6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai10-6-2024
Bị cáo Tài tại
phiên tòa
phúc thẩm.
Ảnh:
SONGMAI
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều
tra, đề nghị truy tố 34 bị can trong vụ Vạn Thịnh Phát giai
đoạn 2 về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và
vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Cơ quan điều tra xác định bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng các bị can khác đã có
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát
hành trái phiếu khống, không có tài sản bảo đảm để lừa
bán cho các nhà đầu tư, thu về 30.869 tỉ đồng.
Trước đó, tháng 4-2024, TAND TP.HCM tuyên án sơ
thẩm giai đoạn 1 vụ án đã kiến nghị tiếp tục điều tra, truy
hồi dòng tiền nhằm xác định nghĩa vụ hoàn trả tài sản
(nếu có) đối với Nguyễn Phương Hồng (cựu phó tổng
giám đốc SCB, cựu giám đốc SCB Chi nhánh Sài Gòn),
Nguyễn Tiến Thành (cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám
đốc Công ty Chứng khoán TVSI) và Nguyễn Ngọc Dương
(tổng giám đốc Công ty SPG).
Kết luận điều tra vụ án giai đoạn 2 xác định ba cá nhân
đã chết là Nguyễn Phương Hồng, Nguyễn Tiến Thành và
Nguyễn Ngọc Dương phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản theo khoản 4 Điều 174 BLHS. Cơ quan CSĐT Bộ
Công an đã rà soát và áp dụng các biện pháp đối với tài
sản của ba cá nhân trên.
Đối với Nguyễn Phương Hồng: Đã kê biên tài sản 2,5
triệu cổ phần tại Công ty Chứng khoán TVSI. Quá trình
khám xét đã thu giữ bản chính một giấy chứng nhận đứng
tên Nguyễn Phương Hồng tại số 9 Nguyễn Khoái, quận
4, TP.HCM; ngăn chặn giao dịch số dư hơn 85 triệu đồng
trong tài khoản mở tại SCB.
Đối với Nguyễn Tiến Thành: Đã ngăn chặn giao dịch
hơn 8,7 triệu cổ phần tại Công ty Chứng khoán TVSI;
ngăn chặn giao dịch tổng số dư hơn 386 triệu đồng trong
hai tài khoản mở tại SCB.
Đối với Nguyễn Ngọc Dương: Đã ngăn chặn giao dịch
số dư hơn 9,1 tỉ đồng trong ba tài khoản mở tại SCB; ngăn
chặn giao dịch tổng số dư hơn 50,5 tỉ đồng trong các tài
khoản của con trai ông Dương mở tại SCB.
Ngoài ra, sau khi ông Dương chết, Công an quận 4,
TP.HCM đã thu giữ 216 miếng kim loại màu vàng, sáu sổ
tiết kiệm ngân hàng trị giá 132 tỉ đồng, giấy tờ liên quan
ba nhà đất tại TP.HCM và Long An cùng 100 triệu đồng
tiền mặt và một số đồ vật, tài liệu cá nhân khác.
Quá trình làm việc, người nhà của ông Dương không
đưa ra được căn cứ xác định rõ nguồn gốc các khoản tiền,
tài sản của ông Dương và có ý kiến đồng ý để cơ quan
điều tra duy trì các biện pháp đối với các tài sản nêu trên,
chuyển cho tòa án quyết định.
SONG MAI
VụánVạnThịnhPhát giai đoạn2: Phát hành trái phiếukhống lừabán30.869 tỉ đồng
Bà Trương
Mỹ Lan. Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Vụdùngảnh
“nóng” tống
tiền:Ôtôcó là
phương tiện
phạmtội?
Có nhiều quan điểmvề việc ô tô bị cáo lái
đến nơi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài
sản có được xem là công cụ, phương tiện
dùng vào việc phạm tội hay không.
MINHCHÂU
M
ới đây, TAND TP.HCM mở
phiên tòa xét xử phúc thẩm,
tuyên bác kháng cáo, y án
bảy năm sáu tháng tù đối với bị
cáo Phạm Văn Tài về tội cưỡng
đoạt tài sản.
Tài đã quay lại cảnh “nóng” với
người tình rồi sử dụng hình ảnh này
để tống tiền. Sau khi thương lượng,
Tài lái ô tô đến quán cà phê để nhận
tiền thì bị bắt quả tang. Bên cạnh
mức án, tòa còn tuyên tịch thu ô tô
của Tài để sung công quỹ nhà nước
do đây là phương tiện phạm tội.
Nhiều bạn đọc cho rằng ô tô là tài
sản hợp pháp của bị cáo và không
phải là tài sản do phạm tội mà có.
Nếu bị cáo sử dụng ô tô để thực hiện
hành vi phạm tội như vận chuyển
hàng cấm… thì mới gọi là phương
tiện phạm tội. Trong vụ này, bị cáo
dùng ảnh “nóng” để cưỡng đoạt tài
sản nên ô tô không phải là phương
tiện phạm tội.
Vậy pháp luật quy định thế nào về
việc xác định công cụ, phương tiện
Hai luồng quan điểm
Trao đổi với PV, một thẩm phán
Chỉ coi là công cụ,
phương tiện dùng vào
việc phạm tội khi người
phạm tội trực tiếp sử
dụng công cụ, phương
tiện đó để thực hiện
hành vi phạm tội (được
mô tả trong điều luật)
như xe dùng để cướp
giật tài sản, súng để gây
thương tích…
đang công tác tại TP.HCM cho biết
khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm
2015 quy định vật chứng là công cụ,
phương tiện phạm tội thì bị tịch thu,
nộp ngân sách nhà nước. Còn việc
ô tô trên có được xem là phương
tiện phạm tội hay không vẫn còn
nhiều tranh cãi và thuộc về quan
điểm của mỗi người.
Theo vị thẩm phán này, hành vi
phạm tội của bị cáo là một quá trình
kể từ khi bắt đầu, diễn ra và kết thúc.
Bị cáo đã có ý định cưỡng đoạt tiền
của bị hại nên đã gửi ảnh “nóng”
để đe dọa và sau đó lấy ô tô đi đến
điểm hẹn để nhận tiền, thậm chí khi
hành vi cưỡng đoạt hoàn thành bị
cáo có thể dùng ô tô này chạy về
(nếu không bị bắt quả tang).
Vì vậy, trong trường hợp này, ô tô
là phương tiện đi đến nơi thực hiện
hành vi phạm tội của bị cáo. Bản
án tòa tuyên là chính xác.
Cụ thể hơn, theo ThS Nguyễn
Đức Hiếu (Trường ĐHQuốc tế, ĐH
Quốc gia TP.HCM), điểm a khoản 1
Điều 47 BLHS năm 2015 quy định
công cụ, phương tiện phạm tội sẽ
được tịch thu sung vào ngân sách
nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy. Tuy
nhiên, thế nào là công cụ, phương
tiện dùng vào việc phạm tội hiện
chưa có hướng dẫn nên vẫn còn
nhiều cách vận dụng khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng chỉ
coi là công cụ, phương tiện dùng vào
việc phạm tội khi người phạm tội
trực tiếp sử dụng công cụ, phương
tiện đó để thực hiện hành vi phạm
tội (được mô tả trong điều luật) như
xe dùng để cướp giật tài sản, súng
để gây thương tích…
Quan điểm thứ hai thì cho rằng
bất cứ công cụ, phương tiện nào mà
người phạm tội sử dụng trong suốt
quá trình (có thể là trước, trong và
sau) thực hiện hành vi phạm tội
(kể cả hành vi đó không được mô
tả trong điều luật) đều phải coi là
công cụ, phương tiện dùng vào việc
phạm tội.
Ví dụ như xe mà người phạm
tội điều khiển để đi tới nơi thực
hiện hành vi đánh bạc, điện thoại
di động để tội phạm gọi điện trao
đổi về địa điểm cướp giật, ô tô để
tội phạm dùng đi mua bán trái phép
chất ma túy…
TheoThSHiếu, căn cứBLHS năm
2015 và BLTTHS năm2015 thì việc
tòa án căn cứ vào thẩm quyền của
họ để tịch thu phương tiện mà họ
đánh giá là “công cụ, phương tiện
dùng vào việc phạm tội” là không
trái luật nhưng còn chưa thống nhất.
Điều đó đặt ra trách nhiệm hướng
dẫn luật của các cơ quan có thẩm
quyền như TAND Tối cao.
Thực tiễn tố tụng
Trên thực tế, VKSND Cấp cao tại
TP.HCM từng có thông báo rút kinh
nghiệm về nội dung này. Theo nội
dung vụ án, bị cáo NTC đã thuê nhà
để tổ chức cho sáu bị cáo khác đánh
bạc ăn thua bằng tiền.
Tòa sơ thẩmđã tuyên tịch thu sung
công quỹ sáu mô tô của sáu bị cáo vì
cho rằng đây là công cụ, phương tiện
sử dụng vào việc phạm tội.
Sauphiên sơ thẩm, cácbị cáokháng
cáo xin hưởng án treo và xin lại mô
tô.Tuynhiên, tòa phúc thẩmchỉ tuyên
trả lại một mô tô.
Viện trưởng VKSND Cấp cao tại
TP.HCM đã kháng nghị giám đốc
thẩm về nội dung tịch thu sung công
quỹ đối với năm chiếc mô tô còn lại.
HộiđồnggiámđốcthẩmTANDCấp
cao tại TP.HCMđã giámđốc thẩmvà
tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm
và phúc thẩm, chấp nhận kháng nghị.
Theo thông báo rút kinh nghiệm,
khi đến địa điểm chơi bài, các bị
cáo đã gửi xe rồi vào sòng bài. Như
vậy, các bị cáo không trực tiếp sử
dụng mô tô vào việc đánh bạc, gá
bạc và việc sử dụng hay không sử
dụng mô tô không ảnh hưởng đến
hành vi phạm tội của bị cáo.
Haymới đây, trongmột thông báo
rút kinh nghiệm khác, VKSNDCấp
cao tại Đà Nẵng đã nhận định việc
không tịch thu ô tô để sung công
quỹ nhà nước là sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Cụ thể, theo hồ sơ, chiều 24-12-
2018, Trần Quốc V và Bùi Tấn L
điều khiển ô tô vận chuyển thuốc
lá điếu nhập lậu (do một người đàn
ông không rõ nhân thân thuê) thì bị
công an phát hiện.
Xử sơ thẩm, tòa xác định ô tô
trên gắn biển số giả, không xác định
được nguồn gốc nên tuyên giao xe
cho cơ quan CSĐT xử lý theo quy
định pháp luật.
Bản án sau đó được xem xét lại
theo thủ tục giám đốc thẩm, Ủy ban
Thẩm phán TAND Cấp cao tại Đà
Nẵng đã chấp nhận toàn bộ kháng
nghị theo hướng tịch thu ô tô sung
công quỹ nhà nước và tịch thu tiêu
hủy biển kiểm soát giả.
TheoVKSNDCấpcaotạiĐàNẵng,
trong vụ án này, ô tô là phương tiện
phạm tội, là vật chứng của vụ án.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47
BLHS, khoản 2 Điều 106 BLTTHS
thì phải tịch thu sung công quỹ.•