11
Kinh tế -
ThứSáu 26-4-2024
Thủ tục hải quan
tắc vì 1 quy định
4 bộ quản
Bốn bộ Tài chính, NN&PTNT, Y tế, CôngThương
cùng quản lýmột quy định, ảnh hưởng đến việc làm
thủ tục hải quan của doanh nghiệp.
QUANGHUY
N
hiều vướng mắc về thủ
tục hải quan của hàng
trăm công ty xuất nhập
khẩu đã được nêu ra tại hội
nghị Đối thoại giữa doanh
nghiệp (DN) và chính quyền
TP.HCM, do Trung tâm Xúc
tiến Thương mại và Đầu tư
TP.HCM (ITPC) phối hợp
với Cục Hải quan TP tổ chức
vào ngày 25-4. Đáng chú ý,
nhiều công ty nêu vướng mắc
thủ tục hải quan phát sinh
khi áp dụng các điều kiện để
được áp dụng phương thức
kiểm tra giảm (bản tự công
bố sản phẩm và HACCP) vì
mỗi bộ quy định một kiểu,
khiến thủ tục thông quan
hàng hóa kéo dài.
Thủ tục vẫn còn gây
phiền phức cho DN
Tại buổi đối thoại, các
DN phản ánh: Hiện tại, các
bộ Y tế, NN&PTNT, Công
Thương vẫn chưa thống nhất
cơ sở dữ liệu liên quan trong
hoạt động kiểm tra an toàn
thực phẩm mà Việt Nam là
thành viên để làm cơ sở áp
dụng phương thức kiểm tra
giảm cho DN.
Đại diệnCông tyAjinomoto
Việt Nam nêu vướng mắc
thủ tục hải quan liên quan
đến Nghị định 15/2018 của
Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật
An toàn thực phẩm. Cụ thể,
theo hướng dẫn của Cục An
toàn thực phẩm, công ty nộp
đầy đủ hồ sơ theo phương
thức kiểm tra giảm cho cơ
quan hải quan.
Tuy nhiên, cơ quan này vẫn
yêu cầu công ty thực hiện thủ
tục hải quan đăng ký kiểm tra
an toàn thựcphẩmtheophương
thức thông thường. Lý do là
không có thông báo của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành
về danh mục sản phẩm, hàng
hóa và danh sách tổ chức, cá
nhân được áp dụng phương
thức kiểm tra giảm.
“Hải quan cần thống nhất
với Bộ Y tế để có hướng dẫn
cụ thể cho DN về quy trình,
thủ tục hải quan. Làm sao để
DNđược liệt kê vào danh sách
cácDNcó sản phẩm, hàng hóa
áp dụng phương thức kiểm tra
giảm...” - Công tyAjinomoto
Việt Nam kiến nghị.
Liên quan đến nội dung
này, Cục Hải quan TP.HCM
cho biết Nghị định 15 nêu
rõ cơ quan hải quan có trách
nhiệm chọn ngẫu nhiên tối
đa 5% trên tổng số lô hàng
nhập khẩu thuộc diện kiểm
tra giảm trong một năm để
kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Tuy nhiên, theo Cục Hải
quan TP.HCM, trước đây các
bộ thực hiện kiểmtra nhà nước
về an toàn thực phẩm nhập
khẩu trên hệ thống riêng, cơ
sở dữ liệu bị phân tán, cơ quan
hải quan không đủ cơ sở dữ
liệu để lựa chọn ngẫu nhiên
lô hàng để kiểm tra theo quy
định nêu trên.
Do vậy, trong thời gian
qua, Tổng cục Hải quan, Bộ
Tài chính đã có nhiều văn
bản trao đổi với các bộ Y tế,
Công Thương, NN&PTNT
để xây dựng cơ sở dữ liệu,
đẩy nhanh việc thực hiện
các thủ tục thông báo kết quả
kiểm nhà nước về an toàn
thực phẩm trên cổng thông
tin một cửa quốc gia. Đồng
thời cung cấp danh sách các
lô hàng của các tổ chức, cá
nhân thuộc diện trên.
“Hiện nay, các bộ đã thực
hiện thủ tục kiểm tra an toàn
thực phẩm nhập khẩu trên
Một vấn đề, ba bộ có hai cách hiểu
Bên cạnh đó, các DN cũng phản ánh thực tế trong thời
gian thực hiện Nghị định 15 đã phát sinh trường hợp DN
làm thủ tục nhập số lượng lớn nguyên liệu để sản xuất sản
phẩm tiêu thụ nội địa được miễn thủ tục tự công bố sản
phẩm và miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Tổng cục Hải quan (BộTài chính) đã có văn bản đề nghị ba
bộ trên trao đổi về vấn đề này, tuy nhiên hiện có hai quan
điểm khác nhau giữa các bộ. Theo đó, quan điểm của Bộ
NN&PTNT là không được miễn tự công bố sản phẩm, miễn
kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ CôngThương,
Bộ Y tế thì cho rằng được miễn tự công bố sản phẩm, miễn
kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Thu hồi Dinh 1, Lâm Đồng sẽ trả lại cho
Hoàn Cầu gần 73 tỉ đồng
Ngày 25-4, liên quan đến dự án King Palace (Dinh 1),
Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng có văn bản đề nghị UBND
tỉnh hoàn trả chi phí cho Công ty CP Hoàn Cầu.
Đây là kết quả thống nhất sau buổi làm việc giữa Sở Tài
chính với các sở KH&ĐT, TN&MT, Tư pháp, Xây dựng,
UBND TP Đà Lạt và buổi làm việc với Công ty CP Hoàn
Cầu vào ngày 16-4.
Theo đó, Công ty CP Hoàn Cầu thống nhất số tiền đầu
tư đến ngày 31-12-2022 là hơn 112 tỉ đồng và đề nghị
thêm số phát sinh đến nay là gần 29 tỉ đồng. Công ty CP
Hoàn Cầu đề nghị được thanh toán 141 tỉ đồng để trả lại
Dinh 1 cho UBND tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, con số này chỉ được chấp nhận 112 tỉ đồng,
còn phần phát sinh mà Công ty CP Hoàn Cầu đề nghị
không được chấp nhận, vì Sở Tài chính cho rằng đây là số
tiền đầu tư sau thời điểm thu hồi chấm dứt đầu tư.
Cũng theo Sở Tài chính, trong tổng giá trị đầu tư dự án
hơn 112 tỉ đồng thì trừ hơn 36 tỉ đồng tiền đã khấu hao và
gần 3 tỉ đồng tiền thuê Dinh 1... Vì vậy, số tiền thực tế mà
tỉnh Lâm Đồng phải hoàn trả là gần 73 tỉ đồng.
Cũng theo đề nghị của cơ quan này, tỉnh trích ngân sách
nhà nước để hoàn trả ngay cho Công ty CP Hoàn Cầu gần
56 tỉ đồng, còn lại hơn 17 tỉ đồng sẽ đưa vào phương án
đấu giá để người trúng đấu giá trả tiếp cho Công ty CP
Hoàn Cầu.
Trước đó, Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng giao Sở Tài
chính tỉnh Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan, UBND TP Đà Lạt mời chủ đầu tư đến làm việc
để xác định thời gian chấm dứt của dự án Dinh 1.
VÕ TÙNG
Phiên đấu thầu vàng SJC vào sáng 25-4
tiếp tục bị hủy
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản thông báo hủy
buổi đấu thầu vàng miếng vào sáng 25-4. Lý do được đưa
ra là chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Trước đó, sau
khi bị “ế” 13.400 lượng vàng miếng trong phiên đấu thầu
vào ngày 23-4, Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ tiếp tục
phiên đấu thầu thứ hai vào ngày 25-4 với khối lượng là
16.800 lượng vàng miếng - tương ứng hơn 629 kg vàng.
Khối lượng đấu thầu tối thiểu của một thành viên là
1.400 lượng và khối lượng đấu thầu tối đa của một thành
viên là 2.000 lượng.
Trong sáng 23-4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên
đấu thầu vàng miếng SJC đầu tiên sau 11 năm với tổng
khối lượng chào thầu là 16.800 lượng nhưng chỉ có hai
đơn vị là Công ty SJC và Ngân hàng ACB trúng thầu với
3.400 lượng vàng (tương đương 34 lô). Giá trúng thầu cao
nhất là 81,33 triệu đồng/lượng, thấp nhất là 81,32 triệu
đồng/lượng.
MINH TRÚC
cổng thông tin một cửa quốc
gia. Tuy nhiên, để cơ quan hải
quan thực hiện theo phương
thức kiểm tra giảm thì cần
phải chuẩn hóa hồ sơ, kết quả
kiểm tra chuyên ngành của
các bộ để hệ thống có thể lựa
chọn ngẫu nhiên không quá
5% để kiểm tra hồ sơ” - Cục
Hải quan TP.HCM cho biết.
Đau đầu vì hệ thống
một cửa hải quan
trục trặc
NhiềuDNcũng phản ánh hệ
thống một cửa hải quan gặp
lỗi, gây khó khăn cho việc làm
thủ tục thông quan hàng hóa.
Cụ thể, Công ty TNHHMay
thêu Thuận Phương cho biết
hiện thuế lấy ngày ghi nhận
doanh thu là ngày qua khu
vực giám sát hải quan. Tuy
nhiên, hiện tra cứu ngày qua
khu vực giám sát hải quan rất
cực, với lý do DN phải tra
cứu từng tờ một.
Trong khi đó, DN có rất
nhiều tờ khai, mà mỗi lần lên
trang web của hải quan lấy
được tờ khai là cả một vấn đề
lớn vì gặp nhiều lỗi. “Nào là
lỗi phần mềm hải quan, kẹt
mạng, lỗi MP; lên được “con
mắt” hải quan thì CCCD sai,
mã số thuế sai… Mà mã số
thuế, CCCD, DN sao khai
sai được. Vướng mắc nữa là
các tờ khai của nhiều ngày
trước đó cũng chưa có ngày
qua khu vực giám sát” - đại
diện DN này nêu.
ÔngNguyễnHữuNghiệp,Cục
phóCụcHải quanTP.HCM, trả
lời từ năm 2014 đến nay, thực
hiện chủ trương của ngành hải
quan, Cục Hải quan TP.HCM
là đơn vị tiên phong trong thực
hiện hệ thống thông quan tự
độngVNACCS/VCIS. Từ đó
tạo thuận lợi trong hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu
của cộng đồng DN.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm
vận hành, hệ thống cũng đã
bộc lộ một số hạn chế. Cụ
thể, đây là hệ thống “đóng”,
không tích hợp, trao đổi, xử
lý thông tin, dữ liệu giữa các
hệ thống ngày càng hạn chế.
“Cục Hải quan TP.HCM
ghi nhận ý kiến phản hồi
của các DN và sẽ có đề xuất
lên Tổng cục Hải quan có kế
hoạch cải thiện các vấn đề
nêu trên trong quá trình hỗ
trợ các thủ tục với DN” - ông
Nghiệp cho biết.•
Hệ thống thông quan tự động của hải quan đang có nhiều lỗi. Ảnh: QH
“Hải quan cần thống
nhất với Bộ Y tế để
có hướng dẫn cụ thể
cho doanh nghiệp về
quy trình, thủ tục hải
quan. Làm sao để
doanh nghiệp được
liệt kê vào danh sách
các doanh nghiệp có
sản phẩm, hàng hóa
áp dụng phương thức
kiểm tra giảm...”
Tỉnh LâmĐồng đã thống nhất đượcmức tiền để thu hồi Dinh 1.
Ảnh: VT