115-2024 - page 12

12
2 phương án rút BHXH 1 lần
trongdự thảo Luật BHXHđã tối ưu
PHÚPHONG
T
ại phiên thảo luận về dự
thảoLuậtBHXH(sửađổi)
ngày 27-5, Bộ trưởng Bộ
LĐ-TB&XHĐàoNgọcDung
khẳng định BHXHViệt Nam
là cơ quan thuộc Chính phủ
được giao tổ chức, thực hiện
chính sách BHXH, BHYT.
Chính sách BHXH một
lần là vấn đề phức tạp
Mặc dù chính sách BHXH
ở Việt Nam còn non trẻ, mới
29 năm, trong khi ở các quốc
gia trên thế giới, chính sách
này đã được triển khai vài trăm
năm nhưng Việt Nam đã có
8/9 loại hình BHXH, cơ bản
phát triển tốt và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Về chính sách BHXH một
lần,Bộ trưởngĐàoNgọcDung
nhấnmạnh đây là vấn đề nhạy
cảm nhất trong dự thảo Luật
BHXH (sửa đổi) và cũng là
vấn đề phức tạp nhất.
Trên cơ sở Nghị quyết 28
của Trung ương về cải cách
chínhsáchBHXH, trongđóđặt
ra mục tiêu đảm bảo an sinh
xã hội lâu dài của đất nước để
khi người già nghỉ hưu đều có
lương, BHYT, cùng với đó,
luật cũng phải quan tâm đến
đời sống thực tế của người lao
động (NLĐ) vì nguyện vọng
của một bộ phận này là muốn
rút BHXH một lần.
Theo đó, qua nhiều lần tham
vấn các tổ chức quốc tế, tổ
chức các hội thảo, hội nghị,
Chính phủ đưa ra hai phương
án rút BHXH một lần. Đến
ngày 25-5 vừa qua, Chính
phủ tiếp tục cho ý kiến về nội
dung này và thấy không có
phương án nào khác ngoài hai
phương án nêu trong dự luật.
Phương án 1, NLĐ có thời
gian đóng BHXH trước ngày
luật này có hiệu lực thi hành
(dựkiếnngày1-7-2025), sau12
tháng không tham gia BHXH
bắt buộc, tự nguyện và thời
gian đóng BHXH chưa đủ
20 năm thì được rút BHXH
một lần. Sau thời gian luật có
hiệu lực thi hành, NLĐ không
được rút BHXHmột lần nữa.
Phương án 2, sau 12 tháng
NLĐ không tham gia BHXH
bắt buộc, tự nguyện và có thời
gian đóng BHXH chưa đủ 20
năm thì được rút BHXH một
lầnnhưngkhôngquá50%tổng
thời gian đã đóng vàoQuỹ hưu
trí và tử tuất. Thời gian còn
lại được bảo lưu để NLĐ tiếp
tục tham gia khi có điều kiện
và hưởng các chế độ BHXH.
Thông tin thêm, Bộ trưởng
Đào Ngọc Dung cho biết qua
nghiên cứu các ý kiến đề xuất,
cũng tính toán đến tích hợp
hai phương án như một số
đại biểu phân tích. Theo đó,
người đang đóngBHXHđược
rút BHXH một lần tiếp như
phương án 1; người đóng sau
này thì sẽ theo phương án 2.
Tuy nhiên, sau khi xemxét,
các chuyên gia đánh giá thấy
rằng nếu tích hợp thì nhược
điểm nhiều hơn là ưu điểm.
Chính vì vậy, Chính phủ tiếp
tục trình Quốc hội đề nghị
cho lựa chọn một trong hai
phương án Chính phủ trình.
Hơn nữa, từ kỳ họp thứ
sáu đến nay, cơ quan thẩm
tra và cơ quan soạn thảo đã
lấy ý kiến tác động rộng rãi.
Trong đó, qua báo cáo của
năm địa phương có tỉ lệ rút
BHXHmột lần cao, phần lớn
ý kiến chọn phương án 1, rất
ít người đề xuất phương án 2.
Bộ trưởng cũng tán thành
với ý kiến đại biểu cho rằng
cùng với việc có chính sách
hạn chế cho rút BHXH một
lần, cần có nhiều giải pháp hỗ
trợ NLĐ trong thời gian mất
việc làmđể ổn định cuộc sống.
Tăng chế độ là
đúng đắn nhưng
phải cân đối thu chi
Liên quan đến các đề xuất
tăng cường chính sách cho các
đối tượng thai sản, ốm đau…,
ông Đào Ngọc Dung đánh giá
“rất phù hợp, xác đáng, đúng
với thực tế, đúng với nhu cầu
và cần phải ghi nhận”.
“Tuy nhiên, ngay trong quá
trình soạn thảo dự thảo luật,
chúng ta đã đưa rất nhiều
chính sách tân tiến hơn, nhiều
chính sách tốt hơn so với Luật
BHXHnăm2014.Nếu tiếp tục
tăng quỹ ốm đau và thai sản
thì ngân sách hiện nay chưa
thể đảm bảo. Do vậy, trước
mắt cần đảm bảo hài hòa giữa
chính sách, quyền lợi với khả
năng cân đối của quỹ, giữa
khả năng chi và thu…” - ông
Đào Ngọc Dung nói.
Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã không
ngừng nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành liên
quan và cấp ủy, chính quyền các cấp thực
hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệmvụđược giao. Nhờ
đó, diện bao phủ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất
nghiệp tiếp tục tăng.
Tính đến hết năm 2023, với 39,25% lực
lượng lao động trong độ tuổi thamgia BHXH
có gần 31,6% lực lượng lao động trong độ
tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đặc
biệt, diện bao phủ BHYT tiếp tục phát triển
bền vững, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân
với 93,35% dân số được chăm sóc sức khỏe
bởi chính sách BHYT.
“Qua báo cáo của
năm địa phương có
tỉ lệ rút BHXHmột
lần cao, phần lớn ý
kiến chọn phương
án 1, rất ít người đề
xuất phương án 2.”
Đời sống xã hội -
ThứNăm30-5-2024
Vềvấnđềmởrộngđối tượng
tham gia BHXH bắt buộc, Bộ
trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho
biết Nghị quyết 28 nêu rõ phấn
đấu tiến tới BHXH toàn dân,
đa tầng. Nghị quyết 42 của
Ban Chấp hành Trung ương
cũng nêu đến năm 2030 đạt
độ bao phủ BHXH là 60%.
Do đó, việc mở rộng BHXH
là tất yếu.
“Vì vậy, những đối tượng
nào đã rõ, đã đủ điều kiện thì
cần quy định ngay trong luật
này. Đối với đối tượng là hộ
kinh doanh cá thể, qua lấy ý
kiến cho thấy thamgia BHXH
bắt buộc là phù hợp…” - ông
Đào Ngọc Dung cho hay.•
Bộ trưởng
Đào Ngọc
Dung khẳng
định cơ quan
soạn thảo
đã nghiên
cứu nhiều
phương án
nhận BHXH
một lần
nhưng không
có phương
án nào khác
ngoài hai
phương án
nêu trong dự
luật.
Tiêu điểm
Giaiđoạn2016-2021,cảnước
có hơn 4 triệu người đề nghị
hưởng BHXH một lần, bình
quânmỗi nămcó gần 700.000
người rút BHXH một lần. Chỉ
trong tháng2-2024, cả nước có
70.000người rút BHXHmột lần.
Phiênthảoluậnvềdựluậtcósựthamgialắngnghecủalãnhđạo
BHXHViệtNam.Ảnh:P.PHONG
Gần3 tỉ đồngbồi thườngbảohiểmchonạnnhânvụ cháy ởHàNội
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QL, GSBH),
Bộ Tài chính cho biết tính đến ngày 28-5, có 31/31
doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ và 19/19
DN bảo hiểm nhân thọ đã có báo cáo gửi Bộ Tài
chính về tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm
trong vụ cháy khiến 14 người chết ở TP Hà Nội ngày
24-5 vừa qua.
Theo đó, đã có bốn DN bảo hiểm báo cáo có khách
hàng tham gia bảo hiểm bị thiệt hại về người (sáu
trường hợp tử vong) trong vụ cháy nêu trên với số tiền
chi trả bảo hiểm ước tính là 2,72 tỉ đồng.
Cụ thể, hai công ty bảo hiểm nhân thọ có khách
hàng là nạn nhân trong vụ cháy. Trong đó, Công ty
Bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam có hai trường
hợp khách hàng tử vong với số tiền chi trả bảo hiểm
cho mỗi khách hàng là 1 tỉ đồng.
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Sun Life cũng đã rà soát
danh sách khách hàng và đang hoàn tất thủ tục bồi
thường cho một khách hàng tử vong trong vụ cháy,
ước tính số tiền chi trả là 500 triệu đồng.
DN bảo hiểm phi nhân thọ có ba trường hợp khách
hàng tử vong với số tiền chi trả bảo hiểm ước tính là
220 triệu đồng. Trong đó, Công ty Bảo hiểm PVI có
một trường hợp khách hàng tử vong, ước tính số tiền
chi trả là 20 triệu đồng.
Công ty Bảo hiểm PJICO có hai trường hợp khách
hàng tử vong, ước tính số tiền chi trả là 200 triệu đồng
(trong đó có một trường hợp là sinh viên với mức
trách nhiệm là 20 triệu đồng, một trường hợp với mức
trách nhiệm là 180 triệu đồng).
Hiện nay, Công ty Bảo hiểm PJICO đang hoàn tất thủ
tục và trao đổi với gia đình nạn nhân để hẹn thời gian
chi trả trực tiếp cho đại diện gia đình.
Cục QL, GSBH cho biết thêm các DN bảo hiểm
khác vẫn tiếp tục chủ động rà soát thông tin khách
hàng và sẽ thực hiện ngay các thủ tục giải quyết bồi
thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm (nếu có).
Trước đó, ngay sau khi có thông tin xảy ra vụ cháy,
sáng 24-5, Cục QL, GSBH đã có công văn số gửi Hiệp
hội Bảo hiểm Việt Nam và DN bảo hiểm yêu cầu báo
cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm trong
vụ cháy khiến 14 người chết xảy ra tại phố Trung
Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Cục QL, GSBH đề nghị các DN bảo hiểm chủ động
phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
để xác định thiệt hại về người, tài sản của các tổ chức, cá
nhân tham gia bảo hiểm; thực hiện ngay việc tạm ứng,
bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp
thời, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm,
người thụ hưởng theo thỏa thuận hợp đồng.
MINH TRÚC
Bộ trưởngBộLĐ-TB&XHĐàoNgọcDung làmrõmột sốnội dung
đại biểuQuốchội nêuý kiến, đặcbiệt làvấnđềnhậnBHXHmột lần.
Ảnh: PHẠMTHẮNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook