8
Đô thị -
Thứ Sáu26-4-2024
Nhà thầu đổ
đất thải tại
một vị trí dự
án do chưa
được cấp
phép bãi thải
mới. Ảnh:
VŨ LONG
Cao tốc Khánh Hòa - BuônMa Thuột
có nguy cơ chậm tiến độ
Cao tốc KhánhHòa - BuônMaThuột đoạn qua tỉnhĐắk Lắk có nguy cơ bị chậmtiến độ vì thiếu 28 bãi thải mới.
VŨLONG
N
gày 25-4, lãnh đạo Ban
quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình
giao thông và nông nghiệp
phát triển nông thôn (gọi tắt
là BQLDA) tỉnh Đắk Lắk
cho biết cơ quan này vừa đề
nghị UBND tỉnh chấp thuận
bổ sung vị trí bãi thải đổ vật
liệu không thích hợp tạm thời
cho dự án thành phần 3, thuộc
dự án xây dựng đường cao tốc
Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Đắk Lắk giao đơn vị
thi công thỏa thuận
bãi thải
Trước đó, vào tháng 8-2022,
Bộ GTVT cùng UBND hai
tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa
ký quy chế phối hợp thực hiện
dự án thành phần 3, thuộc dự
án xây dựng đường cao tốc
Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Quy chế quy định UBND
các tỉnh chủ trì xác định vị
trí, diện tích bãi đổ chất thải
rắn xây dựng đảm bảo đáp
ứng nhu cầu của các dự án
thành phần. Các tỉnh sẽ thực
hiện các công việc liên quan
như đánh giá tác động môi
trường, giải phóng mặt bằng
các bãi đổ chất thải rắn xây
dựng (nếu có)…
Tháng 3-2023, UBND tỉnh
Khánh Hòa chấp thuận 23 bãi
Liên quan đến việc đầu tư các trạm dừng nghỉ trên cao tốc
Bắc - Nam, ngày 25-4, Bộ GTVT cho biết hiện nay đơn vị
đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khẩn trương tổ chức triển khai
đấu thầu, lựa chọn các nhà đầu tư đảm bảo đúng quy định
pháp luật.
Theo đó, cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017-2020) sẽ
được đầu tư tám trạm dừng nghỉ gồm: Mai Sơn - Quốc lộ
(QL) 45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha
Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan
Thiết (hai trạm) và Phan Thiết - Dầu Giây.
Về tiến độ, hiện các ban quản lý dự án đã phát hành hồ sơ
mời thầu. Dự kiến ngày 20-5 tiến hành mở để chấm thầu, dự
kiến trong tháng 6 lựa chọn xong nhà đầu tư. Khi đó, các đơn
vị của bộ sẽ đàm phán với nhà đầu tư trúng thầu để có biện
pháp thi công hạ tầng, phương án bố trí các công trình tạm
Vị trí các trạmdừngnghỉ tạm, đổ xăng trên cao tốcBắc -Nam
Gần 22.000 tỉ đồng đầu tư cao tốc
Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu
tư gần 22.000 tỉ đồng. Dự án có ba thành phần, trong đó dự
án thành phần 3 có tổng mức đầu tư hơn 6.100 tỉ đồng, được
UBND tỉnh Đắk Lắk giao BQLDA tỉnh này làm chủ đầu tư. Đoạn
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cao tốc có chiều dài hơn 48 km, đi
qua các huyện Ea Kar, Krông Pắc, Cư Kuin. Chủ đầu tư phấn đấu
cơ bản hoàn thành dự án trong năm 2025 và đưa vào sử dụng
trong năm 2026.
Theo một cán bộ Ban
quản lý dự án tỉnh
Đắk Lắk, chủ đầu tư
cùng nhà thầu đặt
mục tiêu hoàn thành
thi công nền đường
trước mùa mưa năm
nay. Tuy nhiên, do
bãi thải tập kết mới
được phê duyệt nên
có nguy cơ chậm
tiến độ.
phục vụ người tham gia giao thông trong thời gian ngắn nhất.
Trong giai đoạn chưa có trạm dừng nghỉ, Bộ GTVT đã chỉ
đạo các đơn vị liên quan triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, tổ
chức các điểm dừng nghỉ tạm dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam.
“Đến nay, các ban quản lý dự án đã tích cực, khẩn trương
triển khai thực hiện và sẵn sàng đưa vào phục vụ người
dân…” - Bộ GTVT cho hay.
Nhằm giúp người tham gia giao thông nắm bắt được thông
tin, chủ động trong việc dừng nghỉ tạm trong quá trình tham
gia giao thông trên cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT cho biết vị
trí một số trạm dừng nghỉ tạm đã hoàn thiện trên tuyến cao
tốc được bố trí. Đối với đoạn từ cao tốc Pháp Vân đến Cao
Bồ đã có hai trạm dừng nghỉ đang khai thác của Tổng Công
ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Xuân
Khiêm (trạm VEC Km227+000 tỉnh Hà Nam và trạm Xuân
Khiêm Km269 tỉnh Ninh Bình).
Từ trạm Xuân Khiêm đến QL46B bố trí ba vị trí trạm
dừng nghỉ tạm thời đoạn Mai Sơn - QL45 (Km329+700);
đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu tại cửa hầm Trường Vinh
(Km386+360); đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt tại cửa hầm Thần
Vũ (Km438) (mỗi vị trí bố trí trạm trái tuyến và phải tuyến).
Như vậy, từ Hà Nội đến Vinh có chiều dài khoảng 280
km đã có năm trạm dừng nghỉ với khoảng cách trung bình
50-60 km bố trí một trạm dừng nghỉ/trạm tạm đảm bảo nhu
cầu dừng nghỉ cho các phương tiện tham gia giao thông trên
tuyến.
Đối với đoạn từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến TP.HCM bố
trí ba vị trí trạm dừng nghỉ tạm trên các đoạn Nha Trang -
Cam Lâm tại Km33; đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo tại Km113;
đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại Km199 bên trái tuyến và một
điểm chỉ dẫn ra/vào cao tốc tại nút giao ĐT 765 trên cao tốc
Phan Thiết - Dầu Giây để đi ra trạm dừng nghỉ Đại Phú.
Theo hướng TP.HCM - Nha Trang bố trí hai vị trí trạm
dừng nghỉ tạm trên các đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo tại
Km113; đoạn Nha Trang - Cam Lâm tại Km33 và điểm chỉ
dẫn ra/vào cao tốc tại nút giao ĐT 765 trên cao tốc Phan
Thiết - Dầu Giây ra trạm dừng nghỉ Đại Phú và nút giao Ma
Lâm Km208+700 trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết ra trạm
dừng nghỉ Hiền Hương.
Như vậy, từ Nha Trang đến TP.HCM có chiều dài khoảng
400 km đã có năm trạm dừng nghỉ, nút giao hướng dẫn (một
trạm nhà đầu tư VEC đang khai thác tại Km41+100 trên
tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, ba trạm tạm và
các điểm chỉ dẫn ra/vào cao tốc) với khoảng cách trung bình
70-80 km bố trí một trạm dừng nghỉ/trạm tạm. Qua đó, đảm
bảo dừng nghỉ cho các phương tiện tham gia giao thông trên
tuyến. Đối với đoạn tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị
với Thừa Thiên-Huế có chiều dài khoảng 98,3 km, hiện nay
được bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 trái tuyến
(diện tích 3.600 m
2
) và Km77+800 phải tuyến (diện tích
4.200 m
2
) đảm bảo dừng nghỉ cho các phương tiện tham gia
giao thông trên tuyến.
Đối với giai đoạn 2 (2021-2025) của dự án cao tốc Bắc
- Nam, Bộ GTVT cho biết sẽ không chờ hoàn thành dự án
mới làm trạm dừng nghỉ như trước. Theo đó, bộ chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị hoàn thành các trạm dừng nghỉ, đưa vào
khai thác đồng bộ cùng thời gian hoàn thành các dự án thành
phần.
VIẾT LONG
Hiện có nhiều đoạn đường cao tốc chưa kịp đầu tư trạmdừng nghỉ.
Ảnh: Đ.TRUNG
đổ thải trên diện tích hơn 47
ha, dự kiến tiếp nhận hơn 1,8
triệu m
3
chất thải. Ba tháng
sau, tỉnh này tiếp tục bổ sung
19 bãi thải trên diện tích hơn
55 ha, dự kiến tiếp nhận hơn
1,7 triệu m
3
chất thải. UBND
tỉnh Đắk Lắk cũng thống nhất
đưa 18 vị trí bãi thải, 17 vị trí
trạm trộn, 11 vị trí mỏ đất, 19
vị trí mỏ đá và chín vị trí mỏ
cát phục vụ dự án thành phần 3.
Quá trình triển khai dự
án, chủ đầu tư kiến nghị Sở
TN&MT tham mưu UBND
tỉnh Đắk Lắk chấp thuận bổ
sung 28 vị trí bãi thải tạm thời.
Mục đích là để đẩy nhanh tiến
độ dự án trong giai đoạn thi
công nền đường.
Tuy nhiên, Sở TN&MT tỉnh
Đắk Lắk cho rằng không có
cơ sở tổng hợp, tham mưu
UBND tỉnh xem xét, chấp
thuận các bãi thải tạm thời ở
dự án cao tốc.
Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk
viện dẫn nhiều văn bản, trong
đó có quy định việc sử dụng
đất tạm thời để thi công công
trình công cộng có hành lang
bảo vệ an toàn do đơn vị thi
công, người sử dụng đất thỏa
thuận theo quy định của pháp
luật về dân sự.
Sở TN&MT đề nghị chủ
đầu tư không đề xuất đổ thải
vào diện tích đất trồng lúa,
đất có rừng; không để xảy
ra tình trạng khiếu nại, khiếu
kiện liên quan.
Nguy cơ chậm tiến độ
dự án
Trưa 25-4, PV báo
Pháp
Luật TP.HCM
có mặt tại công
trường, ghi nhận tại một số vị
trí trên công trường thi công
cao tốc Khánh Hòa - Buôn
Ma Thuột. Theo một nhà thầu,
họ đang đẩy nhanh tiến độ thi
công trong giai đoạn đào, đắp
đất để hoàn thiện khối lượng
trong tháng 6-2024. Muốn làm
nhanh, kịp tiến độ thì phải sớm
được tỉnh Đắk Lắk cấp phép,
bổ sung bãi thải mới.
“Theo quy định, nhà thầu
được thỏa thuận với người dân
về vị trí đổ thải mới. Tuy nhiên,
chúng tôi lo ngại phần đất này
không được quản lý, trông coi
dễ dẫn đến thất thoát. Chúng
tôi mong cơ quan chức năng
tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đơn
vị chức năng vào cuộc, sớm
tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp” - đại diện một nhà
thầu cho biết.
Theo một cán bộ BQLDA
tỉnh Đắk Lắk, chủ đầu tư cùng
nhà thầu đặt mục tiêu hoàn
thành thi công nền đường
trước mùa mưa năm nay. Tuy
nhiên, do bãi thải tập kết mới
được phê duyệt nên có nguy
cơ chậm tiến độ.•