10
kinh tế, thị trường bất động
sản đang khó khăn về dòng
tiền, thanh khoản.
“Nên chia lẻ thành các gói
thầu nhỏ để đấu giá hoặc
từng căn cho người dân dễ
dàng mua được. Trước hết,
TP cần chọn nhà thầu, có gói
thầu nâng cấp phần sở hữu
chung (thang máy, máy bơm
nước, máy phát điện, công
viên…). Đồng thời đấu giá
toàn bộ khối đế cho các chủ
đầu tư có năng lực, bởi chỉ
khi vận hành khối dịch vụ
tốt thì người dân mới chịu
mua nhà tại đây để ở” - ông
Châu góp ý.
TheoSởXâydựngTP.HCM,
toàn TP còn 11.042 căn hộ
và nền đất với 8.938 căn
hộ và 2.104 nền đất được
tạo lập bằng ngân sách nhà
nước, hiện để trống. Trong
đó, TP đã có chủ trương đấu
giá 4.969 căn hộ và nền
đất (gồm 4.927 căn hộ và
42 nền đất), chủ yếu thuộc
khu đô thị mới Thủ Thiêm
với 3.790 căn hộ và tại xã
Vĩnh Lộc B, huyện Bình
Chánh gần 1.000 căn hộ.•
Bất động sản -
ThứNăm30-5-2024
TP.HCM: Có nên đấu giá tiếp
3.790căntáiđịnhcưbỏtrống?
QUANGHUY
T
P.HCM đang có chủ
trương và lên kế hoạch
chuẩn bị tổ chức đấu
giá 3.790 căn hộ tái định
cư (TĐC) tại khu đô thị mới
Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.
Liên quan đến việc giải bài
toán thừa hàng ngàn căn
hộ TĐC này, nhiều chuyên
gia cho rằng TP.HCM nên
chuyển đổi thành nhà ở xã
hội (NƠXH) dù còn vướng
mắc về quy định.
Lo ngại đấu giá sẽ
không có kết quả
Sau gần 10 nămhoàn thành,
3.790 căn hộ TĐC tại khu
đô thị mới Thủ Thiêm đang
bỏ trống và nhiều khu vực
trong các tòa nhà đã có dấu
hiệu xuống cấp. Mới đây, Sở
TN&MT TP.HCM hoàn tất
các thủ tục để đấu giá hàng
ngàn căn hộ TĐC này trong
năm 2024.
Theo đó, đây là lần đấu giá
thứ tư sau ba lần đấu giá thất
bại trước đó. Lo ngại việc
tiếp tục đấu giá sẽ không
có kết quả, nhiều chuyên
gia cho rằng TP.HCM nên
tính toán đề xuất chuyển
số căn hộ TĐC trên thành
NƠXH hoặc cho thuê để
tránh lãng phí tài sản, đồng
thời khai thác hiệu quả hơn
quỹ nhà này.
Theo chuyên gia bất động
sản Nguyễn Hoàng, vấn đề
này mới đây cũng được các
đại biểu Quốc hội nêu ra trên
diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp
thứ bảy, Quốc hội khóa XV.
Tại đây, Bộ trưởng Bộ Tài
chính Hồ Đức Phớc cũng
cho biết các bộ, ngành đang
nghiên cứu chuyển đổi nhà
TĐC không sử dụng thành
NƠXH.
Theo ông Nguyễn Hoàng,
số lượng căn hộ TĐC đưa
ra một lần cho nhà đầu tư
đấu giá như vậy là quá lớn,
không có nhiều doanh nghiệp
có nguồn lực tài chính đủ để
tham gia. Chưa kể sau khi
doanh nghiệp
trúng đấu giá
thì bài toán
đầu ra của các
căn hộ này
cũngkhôngdễ
dàng. “Theo
tôi, TP.HCM
cần mở góc
nhìn, có giải
p h á p m ớ i
vì Quốc hội
đangbànchính
sách cho phép
chuyển đổi nhà TĐC thành
NƠXH” - ông Hoàng góp ý.
Đồng tình với ông Hoàng,
TSHuỳnhPhướcNghĩa,Giám
đốc Trung tâm Kinh tế, Luật
và Quản lý thuộc Trường ĐH
Kinh tế TP.HCM, lo ngại
ngoài lý do số lượng căn
hộ quá lớn thì còn nguyên
nhân khu này để quá lâu,
công trình đã xuống cấp nên
cần nhiều kinh phí để sửa.
Ngoài ra, nếu chuyển sang
nhà ở thương mại thì chủ
đầu tư phải đóng thêm tiền
sử dụng đất nên họ không
mặn mà.
TS Nghĩa
cho rằng trước
hết, TP cần
nhìn vào tính
mục đích của
việc đấu giá.
Nếu để lâu
hơn nữa, dự
án xuống cấp,
giá trị tài sản
trênđất không
còn vì chỉ còn
mỗi giá trị
đất. TP.HCM cần tận dụng
Nghị quyết 98 của Quốc
hội để có những cơ chế đặc
thù chuyển đổi từ nhà TĐC
thành NƠXH. Khi đó, TP sẽ
xin ý kiến để thủ tục, chính
sách chuyển đổi cho hợp lý,
những vướng mắc về tiền
sử dụng đất đều có thể có
cách giải quyết nếu quyết
tâm làm.
Khai thác cho thuê
hoặc chia lẻ
gói thầu đấu giá
TS Huỳnh Phước Nghĩa
cho rằng ngoài cách chuyển
Gần 3.800 căn hộ tái định cư bỏ trống gần 10 nămtại khu đô thị mới Thủ Thiêm(TP ThủĐức).
Ảnh: HOÀNGGIANG
đổi sang NƠXH thì vị trí của
dự án này có thể nói là trung
tâm của TP Thủ Đức, trung
tâm mới của TP.HCM nên
có nhiều tiềm năng để khai
thác, sử dụng, thu ngân sách
về cho Nhà nước.
Theo đó, TP cũng có thể
tính phương án đề xuất
chuyển đổi dự án này thành
bệnh viện hoặc khai thác
cho thuê bởi nhu cầu thuê
nhà tại TP.HCM luôn rất
cao. Do vậy, TP.HCM cần
xem xét nhiều giải pháp để
tránh lãng phí đầu tư và để
việc chuyển đổi đảm bảo
tiêu chuẩn.
Bên cạnh việc khơi thông
khó khăn về pháp lý, TP
cần phải có phương án cải
tạo, hoàn thiện các căn hộ
TĐC đã bỏ trống lâu ngày
đang bị xuống cấp. Đồng
thời hoàn thiện đồng bộ về
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội của dự án thì mới có
thể thu hút doanh nghiệp
tham gia.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản
TP.HCM (HoREA), cho biết
hiệp hội đã có nhiều kiến
nghị gửi TP.HCM nhiều năm
trước. Với bối cảnh hiện nay,
ông Châu cho rằng nếu tiếp
tục đấu giá như trước đây
thì sẽ khó thành công, do
Với bối cảnh hiện
nay, ông Lê Hoàng
Châu cho rằng nếu
tiếp tục đấu giá như
trước đây thì sẽ khó
thành công, do kinh
tế, thị trường bất
động sản đang khó
khăn về dòng tiền,
thanh khoản.
Đấu giá “đất vàng” Thủ Thiêm
sẽ khả quan hơn
Trong năm 2024, TP.HCM sẽ tổ chức bán đấu giá ba lô
“đất vàng”tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ kết quả đấu giá
ba lô đất này, TP sẽ triển khai đấu giá tiếp 16 lô đất còn lại.
Nhiều ý kiến cho rằng rút kinh nghiệm từ đợt đấu giá năm
2021, khi đó các doanh nghiệp thắng đấu giá ởmức giá cao
gấp 7-8 lần giá thị trường đều lần lượt bỏ tiền đặt cọc thì
TP.HCM cần chặt chẽ hơn trong thủ tục về phương án đấu
giá, sàng lọc doanh nghiệp, phương án đóng tiền đặt cọc,
xác định giá khởi điểm…
Tuy nhiên, theo tôi, kinh nghiệm trên cũng sẽ là yếu tố
tạo cơ sở cho đấu giá lần này khả quan hơn vì các nhà đầu
tư trong nước, nước ngoài nhìn vào bài học của lần đấu giá
trước và cân nhắc kỹ khi tham gia đấu giá.
Hơn nữa, khu đô thị mới Thủ Thiêm đã có nhiều hạ tầng,
dự án hoàn thiện kết nối với trung tâm quận 1 của TP.HCM
nên nhà đầu tư sẽ càng nhận ra giá trị của những lô “đất
vàng” này mang lại trong tương lai.
TS
HUỲNH PHƯỚC NGHĨA
,
chuyên gia kinh tế
Các chuyên gia lo ngại lần đấu giá
thứ tư khó thành, khi hàng ngàn
căn hộ tái định cư tại TP.HCM
bỏ trống nhiều nămđã có dấu hiệu
xuống cấp.
Ngày 29-5, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi Ban
quản lý dự án giao thông tỉnh cho biết Công ty CP Tổng
công ty đầu tư xây dựng 194 đề xuất tham gia đấu thầu
nhà đầu tư dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, theo
hình thức hợp đồng BOT.
UBND tỉnh chuyển Ban quản lý dự án giao thông tỉnh
xem xét nội dung đề xuất của Công ty CP Tổng công ty
đầu tư xây dựng 194 và hướng dẫn công ty này thực hiện
thủ tục theo quy định.
Trước đó, ngày 23-5, Công ty CP Tổng công ty đầu tư
xây dựng 194 có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng, đề
nghị địa phương này tạo điều kiện hỗ trợ để tham gia đấu
thầu nhà đầu tư dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.
Công ty này giới thiệu có thế mạnh xây dựng các công
trình giao thông đường bộ, đường cao tốc, các công trình
dân dụng và công nghiệp, các công trình hạ tầng đô thị...
Đặc biệt là đầu tư các dự án công trình giao thông theo
hình thức BOT như: Dự án BOT cao tốc Cam Lâm - Vĩnh
Hảo thuộc cao tốc Bắc - Nam; BOT Quốc lộ 1K thuộc địa
phận TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai; BOT Quốc lộ 1
đoạn Km1488 - Km1525 thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa.
Công ty CP Tổng công ty đầu tư xây dựng 194 đề nghị
UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho được tiếp cận nhận
các thông tin, hồ sơ và được tham gia đấu thầu nhà đầu tư
dự án nêu trên. Qua đó, góp phần nhỏ vào công cuộc hiện
đại hóa công trình giao thông của tỉnh nhằm phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương cũng như an ninh, quốc
phòng của khu vực.
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có chiều dài 73,64 km,
quy mô bốn làn xe và hai làn dừng khẩn cấp liên tục, vận
tốc cho phép là 100 km/giờ. Cùng với cao tốc Tân Phú
- Bảo Lộc, đoạn cao tốc này được đầu tư theo hình thức
BOT. Được biết trước đây Công ty CP Tập đoàn Phương
Trang và liên danh nhà đầu tư nghiên cứu, cũng đề xuất về
triển khai thực hiện dự án cao tốc này.
VÕ TÙNG
Thêm nhà đầu tư muốn làm cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương giúp du khách thuận lợi hơn
khi về TPĐà Lạt thamquan, nghỉ dưỡng. Ảnh: VT