5
anh Đức òa khóc vì xót của.
Trước mắt người nông dân
cùng khổ là cảnh sầu riêng bị
cắt rụng, nằm la liệt dưới đất.
Theo anh Đức, tổng cộng
có 54 cây sầu riêng với hơn
1.600 trái trong vườn của
anh bị cắt, thiệt hại ước tính
khoảng 500 triệu đồng.
Ngoài những hình thức
như cắt trái, xịt thuốc phá
hoại sầu riêng nêu trên, tại
Đắk Lắk từng xảy ra một số
vụ việc kẻ gian cưa gốc, đẽo
vỏ cây sầu riêng khiến chủ
vườn kiệt quệ về kinh tế.
Đang tập trung
điều tra
Theo Trung tá Kiều Mạnh
Hùng, Trưởng Công an huyện
Krông Pắk (Đắk Lắk), hiện
đơn vị đã lấy mẫu, gửi giám
định để phục vụ điều tra làm
rõ việc vườn sầu riêng của
người dân trên địa bàn bị
rụng trái, có dấu hiệu bị xịt
thuốc diệt cỏ.
Trung tá Hùng nói thêm
ngoài việc tập trung làm
rõ vụ việc, Công an huyện
Krông Pắk đã xây dựng kế
hoạch, thành lập tổ tuần tra,
chốt chặn, tuyên truyền người
dân nâng cao cảnh giác, có
phương pháp bảo vệ tài sản.
Đồng thời, Công an huyện
Krông Pắk giao công an các
xã chủ động phối hợp với
chính quyền địa phương,
thành lập các tổ bảo vệ tại
thôn, buôn, huy động người
dân cùng tham gia để đẩy
mạnh tuần tra, bảo vệ mùa
màng, nông sản.
Còn ôngNguyễnVănKhôi,
Chủ tịch UBND xã Ea Hu
(huyện Cư Kuin), cho biết
hành vi phá hoại tài sản là
hành vi rất đáng lên án, gây
thiệt hại nặng nề đối với
nông dân.
Theo ông Khôi, thời gian
qua địa phương đã thành lập
nhiều tổ, đội tuần tra, bảo vệ
các sản phẩm nông nghiệp
trên địa bàn. Ngoài nhiệm
vụ tuần tra, các tổ, đội bảo
vệ nông sản còn tăng cường
tuyên truyền, khuyến cáo bà
con thường xuyên có mặt tại
nương rẫy để theo dõi, quản
lý vườn cây.
“Xã chúng tôi cũng cho
lắp 64 cụm camera an ninh
để công an theo dõi, nắm bắt
tình hình an ninh trên địa
bàn” - ông Khôi nói.
Liên quan vụ việc phá hoại
vườn sầu riêng xảy ra trên
địa bàn, một lãnh đạo Công
an huyện Cư Kuin cho biết
đơn vị đang tập trung thu
thập các tài liệu, chứng cứ
để phục vụ điều tra.•
bà trình báo cơ quan công an.
Theo bà Lợi, vườn sầu riêng
của bà có 28 cây đã cho thu
hoạch. Qua kiểm đếm, bà
phát hiện có 27 cây bị cháy
lá, cháy trái, nghi do kẻ gian
phun thuốc cỏ cháy.
Bà Lợi nhẩm tính vụ việc
trên gây thiệt hại khoảng
300 triệu đồng đối với gia
đình bà.
“Vợ chồng tôi vay mượn,
đắp bên này bù bên kia mới
trồng được vườn sầu riêng.
Chúng tôi tất bật cả năm, chỉ
trông vào nguồn thu chính là
sầu riêng. Nay kẻ gian phá
hoại hết, chúng tôi trắng
tay” - bà Lợi nói.
Cũng ngày 21-5, anhLương
Văn Đức (42 tuổi, ngụ thôn
8, xã Ea Hu, huyện Cư Kuin)
nhậnđượcđiện thoại củangười
thân báo tin vườn sầu riêng
của anh bị kẻ gian cắt phá.
Đến hiện trường, vợ chồng
Thời sự -
ThứNăm30-5-2024
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Luật sư PhanNgọcNhàn,TrưởngVănphòng luật sưThanh
Nhàn (Đoàn Luật sư tỉnhĐắk Lắk), cho biết hành vi hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (trong đó có cây trồng) đã
được pháp luật quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017).
Theo đó, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản của người khác, trị giá từ 2 triệu đồng trở lên có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng lời luật sư Nhàn, tùy vào thiệt hại tài sản do hành vi
gây ramàngười phạmtội sẽchịukhunghìnhphạt tươngứng.
Nếu thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500
triệu đồng thì bị phạt tù 5-10 năm. Nếu người phạm tội gây
thiệt hại tài sản trên 500 triệu đồng sẽ bị phạt tù 10-20 năm.
TIẾNTHOẠI
N
gày 29-5, dưới cơn mưa
rả rích, chị Hrô Ding
Auyn (26 tuổi, ngụ xã
Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk
Lắk) vẫn lúi húi gom nhặt
những trái sầu riêng vừa bị
kẻ gian cắt rụng dưới đất.
Nhiều thủ đoạn
triệt hạ cây
Vừa gom sầu riêng, nước
mắt người nông dân cùng
khổ vừa tuôn trào, hòa cùng
những hạt mưa lăn trên gò
má sạm màu nắng gió.
“Vợ chồng tôi đi làm thuê,
làm mướn mới gom được ít
vốn, trồng 23 cây sầu riêng
trong rẫy. Năm nay, vườn sầu
riêng cho thu bói thì kẻ gian
vào phá, cắt trụi hết hai cây
với gần 40 quả” - chị Hrô
Ding Auyn nói.
Theo tìm hiểu của
Pháp
Luật TP.HCM
, chị Hrô Ding
Auyn là trường hợp thứ ba
bị phá hoại sầu riêng trong
tháng 5 tại tỉnh Đắk Lắk.
Trước đó, tại huyện Cư
Kuin và huyện Krông Pắk
của tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra
hai vụ phá hoại sầu riêng quy
mô lớn, gây thiệt hại nặng về
kinh tế cho chủ vườn.
Cụ thể, ngày 21-5, bà
Phạm Thị Lợi (56 tuổi, ngụ
xã Hòa Tiến, huyện Krông
Pắk) ra thăm vườn sầu riêng
của mình thì phát hiện nhiều
trái sầu riêng rụng bất thường
dưới đất.
Bà Lợi cũng ngửi thấy mùi
thuốc cỏ cháy bốc lên nồng
nặc, nhận thấy trái sầu riêng
có dấu hiệu bị xịt thuốc nên
Ngoài những hình
thức cắt trái, xịt
thuốc phá hoại sầu
riêng, ở địa phương
từng xảy ra một số
vụ việc kẻ gian cưa
gốc, đẽo vỏ cây sầu
riêng.
Vườn sầu riêng của chị HrôDingAuyn bị kẻ gian phá hoại. Ảnh: TIẾNTHOẠI
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, tối 28-5, mạng
xã hội lan truyền thông tin về việc một cô gái gọi đồ ăn tại
nhà hàng của một khách sạn 5 sao nhưng sau đó không trả
tiền.
Theo anh S (quản lý nhà hàng), sự việc xảy ra tại nhà
hàng của một khách sạn 5 sao thuộc phường Cống Vị,
quận Ba Đình, TP Hà Nội. Một cô gái vào nhà hàng, yêu
cầu lấy thực đơn và gọi các món cao cấp gồm bò Wagyu
A5, tôm hùm nguyên con, rượu vang Đức, hoa quả…
Tổng số tiền cần thanh toán là hơn 11 triệu đồng.
“Khi mới vào, cô ấy ăn mặc sang trọng, nói chuyện lịch
sự” - anh S chia sẻ.
Khi nhà hàng chuẩn bị đóng cửa theo quy định, nhân
viên của nhà hàng in hóa đơn tính tiền thì cô gái trên “tỏ
ra ngây ngô và không mang bất kỳ giấy tờ cá nhân nào”.
Quản lý nhà hàng đã tới nói chuyện với vị khách trên,
đồng thời liên hệ công an can thiệp. Tuy nhiên, cô gái này
không hợp tác, liên tục tỏ ra không bình thường, nằm ra
ghế sô pha. Sau đó, cô gái này rời đi mà không trả tiền.
Cuối bài đăng, quản lý nhà hàng mong người thân của
cô gái trên hỗ trợ liên hệ nhà hàng để thanh toán bởi số
tiền trên là không nhỏ.
Xác nhận sự việc trên, đại diện Công an phường Cống
Vị, quận Ba Đình cho biết sau khi công an tới can thiệp,
có sự chứng kiến của những người liên quan, xác định cô
gái trên có “tâm lý không bình thường”.
Công an cũng cho hay cô gái trên thường xuyên đi ăn
không trả tiền.
Về sự việc lần này, phía nhà hàng không yêu cầu xử lý
vụ việc và cô gái này đã rời đi sau đó.
Trao đổi với PV, ThS - luật sư (LS) Phùng Văn Hiệu,
Đoàn LS tỉnh Bình Dương, cho biết vụ việc này không
phải là trường hợp cá biệt.
Thông thường các chủ nhà hàng, quán ăn sẽ có tâm lý
“nổi nóng” với thực khách sử dụng dịch vụ ăn uống mà
không trả tiền hoặc trả thiếu. Điều này dễ dẫn đến cách
hành xử đi quá giới hạn của pháp luật như giữ người trái
pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích…
Khi đó, chủ nhà hàng, quán ăn không những không
nhận được tiền mà còn đối diện với các trách nhiệm pháp
lý về hành chính, thậm chí là bị xử lý hình sự và thực tế là
đã có những sự vụ đáng tiếc như vậy.
Theo ThS-LS Hiệu, dẫu biết rằng lỗi xuất phát từ phía
thực khách nhưng gặp phải các trường hợp trên, cách tốt
nhất mà chủ nhà hàng, quán ăn nên làm để tránh “tiền mất
tật mang” đó là lập biên bản ghi nhận sự việc, có người
chứng kiến và báo công an.
“Giữ CCCD hay các giấy tờ tùy thân khác cũng là cách
một số nhà hàng làm nhưng theo tôi, đây không phải là
phương án tối ưu và việc một tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ
tùy thân của người khác có thể đối diện với những rủi ro.
Pháp luật có quy định cấm về việc giữ giấy tờ tùy thân” -
ThS-LS Hiệu cho biết.
Theo ThS-LS Phùng Văn Hiệu, lập biên bản ghi nhận
sự việc, có người chứng kiến và sau đó báo công an vẫn là
cách giải quyết phù hợp, đúng luật nhất trong trường hợp
này.
MINH CHUNG
Công an vào cuộc vụ kẻ xấu
phá hoại nhiều vườn sầu riêng
ỞĐắk Lắk, thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ phá hoại sầu riêng khiến nhiều nông dân trắng tay,
kiệt quệ về kinh tế.
Vụcôgái “tỏvẻngây thơ” tại nhàhàng5sao:Nhàhànghànhxửsao chođúng luật?
Nhiều trái sầu riêng non của vườn anh Lương VănĐức bị cắt phá.
Ảnh: CN