13
THANHTHANH
C
on số này làm gia tăng
tổng số ca mắc bệnh tay-
chân-miệng (TCM) của
Hà Nội từ đầu năm đến nay
lên 770 ca, tăng 85% so với
cùng kỳ năm trước.
Nhiều ca biến chứng
Tại BVNhiTrungương (Hà
Nội), từ đầu năm đến nay đã
có 115 ca nhập viện do mắc
TCM, trong đó có nhiều ca
biến chứng nặng.
Tại Trung tâm Bệnh nhiệt
đới (BVNhi Trung ương), bé
trai VĐM (hai tuổi, ngụ Phúc
Thọ,HàNội)cócáctriệuchứng
như taychân run rẩy, kíchđộng,
quấy khóc kèm nôn trớ. Các
bác sĩ xác định bé có dấu hiệu
của biến chứng do mắc TCM.
Sau ba ngày điều trị, tình
trạng của béMcải thiện nhưng
vẫn còn mệt mỏi, sốt nhẹ.
“Tôi không nghĩ bệnhTCM
có thể nặng như thế, rất may
là gia đình đã đưa bé đến BV
sớm” - mẹ bé M cho hay.
Cùng phòng bệnh với bé
VĐM là bé gái TA (ba tuổi)
với các triệu chứng bệnh nhẹ
và phổ biến hơn.
Theo chia sẻ của gia đình,
ngay khi thấy bé có biểu hiện
bất thường như nổi ban ở lòng
bàn tay, trong miệng, gia đình
đã đưa bé đến BV kiểm tra.
“Banđầu, khi ngủbé thường
giật mình vào ban đêm, sau đó
bắt đầuđi đại tiệnnhiều lần, sốt,
nổi mẩn đỏ ở đầu gối, mông...
Đến hôm sau thì lan ra nhiều
hơn, gia đình lo nên đã đưa con
đến BV” - mẹ bé A kể.
TheoThSĐỗThịThúyHậu,
Điều dưỡng trưởngTrung tâm
Bệnh nhiệt đới (BVNhi Trung
ương), bệnhTCMthường diễn
biến lành tính và có thể điều
trị tại nhà. Tuy nhiên, vẫn
có một số trường hợp bệnh
diễn tiến nhanh, biến chứng
nguy hiểm.
“Nếu được bác sĩ chỉ định
điều trị tại nhà, gia đình cần
chăm sóc trẻ đúng cách theo
hướng dẫn, nhận biết được
các dấu hiệu bệnh trở nặng
để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp
thời” - bà Hậu khuyến cáo.
Các yếu tố khiến
bệnh trở nặng
Theo TS-BSVũ Quốc Đạt,
Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt
đới và can thiệp giảmhại (BV
ĐH Y Hà Nội), hiện đang là
cao điểm của dịch TCM. Các
bất thường trong diễn biến
dịch có thể lường trước được.
Không chỉ năm nay mà các
năm tiếp theo ngành y tế cũng
cần phải đối mặt, sẵn sàng
ứng phó với sự bùng phát
của dịch bệnh tại nhiều thời
điểm trong năm.
“Bệnh TCM lây truyền chủ
yếu qua đường tiếp xúc. Có rất
nhiềuyếu tốảnhhưởngđếnkhả
năngbùngphátdịchbệnh,trong
đó có thay đổi về môi trường
sống, sinh hoạt, thay đổi về
thời tiết, khí hậu... Những yếu
tố này dẫn đến bùng phát dịch
TCM tại các thời điểm khác
nhau trong năm” - BSĐạt nói.
Hiện chưa có bằng chứng
chính xác để xác định nguyên
Thời điểmgiaomùa có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng của dịch bệnh tay-chân-miệng
và các bệnh truyền nhiễmkhác. (Ảnhminh họa)
Tháng 4, tháng 5 là cao điểm
bệnh tay-chân-miệng
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước
đã ghi nhận khoảng 10.200 ca mắc TCM, tăng 2,3 lần so với
cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, các tỉnh khu vực phía Nam có trên 7.500 ca
(chiếm 74,1% tổng số ca mắc TCM của cả nước), tiếp đến là
miền Bắc có trên 1.300 ca, miền Trung có 1.000 ca và khu
vực Tây Nguyên ghi nhận số ca mắc ít nhất với 200 ca.
Nắng nóng, người bị tiểu đường có được
uống nước ép, ăn dưa hấu?
Theo thông tin từ BV Nội tiết Trung ương, các biến chứng
của bệnh tiểu đường như tổn thương mạch máu và dây thần
kinh có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi khiến cơ thể không
làm mát hiệu quả, dẫn đến kiệt sức vì nóng và say nắng.
Người mắc bệnh tiểu đường bị mất nước nhanh hơn
người bình thường. Không kiểm soát đường huyết tốt
trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước
tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn.
Người bị kiệt sức vì nóng, mất nước thường có các
triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,
chuột rút cơ bắp, co thắt dạ dày, da nhợt nhạt…
Để đảm bảo sức khỏe mùa nắng nóng, người mắc bệnh
tiểu đường nên lưu ý:
- Hạn chế ăn các loại hoa quả có chỉ số đường huyết cao
như nhãn, vải, mít, sầu riêng, dưa hấu…, có thể ăn các
loại táo, bơ, ổi, bưởi, đào, lê, mận, dâu tây…
- Uống đủ nước, tránh các loại nước ép, nước ngọt, đồ
uống có đường có thể gây tăng đường huyết.
- Ăn nhiều chất xơ (chất xơ có khả năng làm chậm quá
trình giải phóng đường vào máu, ngăn ngừa sự tăng vọt
của đường huyết trong cơ thể).
- Kiểm tra mắt thường xuyên: Để tránh bị các bệnh
nhiễm trùng mắt phổ biến vào mùa hè như viêm kết mạc
hoặc nhiễm trùng mắt.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết mao mạch.
- Với người bệnh sử dụng thuốc tiêm insulin cần bảo
quản tốt thuốc và tránh nắng, bởi thời tiết nắng nóng dễ
làm hỏng thuốc hay máy đo đường huyết…
G.THANH
Dùng thuốc Nam không rõ nguồn gốc,
bé trai 3 tuổi nguy kịch
BV Nhi Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận, điều trị cho
bệnh nhi (ba tuổi, ngụ Thanh Hóa) bị ngộ độc chì nặng,
nguy kịch do cha mẹ đã cho trẻ dùng thuốc Nam không rõ
nguồn gốc để chữa bệnh động kinh vào ngày 24-4.
Khai thác bệnh sử, trẻ mắc bệnh động kinh từ lúc được
sáu tháng tuổi.
Cách thời điểm nhập viện ba tháng, gia đình thấy trẻ co
giật nhiều, thay vì tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh của
các bác sĩ chuyên khoa thì gia đình tự ý mua thuốc Nam
không rõ nguồn gốc dạng viên cho trẻ uống.
Sau khi dùng thuốc, tình trạng co giật của trẻ có giảm
hơn, tuy nhiên khoảng một tháng nay trẻ xuất hiện rối
loạn hành vi, khóc buồn vô cớ, hay kêu đau đầu.
Trẻ được đưa đến BV Nhi Trung ương trong tình trạng
co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.
Kết quả từ các xét nghiệm cận lâm sàng và xét nghiệm
định lượng chì trong máu cho thấy bệnh nhi bị ngộ độc
chì rất nặng. Nồng độ chì trong máu trên 100 mg/dL
(ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 mg/dL).
Theo các bác sĩ, ngộ độc chì vô cùng nguy hiểm, đặc
biệt đối với sự phát triển của trẻ em.
Đáng lưu ý, một trong những nguyên nhân phổ biến gây
ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác là do dùng
các loại thuốc Nam không rõ nguồn gốc, với mong muốn
giúp con tăng cân và chữa một số bệnh thông thường.
TS-BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực -
Trung tâm Bệnh nhiệt đới (BV Nhi Trung ương), cho biết
chì là kim loại nặng, rất độc, gây ảnh hưởng đến tất cả cơ
quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.
Để phòng ngừa ngộ độc chì ở trẻ, BS Đào Hữu Nam
khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc
Nam và các loại thuốc không rõ nguồn gốc khi không có
chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên
rửa tay, cắt móng tay, hướng dẫn trẻ không đưa tay và
các vật dụng lên miệng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp
lý cho trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ mắc phải tình trạng ngộ độc
chì, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để
được thăm khám và điều trị kịp thời.
THANH THANH
Đời sống xã hội -
ThứSáu 26-4-2024
Cao điểm dịch tay-chân-miệng,
người lớn cũng có thể mắc bệnh
Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 186 camắc tay-chân-miệng, tăng 25 ca so với tuần trước đó.
nhân dẫn đến sự gia tăng số
camắc bệnh. Không có yếu tố
đơn độc nào giải thích, quyết
định được sự bùng phát dịch.
Tuy nhiên, cũng theo BS
Đạt, về mặt chuyên môn, các
nhà khoa học đã ghi nhận yếu
tố biến đổi khí hậu, thay đổi
thời tiết, thời điểmgiaomùa...
có thể ảnh hưởng đến sự gia
tăng, xuất hiện của các bệnh
truyền nhiễm nói chung.
Người lớn cũng
có thể mắc TCM
BSĐạt thông tin thêmbệnh
TCM thường gặp ở trẻ nhỏ,
đặc biệt trẻ dưới năm tuổi.
Tuy nhiên, người lớn cũng
có khả năng mắc bệnh.
Đáng lưu ý, bệnh TCM
thường có khả năng tiến triển
nặng ở những người có bệnh
nền, đặc biệt là các bệnh có
thể gây ra tình trạng suy giảm
miễn dịch như tiểu đường, xơ
gan, ung thư gan, bệnh nhân
đang điều trị hóa chất, xạ trị
và những người mắc bệnh
gan, phổi, thậnmạn tính khác.
Phần lớn người lớn mắc
bệnh này đều do nguồn lây
từ trẻ em.
Khi mắc bệnh, những biến
chứng nặng ở người lớn cũng
tương tự trẻ em như có thể bị
viêm phổi, viêm não, viêm
màng não, viêm cơ tim...,
thậm chí tử vong.
“Ngoài việc tử vong liên
quan trực tiếp đến các tác
nhân do virus TCM gây ra,
các bệnh nền của người bệnh
cũng trở nên khó kiểm soát
hơn” - BS Đạt nhấn mạnh.
Cũng theo BS Đạt, hiện
chưa có vaccine ngừa bệnh
TCMđược khuyến cáo, chứng
minh là có hiệu quả để sử dụng
trên lâm sàng. Tuy nhiên, gần
đây đã có một số vaccine
ngừa TCM tiềm năng được
sử dụng tại một số quốc gia.
“Mới đây nhất, TrungQuốc
đã phê duyệt vaccine đầu tiên
ngừa bệnh TCM tại nước này
nhưng hiệu quả vẫn chưa
được kiểm chứng. Vaccine
này cũng chưa được sử dụng
ở các thị trường khác, chưa
chứng minh được hiệu lực
đối với các vùng dịch khác
nhau” - BS Đạt thông tin.•
Theo ThSĐỗ Thị
Thúy Hậu, bệnh tay
chânmiệng diễn
biến lành tính và
có thể điều trị tại
nhà nhưng có một
số trường hợp bệnh
diễn tiến nhanh, biến
chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa
ngộ độc chì ở
trẻ, chamẹ tuyệt
đối không cho
trẻ dùng thuốc
Namkhông rõ
nguồn gốc.
(Ảnhminh họa)