quấy rối để chúng có thể tiếp tục tái diễn với những nạn
nhân khác.
Văn hóa, pháp lý, sự ngại ngần của nạn nhân, sự thờ ơ
của mỗi người đã trở thành môi trường cho nạn QRTD tồn
tại. Chúng ta thờ ơ với tệ trạng đó, cho đến khi một người
ta yêu quý hoặc chính bản thân mình trở thành nạn nhân…
HƯNG NGUYÊN
Tài chính - Marketing
N
hững ngày gần đây,
“hội phụ nữ” chúng tôi
thường nhắc đến cụm
từ quấy rối tình dục (QRTD)
với một thái độ cởi mở hơn -
một tín hiệu đáng mừng theo
ý chủ quan của tôi.
Khoản 9Điều 3Bộ luật Lao
động 2019 quy định QRTD
tại nơi làm việc là hành vi có
tính chất tình dục của bất kỳ
người nào đối với người khác
tại nơi làm việc mà không
được người đó mong muốn
hoặc chấp nhận.
Trong Nghị định 145/2020,
Điều 84 nêu rõ các biểu hiện
củaQRTDtrênbaphươngdiện:
Hành vi mang tính thể chất;
QRTDbằng lời nói;QRTDphi
lời nói. Nghị định này cũng đề
cập đến quy định của người sử
dụng laođộngvềphòng, chống
QRTD tại nơi làm việc; trách
nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống
QRTD tại nơi làm việc.
Mặc dù đã được thể hiện
rất rõ dưới dạng văn bản pháp
luật, tuy nhiên hành vi QRTD
trên thực tế vẫn diễn ra âm
ỉ và gây ảnh hưởng xấu đến
các nạn nhân.
Nhận diện
nguyên nhân im lặng
Sau một vài nghiên cứu, tôi
nhận ra một số nguyên nhân
phổ biến sau:
Thứ nhất: Xấu hổ. Nạn
nhân cảm thấy đó là lỗi của
người tố cáo trước đây, theo
kiểu “Mọi việc rồi cũng thế,
đâu vào đấy hết!”.
Thứ năm: Hậu quả của
những tổn thương tâm lý,
trí nhớ. Ngay tại thời điểm
xảy ra việc bị quấy rối, nạn
nhân có thể vì những lý do kể
trên mà chọn cách im lặng.
Thời gian qua đi, những ảnh
hưởng tâm lý, trí nhớ khiến
nạn nhân không nhớ rõ ràng
về sự kiện, đặc biệt là hành
vi QRTD đã diễn ra khá lâu.
Điều này khiến người bị quấy
rối cảm thấy không tự tin vào
chính mình khi tố cáo.
Thứ sáu: Thiếu thông tin.
Nạn nhân không có hoặc
không biết thông tin để báo
cáo sự việc. Hoặc họ không
biết những hành vi quấy rối
như vậy có thể được báo cáo.
Thứ bảy: Bảo vệ kẻ quấy
làm việc? Đây có lẽ là hai
câu hỏi lớn mà nhiều người
đặt ra liên quan đến QRTD.
Bởi nếu nạn nhân im lặng
thì dù chế tài pháp luật hoàn
thiện đến đâu cũng “lực bất
tòng tâm” khi không có cơ
sở để xử lý.
Tôi cho rằng sự chung tay
của cộng đồng để nạn nhân
và mọi người nhận ra hành
vi QRTD dù ở dạng thức nào
cũng không thể được dung
dưỡng và phải bị trừng phạt
là điều cực kỳ cần thiết.
Hành động tố cáo, ngừng
làmviệc…với những cá nhân
vi phạm chuẩn mực đạo đức
là điều đáng cảm kích khi
những cá nhân, tổ chức trong
cộng đồng đã chọn bỏ qua lợi
ích kinh tế để hướng tới lợi
ích lớn hơn cho xã hội, cộng
chính họ và họ quá xấu hổ
để nói với bất cứ ai, ngay cả
với những người thân thiết
của mình.
Thứ hai: Từ chối hoặc giảm
thiểu. Nạn nhân đang cố gắng
thuyết phục bản thân rằng
những gì đã xảy ra thực sự
không phải là một việc lớn,
rằng những hành vi như vậy
là không sai hoặc thậm chí
bình thường trong bối cảnh
cuộc sống hiện đại ngày nay.
Thứ ba: Sợ hậu quả. Nỗi
sợ mất việc, đặc biệt là khi
người quấy rối là cấp trên
hoặc đồng nghiệp có thế lực
trong công ty khiến nạn nhân
lựa chọn không nói ra.
Thứ tư: Vô vọng, bất lực.
Nạn nhân cảm thấy như thể
việc tố cáo cũng không có
ích gì vì họ đã thấy cách
mọi người đối xử với những
rối. Nghe có vẻ vô lý nhưng
một góc nào đó trong con
người của nạn nhân không
muốn kẻ quấy rối mình phải
bị ảnh hưởng (như danh dự cá
nhân, gia đình, công việc…),
bị hủy hoại cuộc đời.
Thứ tám: Tuổi trẻ. Các nạn
nhân không trình báo vì họ
còn trẻ, theo đó, nhận thức và
các kỹ năng xử lý tình huống,
bản lĩnh để đối mặt với những
sự việc nghiêm trọng có thể
còn hạn chế.
Hãy mở lòng,
vì chính mình
và vì người khác
Vậy làm thế nào để các
nạn nhân có thể mở lòng chia
sẻ và tố cáo hành vi của kẻ
quấy rối? Làm thế nào để
phòng ngừa, hạn chế, ngăn
chặn hành vi QRTD tại nơi
Quan trọng nhất là
bản thânmỗi người
phải tự học hỏi về các
kiến thức, kỹ năng xử
lý tình huống.
Vì sao nạn nhân bị quấy rối
tình dục thường im lặng?
Hãymạnh dạn lên tiếng để pháp luật và cộng đồng có thể bảo vệ bạn; việc lên tiếng còn giúp bảo vệ người khác,
khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp và lànhmạnh hơn.
ThS tâm lý học
NGUYỄN THỊ
TRƯỜNG HÂN,
Trường ĐH
(Tiếp theo trang 1)
đồng và chính cá nhân người
bị quấy rối.
Xây dựng văn hóa ứng xử
lành mạnh tại nơi làm việc,
đặc biệt là bộ quy tắc ứng xử
trong giao tiếp nơi công sở,
quy định hình thức thưởng với
người tố cáo hành vi QRTD
và quy định rõ hình phạt đối
với các hành vi QRTD cũng
là một giải pháp. Tất nhiên
điều này cần được xây dựng
dựa trên nguyên tắc đảm bảo
tính bảo mật và an toàn cho
người tố cáo.
Nạn QRTD không phải là
chuyệncủa riêngai, bởi ai cũng
có thể trở thành nạn nhân bị
QRTD, do đó mọi người cần
được cung cấp thông tin rõ
ràng liên quan đến việc tố cáo.
Sự chia sẻ, gợi mở từ phía
gia đình và đồng nghiệp
trong việc khuyến khích nạn
nhân thổ lộ sự việc và cảm
xúc của bản thân là điều cần
thiết. Nhưng quan trọng nhất
là bản thân mỗi người phải
tự học hỏi về các kiến thức,
kỹ năng xử lý tình huống.•
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook