124-2024 - page 7

7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai10-6-2024
Chuyểnnhượng
“đứnghình” vì chưa
đónghơn 186 triệu
tiền sửdụngđất
Tòa cho rằng cả hai bên đều có lỗi trong việc tìmhiểu thông tin
về thửa đất bị hạn chế chuyển nhượng dẫn đến giao dịch chuyển
nhượng đất 5,5 tỉ đồng “đứng hình”.
Theo tòa, trong trường
hợp này, không có căn
cứ xác định phía bị
đơn từ chối giao kết
mà do các bên không
thỏa thuận rõ ràng dẫn
đến không ký chuyển
nhượng được.
Quy định về đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia
(sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong
một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc
được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt
cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao
kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và
một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
(Điều 328 BLDS 2015)
Trước giờ, chúng ta hay nghe xầm xì chuyện đơn vị này, doanh
nghiệp kia hay sao chép đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của
doanh nghiệp khác để bê vào dự án mà mình sắp triển khai. Nghe
thì nhiều song lần đầu “bắt tận tay, day tận cánh” có lẽ là vụ án
này ở Phú Thọ.
Theo đó, Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra vụ làm giả tài liệu
của cơ quan, tổ chức; giả mạo trong công tác, đưa hối lộ và nhận
hối lộ. Nội dung vụ án là nhiều doanh nghiệp hoạt động tư vấn về
môi trường nhưng không có máy móc, thiết bị; không có nhân lực
chuyên môn về tư vấn môi trường. Nhiều năm qua, những doanh
nghiệp này vẫn thực hiện hoạt động tư vấn, lập hàng trăm báo cáo
ĐTM cho các dự án ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Theo cơ quan điều tra, những doanh nghiệp này được sự tiếp tay,
móc nối, tạo điều kiện của các cá nhân có thẩm quyền trong các cơ
quan quản lý nhà nước như Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT),
Trung tâm Quan trắc và BVMT, Phòng Môi trường - Sở TN&MT…
Có thể nói đây là chùm vụ án hình sự đầu tiên trên toàn quốc liên
quan đến hành vi làm giả báo cáo ĐTM. Cơ quan điều tra đánh
giá rằng nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến đánh giá không
đúng đối với môi trường khi dự án đi vào hoạt động, gây suy giảm
sức khỏe, thể trạng con người, ảnh hưởng sự phát triển bền vững
của xã hội.
Ở Việt Nam, trước năm 1993, ĐTM được nhắc đến như một biện
pháp để BVMT trong một số hội thảo khoa học và các khóa đào
tạo; được thực hiện lồng ghép trong một số dự án chứ chưa được
xem xét như là một thuật ngữ pháp lý mang tính bắt buộc. ĐTM
được quy định lần đầu tiên trong Luật BVMT năm 1993, các văn
bản hướng dẫn thi hành. Qua Luật BVMT các năm 2005, 2014,
2020, chế định này dần được hoàn thiện từ đối tượng phải ĐTM,
nội dung báo cáo ĐTM, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, vai trò
của cộng đồng dân cư trong thực hiện ĐTM…
Luật BVMT năm 2020 quy định khái niệm ĐTM trên cơ sở kết
hợp giữa các luật BVMT trước, theo đó luật này quy định đối tượng
phải thực hiện ĐTM là một số dự án đầu tư có nguy cơ tác động
xấu đến môi trường và các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi
trường mức độ cao. Luật BVMT năm 2020 quy định việc sàng lọc,
đưa ra các đối tượng phải ĐTM cụ thể hơn, kiểm soát chặt chẽ
dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao,
thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến
và thân thiện với môi trường…
ĐTM là yêu cầu quan trọng trong triển khai các dự án song trong
thời gian qua, vì nhiều lý do khác nhau, người ta còn ít chú trọng
đến khâu này. Đó không chỉ là hậu quả của thói quen chủ quan mà
trong nhiều trường hợp, nó còn là sự né tránh nhằm giảm thiểu chi
phí vận hành. Đã từng có câu chuyện “sự cố môi trường” khiến bà
con nông dân đôi bờ Thị Vải phải một phen điêu đứng chỉ vì doanh
nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường - thay vì cho vận hành hệ
thống xử lý nước thải mà doanh nghiệp đã xây dựng. May mà sau
thời gian tranh đấu của người dân, doanh nghiệp đã biết hối cải,
chấp nhận bồi thường cho người dân và có phương án khắc phục
hậu quả môi trường cho dòng sông Thị Vải.
Hay như ví dụ điển hình mà báo
Pháp Luật TP.HCM
từng quyết
liệt đấu tranh cách đây không lâu để ngăn chặn dự án nhận chìm
vật chất (vốn là chất thải nạo vét từ nhà máy nhiệt điện) quanh
đảo Hòn Cau. Trước những chứng cứ sắc bén mà báo
Pháp Luật
TP.HCM
đưa ra dựa trên những cứ liệu quan trọng liên quan đến
ĐTM, cuối cùng dự án nhấn chìm vật chất này đã phải dừng lại.
Bây giờ biển Cà Ná vẫn giữ được dòng nước trong xanh, quanh
Hòn Cau cá tôm bơi lội, nhiều rạn san hô đã phục hồi và phát triển,
“nhảy” hẳn vào ven bờ của đảo ngọc Hòn Cau. Trên trang cá
nhân của mình, nhà báo Phương Nam - tác giả tuyến thông tin trên
vui mừng chia sẻ: “Ôi trời đất ơi, san hô mềm ở Hòn Cau (Bình
Thuận) “bò” lên bờ luôn. Quá tuyệt vời, tự hào Hòn Cau!”.
***
Thử tưởng tượng đến những hậu quả mà môi trường phải gánh
Làmgiảđánhgiá tác động
môi trường: Vô lương!
TS
VÕ TRUNG TÍN
,
Trưởng bộ môn Luật Đất đai -
môi trường khoa Luật thương mại Trường ĐH Luật TP.HCM
chịu nếu những ĐTM giả, kém chất lượng trong chùm vụ án mà Công
an tỉnh Phú Thọ đang điều tra không bị phát hiện. Khi đó, dự án được
phê duyệt và đi vào hoạt động mà bỏ qua những quy định nghiêm
ngặt của pháp luật về môi trường; còn chúng ta đã hoàn toàn mất đi
quyền được sống trong môi trường đảm bảo chất lượng.
Do đó, việc xử lý hình sự những doanh nghiệp bất lương, những cá
nhân được trao trọng trách BVMT nhưng lại nhắm mắt tiếp tay cho
việc bỏ qua những quy định nghiệm ngặt về môi trường là cần thiết
để bảo vệ sự phát triển bền vững và phòng ngừa những nguy hại về
môi trường đến cuộc sống của người dân nước ta nói riêng cũng như
nhân loại.
NHẪNNAM
T
AND TP Cần Thơ mới đây xét
xử phúc thẩm vụ án tranh chấp
hợp đồng đặt cọc, hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất giữa nguyên đơn là
bà N và bị đơn là bà H do có kháng
cáo của cả hai bên.
Kiện đòi tiền cọc,
bồi thường gấp đôi
Theo hồ sơ, bàNcho biết giữa năm
2019, bà ký hợp đồng đặt cọc với bà
H để đảm bảo cho việc ký hợp đồng
chuyển nhượng đất (hai thửa, một
thửa có nhà) ở quận Bình Thủy. Giá
bán nhà và đất là 5,5 tỉ đồng. Bà có
trách nhiệm giao tiền cho bà H chia
thành bốn đợt.
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, bà
đã giao tiền cho bà H nhiều đợt, tổng
cộng 2,02 tỉ đồng. Kế đó, hai bên
đến văn phòng công chứng để ký
hợp đồng chuyển nhượng đất theo
thỏa thuận.
Tuy nhiên, khi bà H xuất trình
các giấy tờ đất liên quan thì công
chứng viên từ chối việc chứng nhận
hợp đồng chuyển nhượng đất giữa
hai bên. Lý do công chứng viên từ
chối là vì trên giấy đất ghi nhận bà
H vẫn còn nợ số tiền sử dụng đất là
hơn 186 triệu đồng.
Theo đó, bà N cho rằng nguyên
nhân không ký hợp đồng chuyển
nhượng đất là do lỗi của bà H. Sau
đó, bà H đã tặng hai thửa đất trên
cho con…
Vì vậy, bà khởi kiện yêu cầu bà H
trả lại tiền cọc và bồi thường gấp đôi
số tiền cọc, tổng cộng là 6,06 tỉ đồng.
Bị đơn thừa nhận có thỏa thuận
đặt cọc, đã nhận cọc 2,02 tỉ đồng và
ngày ký chuyển nhượng không ký
được…như bà N trình bày. Theo bị
đơn, số tiền đất thổ cư bà còn nợ, hai
bên có thỏa thuận lúc chuyển nhượng
sẽ giao cho bà N đóng nhưng bà N
không đóng. Vì vậy, ngày hôm sau
bà đã đóng số tiền này.
Đóng tiền xong bà có hẹn bà N đi
ký chuyển nhượng nhưng gọi điện
thoại bà N không nghe máy… Bà
H cho rằng bà N đã tự bỏ cọc kéo
dài hơn 10 tháng, do đó bà không
đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn.
Cả hai bên đều có lỗi
không tìm hiểu kỹ
Xử sơ thẩm, TAND quận Bình
Thủy chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn về việc
buộc bị đơn trả lại tiền cọc 2,02 tỉ
đồng và chấp nhận một phần yêu
cầu phạt cọc 2,02 tỉ đồng…
Sau đó, cả hai bên đều có kháng
cáo bản án sơ thẩmcủaTANDquận
Bình Thủy.
Xử phúc thẩm, TAND TP Cần
Thơ nhận định số nợ tiền đất hơn
186 triệu đồng, nguyên đơn cho đó
là nghĩa vụ bị đơn không thông báo
cho nguyên đơn.
Còn bị đơn thì nói đã thỏa thuận
nguyên đơn đóng số tiền đó nhưng
không thể hiện bằng văn bản, trong
khi nguyên đơn không thừa nhận có
thỏa thuận này.
Theo tòa phúc thẩm, nguyên đơn
thừa nhận khi thỏa thuận nhận chuyển
nhượng đất có chụp ảnh giấy đất và
xemgiấy nhưng không rõ nội dung là
cũng có lỗi.
Nhưvậy, cả hai bên đều có lỗi trong
việc tìm hiểu thông tin về thửa đất bị
hạn chế chuyển nhượng.
Theo tòa, trong trường hợp này,
không có căn cứ xác định phía bị đơn
từ chối giao kết mà do các bên không
thỏa thuận rõ ràng dẫn đến không ký
chuyển nhượng được.
Vì vậy, tòa cho rằng yêu cầu kháng
cáo của nguyên đơn đòi phạt cọc là
không có căn cứ.
Ngoàira,tòacũngbáckhángcáocủa
bị đơn về việc buộc nguyên đơn mất
cọc vì sau sự việc trên, hai bên không
thỏa thuận lại bằng văn bản, trong khi
các thỏa thuận miệng bên này đưa ra
đều không được bên kia thừa nhận.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook