8
Đô thị -
ThứNăm30-5-2024
GiámđốcSởXâydựngBìnhThuận thông tinvề vụsạt lở bùn cát ởMũiNé
Ông Phan Dương Cường, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh
Bình Thuận, vừa cung cấp thông tin tình hình khắc phục
bùn cát sạt lở ở Mũi Né tại cuộc họp giao ban báo chí tháng
5-2024.
Theo ông Cường, sau khi xảy ra sự cố sạt lở bùn cát tại dự
án Sentosa Villa (phường Mũi Né) vào rạng sáng 21-5, gây
ách tắc giao thông và chôn lấp tài sản của người dân, tỉnh Bình
Thuận đã yêu cầu chủ đầu tư phải khẩn trương khắc phục hậu
quả và có phương án không để xảy ra vụ việc tương tự.
Tuy nhiên, theo ông Cường, sáng 28-5, đoàn kiểm tra của
Sở Xây dựng đến kiểm tra thì chủ đầu tư vẫn chưa khắc
phục xong và tiếp tục gia hạn thêm một ngày nữa. Tại dự án
có hai khu vực đồi cao, nguy cơ tiếp tục sạt lở rất lớn.
Ông Cường cho biết lỗi là do chủ đầu tư nên họ phải khắc
phục nhưng không thể lấy bao đất để chắn và điều chỉnh
dòng chảy, khi trời mưa sẽ cuốn hết tất cả xuống. Nếu sạt
lở thì hậu quả nặng nề, do đó phải thay đổi vật liệu. “Chúng
tôi cũng đang cho kiểm tra lại tính pháp lý của dự án để tiếp
tục thông tin đến báo chí” - ông Cường nói.
Theo ông Lê Văn Chơn, Phó Chủ tịch UBND TP Phan
Thiết, ngày 19 và 20-5, trên địa bàn hai phường Hàm Tiến
và Mũi Né có mưa to đến rất to. Rạng sáng 21-5, lượng
nước mưa từ trên đồi cao (khu vực dự án Sentosa Villa)
chảy mạnh đã kéo theo bùn cát tràn xuống tuyến đường
Huỳnh Thúc Kháng, ảnh hưởng đến giao thông, phương
tiện, tài sản... của nhân dân.
Tại vị trí cát tràn trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng,
phường Mũi Né (đoạn từ quán ăn Viễn Phương đến nhà
hàng Đại Dương Xanh), lượng bùn cát từ trên đồi dự án
Sentosa Villa tràn xuống đường, gây ngập cát trên bề mặt
đường. Lớp bùn cát lấp khoảng 1-2 m, chiều dài hai đoạn
khoảng 200 m.
Theo hồ sơ, khu vực nói trên được UBND tỉnh Bình
Thuận chấp thuận cho Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn thực
hiện dự án đầu tư trồng rừng, trồng cây lâu năm kết hợp du
lịch sinh thái với diện tích 16,6 ha vào năm 2006.
Đến năm 2009, công ty này kiến nghị xin chuyển đổi toàn
bộ diện tích đất dự án trồng rừng sang đầu tư xây dựng biệt
thự, villa và được UBND tỉnh chấp thuận. Theo đó, tỉnh đồng
ý chủ trương đầu tư xây dựng kinh doanh khu chung cư cao
tầng, khách sạn 3 sao, biệt thự bán và cho thuê, công viên
biển, cầu vượt và các công trình dịch vụ thương mại khác.
Tại thời điểm chấp thuận đầu tư dự án Sentosa Villa, khu
đất trên chưa được quy hoạch là đất ở đô thị. Năm 2014,
công ty này chưa lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng
đất từ đất nông nghiệp trồng cây lâu năm sang đất sản xuất,
kinh doanh dịch vụ và đất ở đô thị, chưa được cấp giấy
phép xây dựng các hạng mục công trình. Tuy nhiên, Công
ty TNHH Đầu tư Sài Gòn đã thi công, san lấp toàn bộ mặt
bằng, đầu tư xây dựng hoàn thành các hạng mục kết cấu hạ
tầng trên toàn bộ mặt bằng diện tích đất của dự án.
Đáng nói là gần hai năm sau, các ngành chức năng ở Bình
Thuận mới phát hiện hành vi tự chuyển mục đích, làm thay
đổi toàn bộ hiện trạng đất trồng cây lâu năm. Do đã quá thời
hạn quy định xử phạt nên tỉnh này đã không lập biên bản xử
phạt vi phạm hành chính.
PHƯƠNG NAM
Chuẩn bị phương án cấp nước ổn định
cho Cần Giờ
Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ, SAWACO đang lập Đề án Phát triển hệ
thống cấp nước huyện Cần Giờ giai đoạn 2025-2030, đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong vận hành sản xuất và phục
vụ khách hàng, hiện đại hóa hệ thống cấp nước.
Như vậy, xí nghiệp và SAWACOđang chuẩn bị đầy đủ các phương án cấp
nước ổn định trong tương lai khi khu đô thị lấn biển Cần Giờ, cảng trung
chuyển quốc tế Cần Giờ hoàn thành…
ĐÀOTRANG
X
í nghiệp Cấp nước Cần Giờ,
thuộc Tổng Công ty Cấp nước
Sài Gòn (SAWACO) đang tiến
hành lắp đặt đồng hồ nước, mang
nước sạch từ mạng lưới cấp nước
của SAWACO đến từng hộ dân
ở xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần
Giờ. Theo đó, hàng trăm hộ dân sẽ
có nước sạch tới tận nhà sau nhiều
năm phải dùng nước từ các sà lan.
Người dân và doanh
nghiệp phấn khởi
Cần Giờ là địa phương ở vùng
xa ngoại thành, giao thông có
phần hạn chế, dân cư thưa thớt
nên việc cung cấp nước sạch tới
từng hộ dân gặp nhiều khó khăn.
Trước năm 2011, nước sạch cung
cấp chủ yếu bằng sà lan để bơm
vào hệ thống đường ống phân
phối của tư nhân đầu tư rồi mới
đưa tới các hộ dân.
Đến năm 2011, SAWACO đưa
vào vận hành hệ thống tuyến ống
cấp nước từ huyện Nhà Bè về huyện
Cần Giờ, với chiều dài khoảng 42 km
và ba trạm bơm tăng áp, được đầu
tư bằng nguồn ngân sách TP.HCM.
Từ đó đến nay SAWACO tiếp tục
mở rộng mạng lưới cấp nước, từng
bước phủ kín với tổng chiều dài
hơn 200 km.
Nhớ lại thời điểm nguồn nước
chập chờn, bà Nguyễn Thị Dương
(ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp)
chia sẻ lâu nay người dân thường
dự trữ nước ở lu, thùng phuy để
đảm bảo đủ nước sạch. Sở dĩ người
dân phải dự trữ như vậy là do phải
phụ thuộc vào nguồn nước vệ tinh,
lúc mạnh lúc yếu.
“Nay được sử dụng nước trực tiếp
từ mạng lưới của SAWACO, chúng
tôi chủ động lượng nước mình xài và
cũng không còn lo cảnh khan hiếm
Mang nước sạch
đến từng nhà dân
ở huyện Cần Giờ
Khoảng 300 hộ dân ở xã TamThônHiệp, huyện CầnGiờ
được lắp đặt đồng hồ cấp nước sạch từmạng lưới của SAWACO.
nước sạch như trước” - bà Dương
vui mừng cho biết.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Tới
(xã Tam Thôn Hiệp) cũng bày tỏ
sự phấn khởi khi nước sạch đã về
tận nhà mình. Ông Tới nói trước
đây, gia đình ông dùng nước từ
những sà lan cung cấp nên có lúc
bị thiếu hụt, phải sử dụng hết sức
cầm chừng. Sau này mặc dù được
sử dụng nước máy nhưng áp lực
nước còn yếu, giờ cao điểm dùng
không thoải mái.
Không chỉ người dân mà các
doanh nghiệp (DN) trên địa bàn
huyện Cần Giờ cũng rất vui mừng.
Ông Nguyễn Công Trà, chủ DN
Yến sào Khánh Đan, cho biết
trước đây, sử dụng nước vệ tinh,
từ sà lan bơm lên bồn rồi đưa tới
người dân sử dụng. Sau này, sử
dụng nước trực tiếp từ mạng lưới
nước của vệ tinh thông qua đồng
hồ tổng của SAWACO.
“Việc sử dụng mạng lưới nước
từ SAWACO áp lực nước sẽ mạnh
hơn, nguồn nước ổn định hơn, đáp
ứng nhu cầu sử dụng, kinh doanh
cho DN” - ông Trà nói.
Lắp đặt đồng hồ nước
thông minh
Ông Trần Văn Túc, Giám đốc
Xí nghiệp Cấp nước Cần Giờ, cho
biết hiện nay xí nghiệp đang triển
khai lắp đặt 300 đồng hồ nước tại
xã Tam Thôn Hiệp. Khu vực này
trước đây đã được gắn đồng hồ
sử dụng nước từ các vệ tinh tư
nhân (mua sỉ nước từ SAWACO
để bán lại cho người dân). Đến
nay, người dân có nguyện vọng
được gắn đồng hồ nước trực
tiếp từ mạng lưới cấp nước của
SAWACO nên xí nghiệp đã triển
khai hoàn toàn miễn phí.
Khi khách hàng sử dụng đồng hồ
nước của SAWACO sẽ có nhiều lợi
ích như chất lượng phục vụ khách
hàng tốt hơn, đúng giá quy định,
chất lượng nước đảm bảo, an toàn,
ổn định.
Theo ông Túc, hiện nay trên
95% tổng khách hàng của xí
nghiệp (hơn 5.600 khách hàng)
đã được gắn đồng hồ nước thông
minh. Từ đó có thể thu thập số
liệu tự động, phát hiện nguy cơ
rò rỉ sau đồng hồ nước của khách
hàng, cảnh báo cho khách hàng
phát hiện và xử lý kịp thời, giảm
tối đa thiệt hại, nâng cao chất
lượng phục vụ.
Bên cạnh cung cấp nước sạch,
xí nghiệp cũng đang triển khai để
hoàn chỉnh chương trình cung cấp
nước sạch cho huyện Cần Giờ đến
năm 2025. Theo đó, từ nay đến
năm 2025, xí nghiệp tiếp tục đảm
bảo cấp nước an toàn và liên tục
cho huyện Cần Giờ. Trong đó, hệ
thống cấp nước hiện hữu đảm bảo
công suất cấp nước đến năm 2030.
Công suất cấp nước hệ thống hiện
hữu là 39.000 m
3
/ngày đêm nhưng
nhu cầu dùng nước hiện nay khoảng
18.000 m
3
/ngày đêm.
SAWACO đang thực hiện các dự
án để xây dựng thêm các đoạn ống
băng số Soài Rạp và Tắc Sông Chà.
Đồng thời, xây dựng thêm các bể
chứa tại các trạm bơm tăng áp để
mở rộng công suất và thực hiện dự
phòng một phần trong kế hoạch cấp
nước an toàn.•
Người dân vui mừng khi mạng lưới cấp nước của SAWACO tới từng hộ dân ở xã TamThônHiệp, huyện CầnGiờ. Ảnh: ĐT
Vịtríconđườnggiaothôngcủadựánbịxétoạc,bùncátsạtlở
xuốngđường.Ảnh:PN
SAWACO tiếp tục mở
rộngmạng lưới cấp nước,
từng bước phủ kín với tổng
chiều dài hơn 200 km.