14
Bạn đọc -
ThứNăm30-5-2024
NGUYỄNHIỀN
P
hản ánh đến
Pháp Luật
TP.HCM
, đại diện ban
quản trị (BQT) chung
cư An Lạc (quận Bình Tân,
TP.HCM) cho biết hiện tại
Công ty TNHH MTV Dịch
vụ công ích quận 6 (công ty)
là chủ sở hữu của 95 căn hộ
tại chung cư.
Tuy nhiên, gần ba năm nay
công ty không đóng phí quản
lý, phí bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc với tổng số tiền 1,4 tỉ
đồng. Việc công ty nợ khoản
tiền trên gây khó khăn trong
công tác vận hành của cả
chung cư. Những hạng mục
tại chung cư đã xuống cấp
không có kinh phí để sửa chữa.
Không có kinh phí
để bảo trì chung cư
Ông Nguyễn Ngọc Nhân,
TrưởngBQTchungcưAnLạc,
đại diện cho các cư dân sinh
sống tại đây, cho biết chung
cư An Lạc được đưa vào sử
dụng từ năm 2008 với 312
căn hộ ở hai tòa nhà. Qua
nhiều năm sử dụng, một số
hạng mục đã xuống cấp nên
nhiều lần BQT phải xuất kinh
phí ra sửa chữa.
Hiện nay, sau gần 20 năm,
kinh phí bảo trì của chung cư
không còn, việc vận hành và
sửa chữa hoàn toàn phụ thuộc
vào phí vận hành do các cư
dân nộp hằng tháng với mức
phí 5.000 đồng/m². Tuy nhiên,
mức phí này cũng chỉ đủ để
quản lý vận hành hằng tháng
và sửa chữa các hạng mục
nhỏ. BQT phải cố gắng tính
toán, cân đối mới tạm đủ cho
việc quản lý vận hành.
Ông Nhân cho biết thêm
sở dĩ chung cư thiếu kinh phí
sửa chữa các hạng mục một
phần do có 95 căn hộ trống
thuộc sở hữu của công ty đã
gần ba năm nay không đóng
phí quản lý, phí bảo hiểm
cháy nổ.
Mặc dù đây là những căn
hộ trống nhưng BQTvẫn phải
thực hiện quản lý, sửa chữa
những hạng mục như điện,
cấp thoát nước và phòng,
chống cháy nổ đối với những
căn hộ trên nhằm đảm bảo an
toàn trong quá trình vận hành
chung cư.
“Trướcnhữngkhókhănvềtài
chính để vận hành chung cư,
chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị
đến công ty và rất nhiều cơ
quan chức năng như UBND
quận 6, UBND quận Bình
Tân, Sở Xây dựng… mong
được can thiệp để công ty chi
trả phí quản lý cho chung cư.
Thế nhưng đến nay công ty
vẫn không thực hiện chi trả
phí quản lý” - ông Nhân nói.
Anh TVH, cư dân sống tại
chung cư An Lạc, chia sẻ:
“Đường nội bộ chung cư ở
đây được hình thành từ lâu
nên thấp hơn những đường
lớn bên ngoài. Chính vì thế,
mỗi khi có mưa to là đường
nội bộ ngập rất cao. Tình
trạng xe bị ngập nước, chết
máy ở đây là thường xuyên,
làm ảnh hưởng đến việc đi lại
của người dân. Chúng tôi đã
nhiều lần kiến nghị nâng cấp
con đường lên cho đỡ ngập
nhưng BQT cho biết không
đủ tài chính để thực hiện”.
Quận chỉ đạo giải quyết kiến nghị của
ban quản trị chung cư An Lạc
Mới đây, UBND quận 6 đã có công văn gửi công ty, chỉ đạo
đơn vị này phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch quận và
các đơn vị liên quan xem xét, giải quyết đơn kiến nghị của
BQT chung cư An Lạc.
Đại diện công ty cho biết công ty đã gửi công văn đến
các cơ quan chức năng liên quan xin ý kiến, hướng dẫn giải
quyết vụ việc trên.
Sắp tới, công ty sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan theo
chỉ đạo của UBND quận để tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong
việc giải quyết chi trả phí quản lý, phí bảo hiểm cháy nổ cho
BQT chung cư An Lạc.
Một công ty công ích ở TP.HCM
nợ phí quản lý chung cư cả tỉ đồng
Đại diện công ty cho
biết công ty đã gửi
công văn đến các
cơ quan chức năng
liên quan xin ý kiến,
hướng dẫn giải
quyết vụ việc trên.
Công ty TNHHMTVDịch vụ công ích quận 6 chưa thực hiện thanh toán phí quản lý vận hành
và phí bảo hiểm cháy nổ với tổng số tiền 1,4 tỉ đồng cho ban quản trị chung cư An Lạc.
Một cư dân sống tại chung
cư này cũng cho biết hiện nay
chung cư có một số hạng mục
không có kinh phí để sửa chữa
như đường nội bộ trong chung
cư bị lún; hệ thống thang máy
đã xuống cấp, thường xuyên
bị rung lắc... Cư dân đã nhiều
lần phản ánh nhưng BQT
không có kinh phí để bảo trì,
sửa chữa đạt yêu cầu.
Đang chờ bố trí
kinh phí
Trao đổi với PV, đại diện
công ty cho biết về chi phí
quản lý các căn hộ chung cư
từ năm 2021 trở về trước,
quận đã tạm ứng kinh phí
để thanh toán chi phí quản
lý cho các căn hộ.
Tuy nhiên, từ năm 2022
thực hiện theo mô hình mới,
quận điều hành như đơn vị
dự toán cấp 1, do đó chỉ thực
hiện những nội dung theo
nhiệmvụ chi của quận. Chính
vì thế, quận không đủ cơ sở
chi phí quản lý các căn hộ
trống và phí bảo hiểm cháy
nổ ở chung cưAn Lạc. Phòng
Tài chính - Kế hoạch quận 6
cũng đề xuất với SởTài chính
xem xét bố trí phí quản lý các
căn hộ trống và phí bảo hiểm
cháy nổ đối với các căn hộ ở
chung cưAn Lạc. Tuy nhiên,
từ năm 2022 đến nay chưa có
kết quả phản hồi.
Đại diện công ty thông tin:
Từ tháng 6-2021 đến tháng
12-2023, phí vận hành chưa
được thanh toán là hơn 1,2 tỉ
đồng và phí bảo hiểm cháy
nổ bắt buộc trong ba năm là
gần 7 triệu đồng.
Công ty chỉ là đơn vị đại
diện được giao quản lý, giữ
hộ căn hộ chung cư tái định
cư. UBND quận 6 chấp thuận
cho công ty được đứng tên
trên giấy chứng nhận đối với
95 căn hộ này để công ty ký
hợp đồng chuyển nhượng căn
hộ theo quyết định bố trí tái
định cư.•
Nhiềuwebsitemạodanh tuyển laođộng
sangÚc, Canada làmviệc
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho
biết thời gian qua vẫn còn tình trạng một
số cá nhân, tổ chức mạo danh các doanh
nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch
vụ tuyển dụng người lao động đi làm việc
ở nước ngoài để lừa đảo.
Hình thức là tuyển dụng người lao động
đi làm việc ở nước ngoài tại các thị trường
mới như Úc, Canada và một số thị trường
có thu nhập cao thông qua các trang
mạng xã hội hoặc các website mạo danh.
Từ đó, Cục Quản lý lao động ngoài
nước khuyến cáo: “Người lao động có
nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần tìm
hiểu kỹ các thông tin liên quan về doanh
nghiệp. Chỉ liên hệ với doanh nghiệp được
cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
số điện thoại, website chính thức được
đăng tải trên giấy phép hoạt động dịch vụ
của doanh nghiệp và cổng thông tin điện tử
của Cục Quản lý lao động ngoài nước”.
Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã có văn
bản gửi UBND các tỉnh, TP về việc phối
hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa
đảo đưa người lao động đi làm việc tại Úc.
Tháng 3-2024, Bộ LĐ-TB&XH cùng
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc đã ký
kết ghi nhớ hỗ trợ công dân Việt Nam đi
làm việc trong ngành nông nghiệp tại Úc
theo chương trình PALM (The Pacific
Australia Labour Mobility).
Hai bên dự kiến sẽ lựa chọn đơn vị thực
hiện để đưa 1.000 lao động Việt Nam đi
làm việc trong ngành nông nghiệp tại Úc
trong năm 2024.
Tuy nhiên, thời gian này đã xuất
hiện một số tổ chức, cá nhân mạo danh
doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH và
Úc lựa chọn để tuyển chọn, thu tiền của
người lao động trái quy định pháp luật,
có nguy cơ gây mất an ninh trật tự tại
một số địa phương.
AN NHIÊN
NhiềuhạngmụctạichungcưAnLạc(quậnBìnhTân,TP.HCM)đãxuốngcấp,cầncókinhphíđểsửachữa.
Ảnh: NGUYỄNHIỀN
Vừa qua báo
Pháp Luật TP.HCM
có
nhận được đơn, thư của các bạn đọc:
Phạm Thế Nhung
(TPVũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phản ánh về
việc không được bồi thường thỏa đáng;
Nguyễn Hồng Giang
(quận 1, TP.HCM)
phản ánh về việc đất công được cấp cho
cá nhân;
Võ Long Hồng
(huyện Hóc
Môn, TP.HCM) gửi đơn kêu cứu xin tạm
hoãn thi hành bản án;
Nguyễn Trung
Hưng
(huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định)
phản ánh về việc không đồng ý với bản
án của tòa trong vụ án “tranh chấp đòi
lại tài sản là quyền sử dụng đất, yêu cầu
chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng
đất và bồi thường thiệt hại do hành vi
cản trở gây nên”;
Đặng Thị Hòa
(huyện
Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) phản ánh
về việc bị cán bộ xã vu khống, trù dập…;
Nguyễn Văn Dũng
(TP Sa Đéc, tỉnh
Đồng Tháp) phản ánh về việc bị phá hoại
tài sản;
Đặng Thị Lộc
(huyện Nhà Bè,
TP.HCM) phản ánh về việc lấn chiếm
lòng đường;
Võ Đăng Công
(TP Thủ
Đức, TP.HCM) phản ánh về việc không
đồng ý với bản án của tòa trong vụ án
“tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở”;
Trần Văn Hiếu
(huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng) phản ánh về việc
cấp chồng lấn giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất;
Trần Viết Xuân
(TP Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai) phản ánh về việc đề nghị
xem xét lại kết luận điều tra;
Ngô Thị
Mừng
(huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng)
phản ánh về hành vi cho vay lãi nặng và
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
Võ Đức Toàn
(TP Thủ Đức, TP.HCM)
phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt
tài sản;
Trần Ni
(huyện Châu Thành
A, tỉnh Hậu Giang) phản ánh về việc
không được trả lại đất.
Hộp thư