13
“Người dân quan tâmnhất hiện nay
là chất lượng thuốc”
ĐỨCMINH
S
áng 12-8, tại phiên họp
chuyên đề pháp luật, Ủy
ban Thường vụ Quốc
hội cho ý kiến về việc giải
trình, tiếp thu, chỉnh lý dự
thảo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Dược.
Đừng để người dân
“tiền mất, tật mang”
Góp ý cho dự thảo luật,
Chủ tịch Quốc hội Trần
Thanh Mẫn lưu ý cần làm
rõ vấn đề đại biểu Quốc hội
quan tâm liên quan nguy
cơ mất cân đối thị trường
phân phối thuốc, ảnh hưởng
quyền kinh doanh của các cơ
sở kinh doanh nhỏ, nguy cơ
bán chuỗi cho nước ngoài.
Ông cũng đề nghị “thận
trọng” khi quy định kinh
doanh thuốc theo phương thức
thương mại điện tử.
Liên quan đến quản lý giá
thuốc, Chủ tịch Quốc hội
cho rằng việc kiểm soát giá
bán buôn cần được tiếp tục
nghiên cứu, tránh làm ảnh
hưởng việc mua thuốc của
cơ sở y tế. Bên cạnh đó, phải
làm rõ trách nhiệm của cơ sở
kinh doanh khi công bố giá
và trách nhiệm của cơ quan
quản lý trong cảnh báo về giá
bán thuốc.
“Giá bán ở các nhà thuốc
phải thống nhất, không thể
cùngmột loại thuốc nhà thuốc
A bán giá này, nhà thuốc B
bán giá khác” - Chủ tịchQuốc
hội nói.
Đặc biệt, ông Trần Thanh
Mẫn đề nghị rà soát thêm quy
định về hậu kiểm chất lượng
thuốc, để đảm bảo an toàn đối
với người sử dụng.
“Vấn đề người dân quan
tâm nhất hiện nay là chất
lượng thuốc. Tôi cũng từng
phát biểu ở thảo luận tổ là
đừng để người dân “tiền mất,
tật mang” vì quảng cáo thuốc
trên các phương tiện thông tin
đại chúng” - Chủ tịch Quốc
hội yêu cầu ngành y tế phải
kiểm soát được chất lượng
thuốc để người dân sử dụng
thuốc an toàn.
Người đứng đầu Quốc hội
đặt vấn đề: Hiện quảng cáo
thuốc trên truyền hình rất
nhiều nhưng có chất lượng
hay không?
“Nhiều loại quảng cáo
như thuốc nhưng lại là thực
phẩm chức năng, quảng cáo
mà không chịu trách nhiệm
thì như thế nào, cần quy định
chặt chẽ” - ông Trần Thanh
Mẫn nói thêm.
Nhắc tới quy định của Bộ
Chính trị về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực trong
xây dựng pháp luật, Chủ tịch
Quốc hội yêu cầu cần rà soát
trong dự án luật có “nhóm
tiêu cực”, “nhóm lợi ích” nào
không để điều chỉnh.
“Làm sao để Luật Dược
sửa đổi có tuổi thọ cao; khi
ban hành thì việc chăm sóc
sức khỏe người dân tốt hơn,
chất lượng hơn” - Chủ tịch
Quốc hội nói.
Để thuốc đến tay người
dân có chất lượng
Liên quan đến quy định về
quản lý giá thuốc, Chủ nhiệm
Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy
Anh cho hay quá trình thảo
luận, một số đại biểu đề nghị
làm rõ quy định kê khai giá
bán buôn dự kiến vì quy định
này không có ý nghĩa về mặt
quản lý nhà nước, làm tăng
gánh nặng thủ tục hành chính
cho các cơ sở.
Có ý kiến đề nghị làm rõ
việc tạo ra quyền thẩm duyệt,
quyền thẩmđịnh về giá thuốc,
nguyên liệu làm thuốc của các
cơ quan quản lý nhà nước;
đề nghị quy định chặt chẽ
các biện pháp quản lý giá và
trách nhiệm của các cơ quan
liên quan.
“Thường trực Ủy ban Xã
hội thống nhất với Bộ Y tế
rằng do thuốc là mặt hàng
đặc thù ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của người dân
và an ninh y tế, quản lý giá
thuốc cần có sự vào cuộc và
điều tiết của Nhà nước để
thuốc đến tay người dân có
Đời sống xã hội -
ThứBa13-8-2024
Ngành y tế phải kiểm soát được chất lượng thuốc, để người dân sử dụng thuốc an toàn.
chất lượng với giá hợp lý” - bà
Nguyễn Thúy Anh nói.
Bởi vậy, Luật Dược hiện
hành quy định biện pháp kê
khai giá bán buôn thuốc dự
kiến nhằm hạn chế việc tăng
giá bán buôn thuốc qua mỗi
khâu trung gian, từ cơ sở sản
xuất đến cơ sở kinh doanh
dược và đến cơ sở tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn
Thúy Anh, biện pháp kê khai
giá bán buôn này lại có nội
hàm khác với biện pháp
kê khai theo quy định của
Luật Giá.
Do vậy, để tránh sự hiểu
nhầm, biện pháp “kê khai giá
bán buôn dự kiến” được đổi
tên thành biện pháp để các
cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ
sở sản xuất thuốc “công bố
giá bán buôn thuốc dự kiến”
và gửi đến Bộ Y tế để công
khai trên cổng thông tin của
Bộ Y tế.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy
định biện pháp khi phát hiện
công bố giá cao bất hợp lý tại
khoản 4 Điều 107 sửa đổi.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại
biểu, dự thảo luật cũng đã quy
định cụ thể hơn các biện pháp
quản lý giá thuốc, đồng thời
quy định trách nhiệm của các
cơ quan quản lý nhà nước, cơ
sở kinh doanh dược liên quan
tới thực hiện các biện pháp
quản lý giá thuốc.
Về cơ chế quản lý quảng
cáo thuốc, chủ nhiệmỦy ban
Xã hội thông tinmột số ý kiến
đại biểuQuốc hội không đồng
tình việc bỏ xác nhận quảng
cáo thuốc và yêu cầu cơ quan
quản lý nhà nước tăng cường
thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện, quy định chế tài xử lý
nghiêm các hình thức quảng
cáo thuốc sai sự thật, tăng
cường trách nhiệm đối tượng
tham gia quảng cáo.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu,
dự thảo luật đã được chỉnh lý
theo hướng giữ lại quy định
xác nhận nội dung quảng cáo
thuốc như luật hiện hành.
Ngoài ra, dự thảo giao Chính
phủ quy định chi tiết nội dung
quảng cáo thuốc, hồ sơ, thủ
tục tiếp nhận, thẩm định và
xác định nội dung quảng cáo
thuốc; yêu cầu trách nhiệmđối
với các đối tượng thực hiện,
tham gia quảng cáo thuốc.•
Chúng tôi hoàn toàn thống nhất, nhất trí
với các ý kiến đề nghị phải bảo đảm công
khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm tại dự
thảo luật này.
Nếu thấy có vấn đề gì còn “gợn”, cần phải
giải trình thêm hoặc cần phải điều chỉnh thì
chúng tôi sẵn sàng phối hợp, để bảo đảm
các chính sách ban hành không có lợi ích
nhóm, không có việc lợi dụng ban hành
chính sách, pháp luật để có những việc làm
không phù hợp.
Bộ trưởng Bộ Y tế
ĐÀO HỒNG LAN
Bảo đảm các chính sách ban hành không có lợi ích nhóm
Quản lý giá thuốc
cần có sự vào cuộc
và điều tiết của Nhà
nước để thuốc đến
tay người dân có
chất lượng với giá
hợp lý.
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký
ban hành quyết định đưa tri thức dân gian mì Quảng vào
danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
.
Quyết định yêu cầu chủ tịch UBND các cấp nơi có di
sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục tại Điều 1
quyết định này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của
mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của
pháp luật về di sản văn hóa.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, các thế hệ tiền nhân qua
lao động cần cù, cải tạo, thích nghi với điều kiện tự nhiên
trên vùng đất mới, dần dần đã định hình nên bản sắc, cốt
cách con người xứ Quảng. Một trong những biểu hiện rõ
nét, sinh động của cốt cách ấy là đặc tính ẩm thực mà mì
Quảng là một minh chứng tiêu biểu.
Trước đó, tháng 8-2023, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Nam, ký văn bản gửi Bộ VH-TT&DL đề
nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
đối với nghề chế biến mì Quảng tại tỉnh Quảng Nam.
Nghề chế biến mì Quảng ở Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm
thực đặc sắc của xứ Quảng. Mì Quảng là món ăn có nhiều
biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian;
hàm chứa cả diễn trình lịch sử hình thành hệ tri thức dân
gian của vùng đất Quảng Nam và cũng là món ăn hiếm
hoi có thể làm hài lòng nhiều kiểu khách.
“Với những giá trị nổi bật nêu trên, nhằm bảo tồn, phát
huy giá trị di sản, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở
VH-TT&DL tổ chức điều tra, xây dựng hồ sơ khoa học
di sản văn hóa phi vật thể nghề chế biến mì Quảng tại tỉnh
Quảng Nam” - văn bản gửi Bộ VH-TT&DL của UBND
tỉnh Quảng Nam ghi.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh
Quảng Nam, cho biết tri thức dân gian mì Quảng là từ việc
nghiên cứu, trồng nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm thô rồi
áp dụng các tri thức dân gian, lưu truyền để cho ra sản phẩm
mì Quảng là một ẩm thực đặc trưng của Quảng Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Hồng, việc tri thức dân
gian mì Quảng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia của Bộ VH-TT&DL, ông Nguyễn Thanh
Hồng cho rằng đó là một sự khẳng định giá trị văn hóa
đối với nghề chế biến mì Quảng qua đó góp phần tôn vinh
món ăn đặc trưng cho xứ Quảng nhằm đẩy mạnh công tác
bảo tồn cũng như thu hút khách du lịch và phát triển kinh
tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.
VĂN HÀ
Tri thức dân gianmì Quảng được công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia. Ảnh: VH
Tri thức dângianmìQuảng làdi sảnvănhóaphi vật thể quốc gia
Ngành y tế phải kiểmsoát được chất lượng thuốc, để người dân sử dụng thuốc an toàn. Ảnh: TTXVN