10
Bất động sản -
ThứBa13-8-2024
Bà NTH, một người dân ở
khu vực phốTôHiệu (quậnHà
Đông), chỉ tay qua đoạn phố
đối diện với sân vận động Hà
Đông nói: “Đó những trụ sở
cơ quan nhà nước, bỏ hoang
hàng chục năm nay rồi, rất
lãng phí”.
Nơi bà H chỉ là hai tòa nhà
ba tầng, nằm sát bên nhau,
bề ngoài đều lộ rõ vẻ cũ nát,
xuống cấp. Trong đó tòa nhà
32 trước đây là trụ sở của Đài
Phát thanh truyền hình Hà
Tây, còn tòa nhà 30 là trụ sở
của VKSND Tối cao.
Cả hai tòa nhà đều cửa đóng
then cài, số nhà, biển hiệu bị
thời gian làm hư hại không
còn thấy vết tích. Khuôn viên
hai tòa nhà do bỏ hoang nhiều
nămnên cây cối mọc um tùm.
Tường ngoài tróc vữa, nhiều
căn phòng cửa ngoài xập xệ,
tồi tàn. Hai tòa nhà này đã bỏ
hoang từ năm 2008 đến nay.
Cách đó chỉ hơn 100 m là
trụ sở của Cục Thống kê TP
Hà Nội Cơ sở II cũng đóng
hiện sáp nhập, sắp xếp lại tổ
chức bộ máy, cơ quan đơn vị
có nhiều nhà đất công bị bỏ
hoang, xuống cấp trầm trọng.
Trước thực trạng trên, cử tri
đã có phản ánh tới HĐNDTP
Hà Nội và kiến nghị cấp có
thẩm quyền có biện pháp giải
quyết, tránh lãng phí trong
thời gian tới.
Đầu tháng 7-2024, UBND
TP Hà Nội đã có báo cáo gửi
HĐNDTPHà Nội trả lời kiến
nghị, phản ánh của cử tri về
nội dung này. Theo đó, UBND
TPHàNội cho biết căn cứ vào
quy định của Chính phủ về
sắp xếp, xử lý tài sản công,
từ năm 2018 đến nay TP ít
nhất đã có năm văn bản chỉ
đạo xử lý về việc này.
cửa, không sử dụng nhiều
năm nay. Tất cả hạng mục
đều xuống cấp nghiêm trọng.
Bên trong cơ sở này được cho
tư nhân thuê làm cửa hàng
sửa chữa xe máy, còn phía
mặt đường là gần chục kiốt
để không, cửa đóng im lìm,
tường vôi bong tróc.
“Đây là một đoạn phố đặc
biệt vì chỉ một đoạn ngắn
hơn 100 m thôi mà có tới vài
trụ sở cơ quan nhà nước bỏ
hoang hơn chục năm. Ở Hà
Nội chắc không có phố nào
điển hình về sự lãng phí tài
sản nhà nước như vậy” - bà
NTH nói.
Người dân trên tuyến phố
này cũng tỏ ra bức xúc vì
tài sản công để hoang hóa,
xuống cấp gây ảnh hưởng đến
cảnh quan, môi trường của
cả khu phố. “Bà con dân phố
đã nhiều lần phản ánh, kiến
nghị tới cấp có thẩm quyền
nhưng không hiểu sao tình
trạng vẫn không thay đổi” -
bà NTH cho hay.
Hà Nội đang xử lý 746
cơ sở nhà đất công
Tại Hà Nội, sau khi thực
TRỌNGPHÚ
P
hố Tô Hiệu, quận Hà
Đông, TP Hà Nội có
một đoạn khá đặc biệt
vì chỉ kéo dài hơn 100 m mà
có đến ba tòa nhà vốn là trụ
sở các cơ quan nhà nước bỏ
hoang suốt 17 năm qua.
Người dân bức xúc với
“phố trụ sở bỏ hoang”
Ngày 1-8-2008 là một dấu
mốc quan trọng trong lịch sử
phát triển của thủ đô, khi tỉnh
HàTây, huyệnMê Linh (Vĩnh
Phúc) và bốn xã của huyện
Lương Sơn (Hòa Bình) chính
thức sáp nhập vào Hà Nội.
Sau 17 năm thực hiện mở
rộng, kinh tế - xã hội của thủ
đô đã có những thành tựu phát
triển nhất định nhưng cũng
còn không ít tồn tại. Trong
đó, câu chuyện nhiều trụ sở,
cơ quan nhà nước sau khi sáp
nhập bị bỏ hoang đến nay
vẫn chưa giải quyết xong.
Ngay khu trung tâm thủ đô, có
nguyên cả dãy phố trụ sở bỏ hoang
17 nămnay gây bức xúc dư luận.
“Phố trụ sở bỏ hoang”
hàng chục năm ở Hà Nội
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, TP đã
giao Sở Tài chính tổ chức các đợt kiểm tra về
công tác quản lý, sử dụng tài sản công nhằm
xemxét, đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản
công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Từ đó tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng
pháp luật. Phát hiện các quy định còn hạn chế,
vướng mắc hoặc chưa phù hợp với thực tiễn
để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ hoặc ban hànhmới. Nhất là trong
công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất, tài sản công.
Nhiều đợt kiểm tra công tác quản lý sử dụng tài sản công
“Đây là một đoạn
phố đặc biệt vì chỉ
một đoạn ngắn hơn
100 m thôi mà có tới
vài trụ sở cơ quan
nhà nước bỏ hoang
hơn chục năm.”
Cụ thể, UBND TP Hà
Nội cho hay tính đến ngày
31-12-2023, tổng số cơ sở
nhà đất do các cơ quan, tổ
chức, đơn vị của TP quản
lý, sử dụng thuộc phạm vi
sắp xếp lại, xử lý nhà đất
là 6.764 cơ sở. Trong đó,
khối sở, ban ngành là 1.202
cơ sở. Khối quận, huyện,
thị xã là 4.520 cơ sở, khối
doanh nghiệp nhà nước là
1.042 cơ sở.
“Hiện số cơ sở nhà đất đã
được phê duyệt phương án
sắp xếp lại, xử lý là 6.018 cơ
sở (chiếm tỉ lệ khoảng 90%),
còn lại 746 cơ sở đang tiếp
tục giải quyết” - báo cáo của
UBND TP Hà Nội chỉ rõ.
Vào tháng 7-2023, TP đã
ban hành riêng một kế hoạch
để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp
lại, xử lý nhà đất thuộc phạm
vi quản lý của TP. Trong đó
xác định rõ thời gian thực hiện
và trách nhiệm cụ thể của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có liên quan.
“Phấn đấu hoàn thành phê
duyệt phương án sắp xếp lại,
xử lý 100% cơ sở nhà đất
thuộc phạm vi quản lý của
TP trong năm 2025” - báo
cáo của UBND TP Hà Nội
nhấn mạnh.•
Tòa nhà 30 TôHiệu thuộc VKSNDTối cao để hoang hóa, xuống cấp nhiều năm. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Hàng loạt công sở ở nhiều địa phương hai tỉnh Quảng Trị,
Thừa Thiên-Huế đang bị bỏ hoang gây lãng phí trong thời
gian dài gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong khi đó, vẫn có nhiều khó
khăn, vướng mắc trong quy trình xử lý nhà đất công sản.
Đơn cử như trụ sở Chi cục Thuế (huyện Triệu Phong
cũ) có thiết kế năm tầng nhưng hiện chỉ có dưới 10 người
làm việc. Tình trạng này gây nên sự lãng phí cơ sở vật
chất và nguồn lực của Nhà nước.
Không chỉ riêng huyện Triệu Phong, trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị có nhiều trụ sở công bỏ hoang thuộc quản lý
của tỉnh Quảng Trị và các cơ quan trung ương đóng trên
địa bàn. Phần lớn các trụ sở công ở các vị trí “đất vàng”
nhưng bỏ hoang hóa đã lâu dẫn đến tình trạng xuống cấp.
Ngoài những trụ sở bị bỏ hoang sau thời gian chuyển
đổi vị trí, sáp nhập thì gần đây, việc sắp xếp lại cơ quan
hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 của tỉnh cũng
khiến dôi dư nhiều trụ sở cơ quan của các đơn vị.
Theo Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh đã chỉ
đạo các địa phương thực hiện phương án bố trí, sử dụng
trụ sở làm việc tại các đơn vị hành chính cấp xã mới hình
thành sau sắp xếp.
Việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, tài sản của các cơ
quan hành chính cũ trước đây đã được thực hiện tương đối
tiết kiệm và có hiệu quả. Đối với các cơ sở nhà đất dôi dư,
thực hiện sắp xếp lại được xử lý theo hình thức điều chuyển
hoặc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhằm thực hiện đề án của
UBND tỉnh về quy hoạch khu thương mại, dịch vụ, khách
sạn cao cấp, đầu năm 2022, nhiều trụ sở đóng trên trục
đường Lê Lợi được di dời về nơi làm việc mới thuộc khối
nhà hành chính tập trung nằm trên đường Võ Nguyên Giáp.
Tuy nhiên, do vướng cơ chế, quy định về quản lý tài sản
công, nhiều trụ sở công bỏ hoang dọc đường Lê Lợi đang
gây lãng phí công sản mà chưa có hướng xử lý tối ưu. Đặc
biệt, trục đường này là một trong những tuyến đường đẹp
nhất của TP Huế khi mặt tiền hướng ra sông Hương.
Trong đó, khu đất 22-24 Lê Lợi với diện tích gần 5.000
m
2
, tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn đạt tối thiểu
270 phòng, có phòng hội nghị 500 m
2
trở lên cùng khu
nhà hàng và các dịch vụ du lịch.
Khu đất 26-28-30 Lê Lợi có diện tích hơn 6.000 m
2
, tỉnh
kêu gọi đầu tư tổ hợp khách sạn khoảng 250-300 phòng. Bốn
mặt tiền đường phải bố trí khu vực thương mại dịch vụ, tạo
không gian thoáng đãng để kết nối với trục không gian văn
hóa nghệ thuật dọc tuyến đường và bờ sông Hương.
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết
theo bản quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa
được Thủ tướng phê duyệt, các khu “đất vàng” kể trên được
quy hoạch là đất thương mại, dịch vụ. Do vậy, khi có nhà
đầu tư muốn thuê đất thì phải đập bỏ những ngôi nhà từng là
trụ sở của các cơ quan nhà nước vì không còn đáp ứng đúng
công năng khiến doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí đập phá.
Tuy nhiên, do là tài sản công nên vẫn phải đấu giá cùng
khu đất theo quy định. Điều này là không khả thi đối với
doanh nghiệp. Do vướng cơ chế như vậy nên các khu đất rơi
vào thế kẹt, bán không được mà để vậy cũng không xong.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã nhiều lần kiến nghị, làm việc
với Bộ Tài chính, Bộ TN&MT để xem xét lại các trường
hợp này bởi nếu áp dụng bán theo tài sản công sẽ rất khó
trong việc kêu gọi các nhà đầu tư.
NGUYỄN DO
Trụ sở công bị bỏ hoang trên trục đường Lê Lợi, TPHuế.
Ảnh: NGUYỄNDO
Khó xử lýnhiều trụ sở côngbỏhoang trên“đất vàng”