123-2024 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy8-6-2024
Lâm Đồng báo cáo Thủ tướng về tuyến đường tránh “đắp chiếu” gần 4 năm
Ngày 7-6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn
Ngọc Phúc đã ký kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét
tiếp tục đầu tư hoàn thiện tuyến đường tránh phía nam TP
Bảo Lộc để hạn chế các công trình, hạng mục bị xuống cấp,
hư hỏng, gây lãng phí.
Tuyến đường tránh phía nam TP Bảo Lộc là hạng mục
được bổ sung sử dụng từ nguồn vốn còn dư của dự án khôi
phục, cải tạo Quốc lộ 20 qua tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng
Nai theo hình thức BT. Dự án được Bộ GTVT phê duyệt
vào năm 2016, chiều dài là 15,6 km, tổng mức đầu tư là hơn
800 tỉ đồng.
Tháng 8-2017, Công ty CP BT20 - Cửu Long (chủ đầu
tư) cùng nhiều nhà thầu thi công và tỉnh Lâm Đồng tổ
chức khởi công dự án và kỳ vọng hoàn thành, đưa vào sử
dụng trong năm 2019.
Thời điểm khởi công, người dân địa phương rất vui mừng
và đặt nhiều kỳ vọng dự án sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng
đúng tiến độ trong năm 2019. Tuy nhiên, đến nay tuyến
đường này vẫn lem nhem, nhếch nhác.
Tuy nhiên, năm 2020, khi đang thi công dở dang thì dự
án này phải dừng thi công để bổ sung nguồn vốn theo chỉ
đạo của Bộ GTVT. Việc dừng thi công này khiến tuyến
tránh dở dang, ảnh hưởng đến việc lưu thông, an toàn
giao thông của người dân trong khu vực. Đã có các vụ tai
nạn thương tâm xảy ra trên tuyến đường này. Trong đó,
năm 2023, một vụ tai nạn khiến hai ông cháu tử vong trên
cầu Nau Sri - tuyến đường tránh TP Bảo Lộc. Một phần
nguyên nhân vụ tai nạn là từ việc không có hộ lan bảo vệ
khiến xe lao xuống vực sâu.
VÕ TÙNG
Quận 1 đã thu hồi, hủy bỏ 1.424 thông báo
thu hồi đất
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ôngVũ NguyễnQuangVinh, Phó Chủ tịch
UBND quận 1, cho biết năm 2000, TP có chủ trương chỉnh trang khu Mả
Lạng và giao cho Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn làm chủ đầu tư. Tuy nhiên,
sau đó công ty này đã không thể thực hiện. Đến năm2007, TP giao choTập
đoàn Bitexco đầu tư để biến khu vực này thànhmột khu phức hợp hiện đại
nhưng dự án này cũng không thực hiện được sau nhiều năm.
Tháng 3-2023, Ban cán sự Đảng UBNDTP.HCMđã có kết luận về việc thu
hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (quận
1). Theo đó, quận 1 đã thu hồi, hủy bỏ 1.424 thông báo thu hồi đất đối với
các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Lý do là không có cơ sở xem xét việc nhà
đầu tư đề nghị tiếp tục thực hiện dự án.
Ban Bồi thường giải phóngmặt bằng quận 1, UBND phường Nguyễn Cư
Trinh đã giao quyết định thu hồi, hủy bỏ thông báo thu hồi đất cho các hộ
gia đình, cá nhân, tổ chức có liên quan. Theo đó, người sử dụng đất tại đây
sẽ được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng
đất theo quy định của pháp luật.
KIÊNCƯỜNG-NGUYỄNCHÂU
Đ
ồ án Điều chỉnh Quy hoạch
chungTP.HCMđến năm2040,
tầm nhìn đến năm 2060 mà
UBND TP.HCM vừa trình HĐND
TP đánh giá quận 1 là khu vực được
cho là hấp dẫn nhất của TP.HCM.
Tuy nhiên, khu vực này hiện chưa
phát huy hết tiềm năng của khu đô
thị truyền thống. Trong đó có khu
vực nằm ở vị trí đắc địa, đã có chủ
trương đầu tư thành khu đô thị hiện
đại, có cả nhà đầu tư nhưng vẫn
lận đận rồi nằm im sau nhiều năm
khởi động.
Nhà siêu nhỏ, hẻm siêu chật
Có thể kể đến đầu tiên là khu vực
Cống Quỳnh - Mả Lạng. Đây là khu
nằm gần trung tâm nhưng chất lượng
đô thị thấp nhất. Theo ghi nhận của
Pháp Luật TP.HCM
, nằm lọt thỏm
giữa không gian sầm uất của quận
1, khu Mả Lạng hiện nay có hàng
trăm hộ dân sống trong cảnh chật
chội, chen chúc. Đa số nhà có diện
tích chỉ trên dưới 10 m
2
mà có đến
3-4 người ở.
Tại một hẻm nhỏ trên đường
Nguyễn Trãi chỉ đủ một xe máy lọt
qua. Nhiều nhà nhỏ, cũ kỹ, xuống
cấp nhưng rất đông người ở, chật
đến mức nhiều gia đình phải kê bếp
trước cửa để nấu ăn.
Anh Nguyễn Hữu Toàn, một người
dân sống trong hẻm này, cho biết anh
đã sống cùng bốn thành viên trong
căn nhà tầm 15 m
2
nhiều năm. Phần
lớn nhà ở đây có diện tích 15-20
m
2
, nhiều nhà có diện tích nhỏ hơn
10 m
2
nhưng gia đình có rất đông
nhân khẩu.
Người dân ở đây chủ yếu là lao
động chân tay, hoàn cảnh khó khăn
nên cả nhà mấy thế hệ “nhồi nhét”
cùng nhau trong căn nhà bé xíu, phải
cơi nới đủ đường mới có thể thở nổi.
Nhà siêu nhỏ, hẻm cũng siêu nhỏ,
nỗi lo về cháy nổ vẫn thường trực
nhưng không còn lựa chọn nào khác
nên người dân ở đây phải chấp nhận.
“Địa phương cũng có hướng dẫn
người dân về PCCC, mà hẻm nhỏ
xíu thì đường nào mà chạy khi có
cháy. Nhà san sát, dân đông, nghe
mấy vụ cháy liên tục tụi tui cũng
sợ lắm, mà nghèo quá tiền đâu mua
nhà chỗ khác để ở” - anh Toàn nói.
Cũng sống tại hẻm này, bà Phước
(60 tuổi, đã sống ở đây mấy chục
năm) cho biết nhiều lần địa phương
cũng có quyết định thu hồi đất. Sau
đó thông báo không thu hồi nữa,
người dân ở đây không biết sao để
tính toán, có đi hay ở.
“Khổ thì ở riết cũng quen nhưng
cũng phải rõ ràng cho dân biết là tương
lai chúng tôi sẽ như thế nào. Lúc thì
thế này lúc thì thế khác, chúng tôi
không biết sao để tính” - bà Phước
bộc bạch.
Những khu đô thị
“vàng” nằm chờ thời
ở trung tâm TP.HCM
KhuCốngQuỳnh -Mả Lạng (quận 1), khuBànCờ (quận 3), khu
người Hoa (quận 5), khuC30 (quận 10)…đang là những nơi đắc
địa, có thể phát triển thành những khu vực đặc biệt trong tương lai.
Những khu vực có giá trị
đặc biệt cao
Ngoài khu Mả Lạng thì một khu
vực cũng được xem là có cơ hội phát
triển vượt bậc, là nét chấm phá cho
quận 3, đó là khu vực quanh phố
chợ Bàn Cờ. Khu vực này giới hạn
bởi các đường Điện Biên Phủ, Cao
Thắng, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý
Thái Tổ. Với khu vực này, đồ án quy
hoạch đánh giá có giá trị đặc biệt cao.
Theo đồ án quy hoạch, đây là khu
vực cũng có cấu trúc chia ô bàn cờ kết
nối tốt với xung quanh, tỉ lệ thương
mại dịch vụ trong khu vực khá cao,
chiếm khoảng 60%. Hệ thống đường
giao thông được chia nhỏ đến từng
dãy công trình. Hệ thống đường hẻm
có mặt cắt nhỏ (5-7 m), không có vỉa
hè, tốc độ giao thông nhỏ.
“Vì vậy, toàn bộ không gian giao
thông trong khu vực được coi nhưmột
hệ thống không gian công cộng, có
dịch vụ hai bên sẽ tạo thành khu phố
chợ rất sầm uất” - đồ án nêu. Trong
các báo cáo trước đó của đồ án thì
khu Bàn Cờ thậm chí còn được xem
là khu phố Bùi Viện 2 của TP.HCM
nếu được tổ chức và phát triển tốt.
Ngoài các khu vực này, một
địa điểm không gian nổi tiếng mà
TP.HCM có thể khai thác là khu
“Chinatown - phố người Hoa” ở
quận 5. Bản chất của quận 5 là một
vùng chợ lớn, khu vực Chợ Lớn từ
lịch sử là một trung tâm thương mại
dịch vụ cấp vùng, dạng phố chợ,
đồng thời là một khu tập trung đông
người gốc Trung Quốc.
“Đây là một khu Chinatown rất lâu
đời, là điểm kết nối các thương nhân
Trung Quốc về mọi lĩnh vực. Từ kết
nối làm ăn, kinh doanh, dòng hàng
hóa và điểm đến của du lịch tiếng
Trung” - đồ án cho biết.
Hiện nay, khu vực này cũng là
nơi tập trung nhiều cơ sở dịch vụ
hạ tầng xã hội lớn cấp TP và vùng
như bệnh viện, trường đại học nằm
dọc theo các tuyến giao thông chính
như Hồng Bàng, Nguyễn Chí Thanh.
Ngoài ra còn có các cơ sở kho tàng,
công nghiệp với quỹ đất khá lớn…
Đồ án nhận định đây là một cực động
lực về kinh tế của TP.
“Quận 5 có tiềm năng trở thành
một điểm đến du lịch tầm cỡ quốc
tế, dưới dạng một Chinatown còn
khá đậm bản sắc và sinh động. Đây
là đầu mối giao thương và giao diện
quốc tế với toàn bộ cộng đồng ảnh
hưởng văn hóa Hán ở châu Á. Vì
vậy, cần lấy đặc điểm này làm định
hướng chủ đạo” - đồ án đề xuất.
Bên cạnh đó, đồ án cũng đề xuất
nên khai thác phù hợp quỹ đất của
tổng đài radar ở quận 6 (khu vực sát
vòng xoay Phú Lâm với diện tích
khoảng 5 ha). Hay khu C30 (quận
10) là khu vực nằm trong trung tâm
lịch sử, tuy nhiên hiện nay khu vực
này chưa được khai thác với chức
năng đô thị. Hiện trạng còn mang
nhiều tính chất của khu đô thị tái phát
triển từ đất hạ tầng, đất công nghiệp.
Với hạ tầng sẵn có là Trung tâm
bưu chính liên tỉnh khu vực 2 và quỹ
đất có khả năng tái phát triển, khu
C30 có tiềmnăng trở thànhmột trung
tâmviệc làm, dịch vụ, nghiên cứu đổi
mới sáng tạo, kết hợp với Trường ĐH
Bách khoa ngay bên cạnh.•
Một hẻmnhỏ trong khuMả Lạng (quận 1). Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Ngoài khu Mả Lạng thì
một khu vực cũng được
xem là có cơ hội phát triển
vượt bậc, là nét chấm phá
cho quận 3, đó là khu vực
quanh phố chợ Bàn Cờ.
Lựclượngchứcnăngkhámnghiệmhiệntrườngvụtainạnxảyra
tạituyếnđườngtránh.Ảnh:VT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook