6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm30-5-2024
việc ghi âmHĐXX thì phải xin phép
chủ tọa, còn ghi âm người tiến hành
tố tụng khác (như kiểm sát viên),
người tham gia phiên tòa (bị cáo,
bị hại…), phiên họp thì phải được
sự đồng ý của họ và sự đồng ý của
chủ tọa phiên tòa, phiên họp (tức
là xin phép hai lần).
Việc quy định như vậy rõ ràng
là tạo nên rào cản khi báo chí thực
hiện tác nghiệp. Bởi nếu không cho
nhà báo ghi âm thì không đảm bảo
100% được tính đúng, sai của thông
tin được đưa lên mặt báo, cũng như
không có căn cứ chứng minh khi rủi
ro thông tin xảy ra.
Điều này không chỉ gây khó cho
báo chí mà còn có thể tạo hệ lụy
xấu về mặt thông tin khi truyền tải
tới công chúng (trường hợp đưa tin
thiếu chính xác).
Đáng chú ý, LS Tuấn nói nếu quy
định này của dự thảo được thông
qua còn dẫn đến nhiều tình huống
rắc rối sẽ phát sinh trên thực tế.
Cụ thể, trường hợp xin phép ghi
âm, ghi hình bị cáo, nếu bị cáo đồng
ý, chủ tọa không đồng ý và ngược
lại thì sao?
Đối với những đại án, những vụ
có bị cáo, bị hại, người liên quan…
nhiều (có thể lên tới cả trăm người)
và có rất nhiều cơ quan báo chí đến
tác nghiệp, nếu bị cáo cho báo A
ghi âm, chụp ảnh, còn không cho
báo B ghi âm, chụp ảnh thì sẽ xử
lý như thế nào?
Trong 100 bị cáo, chỉ có 50 bị
cáo đồng ý cho ghi âm thì việc cho
cơ quan báo chí ra vào để ghi âm
sẽ thế nào, kiểm soát phần ghi âm
giữa bị cáo này và bị cáo khác được
thực hiện ra sao?
“Có thể thấy việc này sẽ khiến
phiên tòa kéo dài thêm rất nhiều
thời gian” - LS Tuấn nói.
Cạnh đó, thủ tục ghi nhận sự đồng
ý cho ghi âm, ghi hình cũng chưa
được quy định, phải được thể hiện
bằng văn bản hay lời nói, ở giai đoạn
nào? Vì có thể sẽ xảy ra trường hợp
tại tòa, bị cáo cho ghi âm, ghi hình
nhưng sau này lại phủ nhận.
Thông tin cần minh bạch
Còn theo LS Nguyễn Hữu Tiếng,
Đoàn LS TP.HCM, Điều 25 Hiến
pháp 2013 quy định: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”.
Luật Báo chí 2016 quy định một
trong các quyền của nhà báo là được
hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các
phiên tòa xét xử công khai; được bố
trí khu vực riêng để tác nghiệp…
Trong khi đó, Điều 25 BLTTHS
2015 quy định tòa án xét xử công
khai, mọi người đều có quyền tham
dự phiên tòa, trừ trường hợp giữ bí
mật nhà nước, thuần phong mỹ tục
của dân tộc, bảo vệ người dưới 18
tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo
yêu cầu chính đáng của đương sự
thì tòa án có thể xét xử kín nhưng
phải tuyên án công khai.
Vì vậy, theo LS Tiếng, khi đã xét
xử công khai thì thông tin tại phiên
tòa, bao gồm hình ảnh, lời nói cũng
là công khai và báo chí có quyền và
nghĩa vụ truyền tải đến công chúng
những thông tin này. Tại phiên tòa,
việc ghi âm phải bảo đảm quyền
con người, quyền công dân; bảo
đảm hoạt động thông tin theo quy
định của pháp luật.
Việc dự thảo quy định ghi âm
HĐXX thì phải xin phép chủ tọa;
ghi âm người tiến hành tố tụng
khác, người tham gia phiên tòa,
phiên họp thì phải được sự đồng ý
của họ và sự đồng ý của chủ tọa là
không trái với các quy định pháp
luật hiện hành khác.
Tuy nhiên, quy định này là hẹp hơn
sovới quyđịnhcủa cácbộ luật tố tụng.
Đồng nghĩa là quyền và phạm vi tác
nghiệp của nhà báo cũng sẽ bị ảnh
hưởng vì không được khai thác thông
tin một cách tối đa đến công chúng.
Thực tế tác nghiệp của nhà báo
tại các phiên tòa xét xử các vụ đại
án hoặc những vụ án có số lượng
người tham dự nhiều gần đây (phiên
YẾNCHÂU
T
heo nghị trình của kỳ họp thứ
bảy, Quốc hội khóa XV sẽ bấm
nút thông qua Luật Tổ chức
TAND (sửa đổi) vào sáng 24-6 tới,
sau khi cho ý kiến tại hội trường
vào ngay 28-5.
Một trong những nội dung được
các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi
nổi là quy định về việc ghi âm, ghi
hình tại tòa.
Cơ bản các đại biểu đều thống nhất
việc quy định chặt chẽ về hoạt động
ghi âm, ghi hình tại phiên tòa là điều
cần thiết. Tuy nhiên, một số đại biểu
cũng nhận định rằng đối với báo chí
thì quy định này cần cởi mở hơn.
PV, nha bao là những người được
đào tạo bài bản, có chuyên môn,
lại bị ràng buộc bởi công việc nên
việc thông tin chắc chắn sẽ có sự
chuyên nghiệp và tính khách quan
hơn. Nhà báo, PV khi tác nghiệp,
sử dụng file ghi âm, ghi hình thì cơ
quan báo chí chịu trách nhiệm…
Nhiều tình huống
phát sinh
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
luật sư (LS) Lê Doãn Tuấn, Đoàn
LS TP.HCM, cho răng dự thảo Luật
Tổ chức TAND (sửa đổi) quy định
Các PV tác nghiệp ởmột phiên tòa hình sự tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Nhàbáophải
xinphépđểghi
âm, ghi h nh:
Quá phiền
phức và rắc r i
Việc xin phép để được ghi âm, ghi hình
không chỉ gây khó khăn cho báo chí mà
còn làmph t sinh nhiều vấn đề, kéo dài
thời gian phiên xử.
tòa hình sự) thì chủ tọa phiên tòa
thường chỉ cho nhà báo vào phòng
xử chụp ảnh, ghi hình trong khoảng
10-15 phút đầu giờ.
Sau đó, nhà báo sẽ được bố trí
khu vực tác nghiệp riêng để theo dõi
diễn biến phiên tòa qua màn hình
tivi. Việc ghi âm, ghi hình qua màn
hình tivi vẫn được thực hiện bình
thường. Với cách làm đó, rất nhiều
phiên tòa xét xử các vụ đại án đã
được thông tin chính xác, đầy đủ.
Từ đây, LS Tiếng cho rằng không
nên quy định như dự thảo mà nên
giữ nguyên như quy định của các
bộ luật tố tụng hiện hành.
Đồng thời, nếu nhà báo, các cơ
quan báo chí sử dụng bản ghi âm,
ghi hình phiên tòa sai mục đích
thì cơ quan chức năng, mọi người
hoàn toàn có thể yêu cầu xử lý nhà
báo, cơ quan báo chí theo quy định.
Quyền, nghĩa vụ của nhà báo đã
được quy định rất rõ trong Luật Báo
chí và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan.•
Theo LS Tiếng, khi đã
xét xử công khai thì thông
tin tại phiên tòa, bao gồm
hình ảnh, lời nói cũng là
công khai và báo chí có
quyền, nghĩa vụ truyền
tải đến công chúng
những thông tin này.
Hoãnphiên tòaphúc thẩmvụbán conởTràVinhđể triệu tậpngười chồng
Chiều 29-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa
phúc thẩm xét xử vụ án bán con ở Trà Vinh.
Phiên tòa phúc thẩm được mở do bị cáo Thạch Thị Kim
Nhung (người dân tộc Khmer, ngụ huyện Châu Thành, Trà
Vinh) có đơn kháng cáo kêu oan. Bị cáo Nhung bị toa an
cấp sơ thẩm tuyên phạt 10 năm tù về tội mua bán người
dưới 16 tuổi.
Bi cao Nhung co hai luât sư bao chưa. Tại tòa, luật sư cho
rằng vụ án này, ngoài bị cáo Nhung còn có bị cáo Nguyên Vu
Hoang Tuấn (cha của bị hại, chồng không hôn thú của bị cáo
Nhung) không khang cao. Tuy nhiên, phiên tòa chiều 29-5
không có Tuấn thì các lời khai không được khách quan. Từ
đó, luật sư đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập Tuấn.
Đại diện VKS cung đề nghị HĐXX chấp nhận đề nghị
hoãn phiên tòa của luật sư.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để triệu
tập Tuấn nhằm làm rõ vụ án. Phiên tòa sẽ được mở lại sau
môt tháng. Theo hồ sơ vụ án, Tuấn và Nhung có bốn con,
trong đó con gái út tên TN. Sau khi bé TN được 50 ngày
tuổi, Nhung và Tuấn bàn bạc, thống nhất tìm gia đình
hiếm muộn có nhu cầu nhận nuôi trẻ để cho bé TN làm
con nuôi thông qua hội nhóm trên Facebook.
Sau đó, Nhung và Tuấn trao đổi thông tin với Nguyễn
Hữu Dương, hai bên thống nhất số tiền Dương phải trả là
18 triệu đồng.
Ngày 4-12-2022, bên đưa tiền, bên trao con trên taxi
do Dương thuê. Sau đó, Dương yêu cầu tài xế chở Dương
cùng bé TN đi TP.HCM.
Tài xế nghi ngờ Dương mua bán trẻ em nên đã âm thầm
báo công an. Khi xe đến địa phận tỉnh Bến Tre thì lực
lượng Công an tỉnh Trà Vinh yêu cầu tài xế dừng xe và bắt
quả tang Dương.
Ngày 15-1 vừa qua, TAND tỉnh Trà Vinh đã xét xử sơ
thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Vũ Hoàng Tuấn 13
năm tù, Thạch Thị Kim Nhung 10 năm tù, cùng về tội
mua bán người dưới 16 tuổi.
Toa sơ thâm nhận định mặc dù hai bị cáo khai tìm
người hiếm muộn để cho bé TN làm con nuôi nhưng thực
tế lại không tìm hiểu về lý lịch của Dương, không hỏi
Dương là người trực tiếp nhận nuôi con nuôi hay nhận rồi
tiếp tục chuyển giao cho người khác. Qua trinh giao bị hại
cho Dương cũng không làm thủ tục nhận con nuôi vì mục
đích nhân đạo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc chuyển giao bé TN cho Dương để nhận
18 triệu đồng không thuộc trường hợp vì mục đích nhân
đạo, có đủ căn cứ xác định hành vi của hai bị cáo đã cấu
thành tội mua bán người dưới 16 tuổi.
TRẦN LINH
Phiêntòaphảihoãnđểtriệutậpchacủabịhai.Anh:TRẦNLINH