9
Cảng cạn đầu tiên ở Bình Dương
được làm thủ tục xuất nhập khẩu
Cảng cạn Thạnh Phước (TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)
vừa ra mắt điểm làm thủ tục hải quan. Hiện tại, đây là cảng
cạn đầu tiên và duy nhất tại tỉnh Bình Dương có chức năng
giải quyết thủ tục hải quan.
Theo lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, cuối năm
2023, cảng Thạnh Phước đã được Bộ GTVT công bố là cảng
cạn. Đến tháng 3-2024, Bộ Tài chính đã có quyết định công
nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn Thạnh Phước.
Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn Thạnh Phước
đi vào hoạt động sẽ giúp các doanh nghiệp làm thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa thuận tiện, nhanh
chóng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Bước đầu, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng tổng hợp Bình
Dương đã giải quyết thủ tục hải quan hàng nhập khẩu tại cảng
cạn Thạnh Phước cho 13 doanh nghiệp, tương ứng 24 tờ khai,
đạt kim ngạch 926.875 USD và thu 2,23 tỉ đồng tiền thuế.
Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Dương, cho biết điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn Thạnh
Phước đi vào hoạt động sẽ mang lại những lợi ích thiết thực
cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bước đổi
mới này sẽ giúp cho hoạt động kiểm tra hàng hóa trên địa bàn
tỉnh được nhanh chóng, chính xác và tiện lợi. Góp phần tiết
kiệm thời gian, nhân lực và chi phí cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, các tuyến đường dẫn vào cảng cạn Thạnh
Phước đang còn nhỏ, hẹp. Lãnh đạo UBND tỉnh Bình
Dương cùng các ngành đang tính toán để sớm nâng cấp, mở
rộng các tuyến đường này, phục vụ tốt nhất cho các doanh
nghiệp khi vận chuyển hàng hóa đến cảng.
Được thành lập từ năm 2007, cảng cạn Thạnh Phước là
cảng thủy nội địa nằm cạnh sông Đồng Nai. Cảng được quy
hoạch với tổng diện tích 53 ha, bao gồm 16 cầu cảng với
tổng chiều dài cầu cảng lên đến 1 km. Cảng có khả năng
tiếp nhận phương tiện thủy có tải trọng đến 3.000 tấn.
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng cạn Thạnh Phước
nằm trên hành lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước -
TP.HCM. Cảng có kết nối với đường tỉnh 747A, Quốc lộ 13
và đường thủy nội địa sông Đồng Nai.
Theo đó, cảng có năng lực khai thác tới năm 2030 đạt
100.000-170.000 TEU/năm và nằm gần vị trí kết nối với
14 khu công nghiệp, khu công nghiệp lớn ở Tân Uyên, Bắc
Tân Uyên như VSIP 2A, VSIP3, Đất Cuốc.
Bên cạnh đó, cảng cạn Thạnh Phước còn kết nối với
một số cảng quan trọng như cảng tổng hợp Bình Dương,
cảng Hiệp Phước, cảng Cát Lái (TP.HCM), cụm cảng
Cái Mép - Thị Vải và các cảng tại các tỉnh vùng ĐBSCL
và các tỉnh phía Bắc.
LÊ ÁNH
Vận hành thử metro số 1
Bến Thành - Suối Tiên vào tháng 10
Ngày 7-6, Ban quản lý đường sắt đô thị cho biết hiện nay
tuyến metro số 1 đang thực hiện công tác đào tạo, chuyển
giao công nghệ cho kỹ thuật viên lái tàu tuyến metro số 1
(Bến Thành - Suối Tiên).
Theo đó, hiện nay các kỹ thuật viên lái tàu tuyến metro số
1 đã bắt đầu quá trình đào tạo trên thiết bị mô phỏng đoàn
tàu tại depot Long Bình, TP Thủ Đức. Quá trình này dự
kiến kéo dài đến hết ngày 19-7-2024.
Sau khi hoàn tất quá trình đào tạo trên thiết bị mô phỏng,
các kỹ thuật viên lái tàu sẽ được đào tạo thực hành trên các
đoàn tàu tuyến metro số 1 trước khi bắt đầu giai đoạn vận
hành thử vào tháng 10-2024.
Theo lộ trình, đến hết tháng 7-2024 việc thử nghiệm của
toàn dự án mới hoàn thành, tháng 8 và tháng 9-2024 thực
hiện công tác đào tạo. Từ tháng 10 đến tháng 11-2024 tiến
hành vận hành khai thác thử. Đầu tháng 12-2024, các đơn
vị có liên quan sẽ bàn giao cho phía Việt Nam để nghiệm
thu, thẩm định cấp chứng nhận an toàn hệ thống theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
ĐÀO TRANG
Lãnh đạo tỉnh BìnhDương công bố điểm làmthủ tục hải quan tại
cảng cạn Thạnh Phước. Ảnh: LA
phải lắp đặt hệ thống thông tin giám
sát công suất từ xa.
Cạnh đó phải kết nối thông tin với
đơn vị điều độ điện lực tại khu vực
để phối hợp giám sát, đảm bảo vận
hành an toàn hệ thống điện quốc
gia. Đề xuất trước đó là công suất
đạt 500 kWp.
Không được sử dụng các
thiết bị đã qua sử dụng
Đáng chú ý, lần này Bộ Công
Thương cũng bổ sung một số nguyên
tắc trong phát triển điện mặt trời mái
nhà tự sản, tự tiêu. Đầu tiên là phải
đảm bảo công khai, minh bạch, bình
đẳng với các đối tượng được quy
định tại nghị định này.
Nguyên tắc tiếp theo là các cá
nhân, tổ chức phải lựa chọn thiết bị
tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao,
phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn
áp dụng và đặc biệt là “không sử
dụng các thiết bị đã qua sử dụng”.
Các chính sách khuyến khích phát
triển điện mặt trời mái nhà tự sản,
tự tiêu chỉ có một số thay đổi nhỏ.
Theo đó, người dân vẫn được miễn
trừ giấy phép hoạt động điện lực,
không phải thực hiện điều chỉnh, bổ
sung đất năng lượng và công năng,
được giải quyết hồ sơ theo cơ chế
một cửa liên thông. Tổ chức, cá nhân
phát triển điện mặt trời mái nhà được
chứng nhận theo quy định của pháp
luật việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Cơ quan soạn thảo đã bỏ đề xuất
ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện
phát triển điện mặt trời mái nhà lắp
đặt tại các trụ sở cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của
các cơ quan, đơn vị được xác định
là tài sản công.
Về hoạt động đăng ký, cả hai loại
hình phát triển nối lưới và không nối
lưới đềuphải báocáoSởCôngThương
địa phương. Sở Công Thương sẽ cấp
giấy chứng nhận đăng ký dựa trên
các tiêu chí. Đơn cử như công suất
còn được phát triển tại địa phương,
thứ tự thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng
ký đúng, ý kiến đồng thuận cho phát
triển dự án của các cơ quan liên quan
(như xây dựng, PCCC, môi trường,
điện lực).
Tập đoànĐiện lựcViệt Nam(EVN)
cũng được quy định rõ trách nhiệm
trong dự thảo lần này. Theo đó, EVN
thực hiện các yêu cầu của cơ quan
quản lý nhà nước tại địa phương
trong việc tổng hợp, thống kê, kiểm
soát tình hình phát triển điện mặt trời
mái nhà tự sản, tự tiêu theo kế hoạch
ANHIỀN
T
rong dự thảo Nghị định quy định
về cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển điện mặt trời
mái nhà tự sản, tự tiêu mới nhất mà
Bộ Công Thương gửi Bộ Tư pháp,
các quy định cho loại hình điện mặt
trời mái nhà có nhiều điểm mới so
với các bản dự thảo trước đó.
Bỏ cụm từ “giá O đồng”
Trong bản dự thảo mới, Bộ Công
Thương vẫn bảo lưu quan điểm phát
triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự
tiêu để tự sử dụng và không mua bán
dưới mọi hình thức. Nếu không đấu
nối với hệ thống điện quốc gia thì
vẫn “ưu tiên phát triển không giới
hạn công suất”. Nếu có đấu nối với
hệ thống điện quốc gia thì quy định
trong dự thảo mới có thay đổi một
số chi tiết.
Cụ thể, ở các bản dự thảo cũ đều
quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân
được quyền phát hoặc không phát sản
lượng điện dư (nếu có) vào hệ thống
điện quốc gia. Trường hợp lựa chọn
phát sản lượng điện dư vào hệ thống
điện thì đơn vị điện lực ghi nhận sản
lượng điện với giá 0 đồng và không
được thanh toán. Trong bản dự thảo
lần này, Bộ Công Thương đã bỏ cụm
từ “ghi nhận sản lượng điện với giá
0 đồng và không được thanh toán”.
Một điểm mới khác cũng được
Bộ Công Thương đưa vào lần này
đó là quy định điện mặt trời mái nhà
tự sản, tự tiêu có công suất đạt trên
1 MW và lựa chọn phát sản lượng
điện dư vào hệ thống điện quốc gia
Bộ Công
Thương
vẫn bảo lưu
quan điểm
phát triển
điệnmặt
trời mái
nhà tự sản,
tự tiêu để tự
sử dụng và
khôngmua
bán dưới
mọi hình
thức.
Ảnh: AH
Bộ Công Thương vẫn không cho
mua bán điện mặt trời mái nhà
Trong bản dự thảomới lần này về điệnmặt trời mái nhà, Bộ CôngThương đã bỏ cụm từ “ghi nhận sản lượng
điện với giá 0 đồng và không được thanh toán” nhưng bảo lưu quan điểm “không chomua bán”.
thực hiện quy hoạch phát triển điện
lực quốc gia đã được phê duyệt.
EVN phối hợp với cơ quan quản
lý nhà nước trong việc kiểm tra và
kiến nghị xử lý hoạt động phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
không đúng quy định pháp luật, từ
đó gây ảnh hưởng đến vận hành hệ
thống điện quốc gia. Đồng thời tổ
chức đánh giá việc các nguồn điện
mặt trời mái nhà trong trường hợp
phát sản lượng điện dư vào hệ thống
điện quốc gia để bảo đảm vận hành
an toàn hệ thống điện. •
Trong bản dự thảo mới,
Bộ Công Thương vẫn bảo
lưu quan điểm phát triển
điện mặt trời mái nhà tự
sản, tự tiêu để tự sử dụng
và không mua bán dưới
mọi hình thức.
Điều khoản
chuyển tiếp
Các tổ chức, cá nhân có dự án,
hệ thống điện mặt trời mái nhà
phát triển trước ngày 1-1-2021 và
đang thực hiện bán điện với đơn
vị điện lực, dự thảo mới quy định
“không được đăng ký phát triển
điện mặt trời mái nhà tự sản, tự
tiêu tại cùng địa điểm”. Việc này
nhằm tránh trục lợi việc đấu nối
vào hệ thống mua bán đã có sẵn.
Các dự án phát triển sau ngày 31-
12-2020 sẽphải thựchiện theocác
quy định nêu trên.