9
Đầu tiên phải kể đến hai đoạn của
đường vành đai 2 đã được HĐND
TP.HCM thông qua vào cuối năm
2024. Đây là dự án mở ra không gian
đô thị, là tuyến đường mong chờ của
TP Thủ Đức suốt 20 năm qua và trở
thành công trình trọng điểm của TP
Thủ Đức. Hiện nay, TP Thủ Đức
đang quyết tâm thực hiện GPMB,
nỗ lực từ nay tới tháng 11-2024 sẽ
bàn giao 70%mặt bằng dự án đường
vành đai 2 để nhà thầu kịp khởi công
vào tháng 12 hoặc đầu năm 2025.
Bên cạnh đó, TPThủ Đức cũng nỗ
lực bàn giao mặt bằng dự án đường
vành đai 3, sớm thực hiện GPMB
đường Nguyễn Thị Định để hoàn
thành hệ thống giao thông đồng bộ.
Từ đó thay đổi diện mạo đô thị và
mở ra không gian phát triển cho TP
Thủ Đức trong thời gian tới.
Ban quản lý dự án khu vực TPThủ
Đức cũng cho biết ban đang phối
hợp triển khai các dự án mở rộng
các đường Nguyễn Thị Định, Lò Lu,
Hoàng Hữu Nam để tăng cường kết
nối với các dự án trọng điểm, giảm
ùn ứ, ngập nước và thay đổi diện
mạo giao thông TP.
Ưu tiên dự án trọng điểm,
cam kết về mặt bằng
Ông Trần Chí Trung, Trưởng
phòng Kế hoạch Đầu tư, Sở GTVT
TP.HCM, cho biết hiện nay tất cả dự
án khi trình cấp thẩm quyền thông
qua chủ trương đầu tư, TP.HCMđều
yêu cầu các địa phương cam kết bàn
GPMB đúng tiến độ. Đồng thời cam
kết tái định cư cho người dân bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Đây cũng
chính là cơ sở để thẩm định các dự
án và trình TP ưu tiên đầu tư bằng
loạt dự án trong thời gian tới.
Tương tự, Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông
TP.HCM (Ban giao thông), cũng cho
biết để giảm ùn ứ tại một số tuyến
đường hiện nay đòi hỏi phải thực
hiện các dự án giao thông. Trong
đó, khu vực phía nam cần sớm hoàn
thành cầu đường Nguyễn Khoái, cầu
Thủ Thiêm 4, cầu đường Bình Tiên
và trục bắc - nammới, cầu Cần Giờ.
Bên cạnh đó là sớmkhép kín đường
vành đai 2, đường nối Quốc lộ 50,
cao tốc Bến Lức - Long Thành và nút
giao Rừng Sác - cao tốc Bến Lức -
Long Thành. Từ đó, hình thành nên
các trục giao thông, giảm áp lực cho
các tuyến đường hiện hữu.
Cùng với đó, các nút thắt ở phía
nam TP như đường Đỗ Xuân Hợp,
cầu Tăng Long, cầu Nam Lý, cửa
ngõ kết nối cao tốc Bến Lức - Long
Thành cũng sẽ được giải quyết sau
khi loạt dự án này được hoàn thành.
Ngoài ra, các dự án như đường
vành đai 3 cũng đang được TP.HCM
triển khai đẩy nhanh tiến độ, hai
đoạn đường vành đai 2 cũng sẽ được
khởi công vào năm 2025…Đến năm
2025-2027 sẽ sớm khép kín đường
vành đai 2 và đường vành đai 3 sẽ
giảm lượng lớn phương tiện qua
trung tâm TP.HCM.
Theo Ban dự án đường bộ 2 thuộc
Ban giao thông, hiện nay các dự án
ĐÀOTRANG
S
ớm nâng cấp, mở rộng các
tuyến đường, sẵn sàng vận
động người dân bàn giao mặt
bằng, tổ chức tái định cư là mong
muốn của người dân, chính quyền
các địa phương để khơi thông, đồng
bộ hạ tầng giao thông TP.HCM.
Các địa phương sẵn sàng
nhiều dự án lớn
Ông Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch
UBND quận 7, cho biết hiện nay tốc
độ đô thị hóa tại quận 7 diễn ra nhanh
chóng, trong khi hạ tầng giao thông
không kịp đáp ứng. Bằng chứng là
các tuyến đường kết nối quận 7 với
trung tâm TP.HCM như Nguyễn Tất
Thành, Nguyễn Hữu Thọ đều đã quá
tải. Vì vậy, việc sớm triển khai các
tuyến đường mới như cầu đường
Nguyễn Khoái, cầu Thủ Thiêm 4
là vô cùng cấp thiết để giảm áp lực
giao thông, tạo điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội.
Ông Thành cho hay hiện quận 7
đã có sẵn mặt bằng cho dự án cầu
đường Nguyễn Khoái. Vì vậy, quận
mong muốn TP sớm triển khai dự
án này để tăng kết nối với trung tâm
TP.HCM. Tương tự, cầu Thủ Thiêm
4 sau khi hoàn thành cũng trở thành
trục lưu thông mới giữa quận 7 với
TP Thủ Đức mà không cần phải di
chuyển vào trung tâm TP.HCM.
Tương tự, ôngVõ PhanLêNguyễn,
Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè,
cho biết: Bên cạnh việc sớm hình
thành cầu Thủ Thiêm 4, cầu đường
Nguyễn Khoái để kết nối vào trung
tâm TP.HCM, huyện Nhà Bè mong
muốn TP.HCM ưu tiên đầu tư mở
rộng trục đường 15B. Đây là trục
đường quan trọng kết nối với cầu
Cần Giờ trong thời gian tới, từ đó
phát huy hiệu quả liên vùng.
Theo ông Nguyễn, về phía huyện
CầnGiờcũng rấtmong sớmhình thành
cầu Cần Giờ để tạo điều kiện kết nối,
phát triển kinh tế liên vùng, sớm kết
nối cao tốc Bến Lức - Long Thành
trong thời gian tới.Với tầmquan trọng
trên, hiện nay huyện Nhà Bè đã kiểm
đếm, sẵn sàng bàn giao mặt bằng để
triển khai dự án cầu Cần Giờ.
Tại TP Thủ Đức, ông Mai Hữu
Quyết, Phó Chủ tịch UBND TPThủ
Đức, cho biết TPThủ Đức cũng đang
trông hàng loạt dự án trọng điểm như
đường vành đai 2, đường vành đai 3,
cầu Thủ Thiêm 4, đường liên cảng
Cát Lái Phú Hữu, nút giao Mỹ Thủy,
An Phú sớm hoàn thành để đáp ứng
nhu cầu về giao thông. Vì vậy, TP
Thủ Đức quyết tâm thực hiện giải
phóng mặt bằng (GPMB) cho hàng
loạt dự án trọng điểm, thay đổi diện
mạo đô thị cho TP Thủ Đức.
Nút giaoAnPhú làmột trongnhữngdựánhạ tầnggiao thông trọngđiểm,mở rakhônggianphát triểnchoTPThủĐức.
Ảnh: ĐÀOTRANG
TP.HCM NỖ LỰC XÓA NHỮNG NÚT THẮT CỔ CHAI - BÀI 2
Kỳ vọng mở ra từ các dự án
trọng điểm
Người dân và chính quyền các quận, huyệnmong TP sớmhoàn thành loạt dự án trọng điểm, xóa các nút thắt cổ
chai để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
trước đây khó khăn về mặt bằng như
cầu NamLý, cầuTăng Long (TPThủ
Đức) nay đã có 100%mặt bằng. Như
vậy, nhà thầu đã tập trung toàn bộ
nguồn lực để triển khai xây dựng,
hoàn thiện hạ tầng giao thông trong
năm 2024. Từ đó, sẽ giảm ùn ứ cho
khu vực thi công hiện nay.
“Mặt bằng quyết định rất lớn đến
tiến độ thi công các dự án. Vì vậy, việc
chuẩn bị mặt bằng sạch phục vụ dự
án là vô cùng quan trọng. Hiện nay,
Ban giao thông và các địa phương
đã có nhiều kinh nghiệm trong công
tác GPMB. Như vậy, với sự chuẩn
bị và quyết tâm cao trong thời gian
tới, những điểm ùn ứ, nút thắt cổ
chai sẽ được thay thế bằng loạt dự
án giao thông, khi đó diện mạo giao
thông TP.HCM sẽ thay đổi rất đáng
kể” - Ban giao thông nhấn mạnh.•
“Trong thời gian tới,
những điểm ùn ứ, nút
thắt cổ chai sẽ được thay
thế bằng loạt dự án giao
thông, khi đó diện mạo
giao thông TP.HCM sẽ
thay đổi rất đáng kể.”
TP.HCM có nhiều nỗ lực trong việc triển khai hàng
loạt dự án giao thông, song để xóa được loạt nút thắt
cổ chai, TP cần triển khai các giải pháp như phân luồng
giao thông, về lâu dài đó là vấn đề quy hoạch.
Theo đó, TP.HCM cần thực hiện các biện pháp phân
luồng giao thông. Hiện tại, dòng xe tại các khu đô thị
chủ yếu là dòng hỗn hợp với nhiều phương tiện khác
nhau. Mỗi loại phương tiện có hành vi ứng xử khác nhau
nên ảnh hưởng tiêu cực đến dòng xe chung. Do đó, TP
cần có giải pháp tách các phương tiện ra đi riêng đối với
những đường đủ rộng.
TP cần sơn kẻ vạch dừng riêng biệt cho phương tiện
xe hai bánh để lưu thông tách biệt khi dừng đèn đỏ tại
nút giao. Sử dụng vạch mắt võng tại nút giao để báo
hiệu cho người điều khiển xe không được dừng xe trong
phạm vi phần mặt đường để tránh ùn tắc giao thông.
Đồng thời, đơn vị quản lý có thể sử dụng làn sóng xanh
cho các tuyến ưu tiên đi qua khu vực nhiều nút giao,
có hệ thống cảnh báo cho các xe lựa chọn vận tốc phù
hợp khi đi lại.
Tại những nút giao có hiện tượng thắt cổ chai cần phải
có giải pháp hạn chế quẹo trái của ô tô hoặc phân luồng
từxa. Cầnứngdụngcác côngnghệmới trong tổ chứcgiao
thông như hệ thống ITS, camera theo dõi để phân tách và
điều hướng giao thông. Có hệ thống thông tin liên lạc để
cảnh báo tài xế tình trạng tắc nghẽn để tài xế có thể lựa
chọn phương thức phù hợp.
Về các giải pháp quy hoạch, TP.HCM cần hạn chế xe cá
nhân vào khu vực trung tâm TP. Song song đó, khuyến
khích người dân sử dụng giao thông công cộng và hạn
chế xe cá nhân. Cụ thể như bố trí khu vực đậu xe tại các
trạm đầu mối cửa ô TP để người dân có thể gửi xe và
chuyển sang sử dụng giao thông công cộng, hạn chế
chỗ đậu xe cá nhân ở khu vực trung tâm.
TP.HCM cần rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông tại
các nút giao khi cần thiết. Trong đó, cần nghiên cứu, lựa
chọn thiết kế nút giao phù hợp. Hiện tại, có nhiều hình
thức tổ chức giao thông tại nút giao như đảo xuyến, đèn
tín hiệu hoặc phân tách giao cắt tại nút thành các điểm
quay đầu bên ngoài. Tùy vào điều kiện hình học mỗi nút
và lưu lượng xe để xác định loại hình phù hợp.
TS
TRỊNH TUẤN HÙNG
,
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Cần hạn chế quẹo trái của ô tô hoặc phân luồng từ xa
Xử phạt nghiêm người
vi phạm giao thông
TP cần tăng cường ý thức của người
dân khi tham gia giao thông cũng là
điều then chốt. Cơquan chức năng cần
có chế tài phạt nguội áp dụng đối với
các phương tiện vi phạm giao thông.
Vì nếu có kẻ vạch sơn biển báo đầy đủ
nhưng ý thức của người thamgia giao
thông thấp thì hiệu quả cũng không
đạt được, từ đó cũng khó xóa bỏ các
nút thắt cổ chai.
ThS
ĐOÀN HỒNG ĐỨC
,
Trường ĐH GTVT TP.HCM
Tiêu điểm