14
báo kiểmtra bằng điện thoại
Công an tỉnh Quảng Ngãi
cho biết đối với lực lượng
công an, khi thực hiện công
tác kiểm tra cơ quan, cơ sở,
đơn vị thì sẽ lập lịch và kế
hoạch kiểm tra, gửi thông báo
bằng văn bản về nội dung,
thời gian kiểm tra cho đơn
vị trước thời điểm kiểm tra
ba ngày làm việc. Đặc biệt,
công an tuyệt đối không bao
giờ thông báo kiểm tra bằng
điện thoại.
2. Gọi ngay trực ban
hình sự
Khi phát hiện các thủ đoạn
lừa đảo tương tự, công dân
hoặc đại diện tổ chức phải
thông báo ngay cho cơ quan
công an nơi gần nhất hoặc
trực ban hình sự Công an
tỉnh Quảng Ngãi qua số
điện thoại
069.4309410 để
xác minh làm rõ. Tuyệt đối
không thực hiện theo các
yêu cầu của đối tượng như
cung cấp số tài khoản, địa
chỉ cơ quan, doanh nghiệp
hoặc chuyển tiền qua tài
khoản mà chúng cung cấp.•
TIẾNQUÂN
T
hời gian qua, trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi xảy ra
nhiều vụ đối tượng giả
danh lực lượng công an để
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bà LTAN (ở tổ 13, phường
Trần Hưng Đạo, TP Quảng
Ngãi) nhận được cuộc gọi từ
số điện thoại +28398120150
và số 01882572125 của hai
người tự xưng là công an
đang điều tra vụ lừa đảo. Họ
nói bà đang có tài khoản 3
tỉ đồng tại Hà Nội là số tiền
lừa đảo cần phong tỏa, yêu
cầu bà rút hết tiền trong tài
khoản hiện có chuyển qua
cho họ để phục vụ điều tra.
Bà LTAN đã đến Ngân hàng
VietinBank rút toàn bộ số
tiền tiết kiệm hơn 91 triệu
đồng và chuyển vào số tài
khoản 108867921354 mang
tên Lê Minh Dũng.
Mới đây, Công an tỉnh
Quảng Ngãi vừa thông tin
đến người dân để cảnh báo
thêm có nhiều đối tượng giả
danh lực lượng PCCC và
cứu nạn, cứu hộ để lừa bán
tài liệu, phương tiện PCCC.
Thủ đoạn của các đối tượng
là gọi đến kiểm tra các cơ
quan, doanh nghiệp để gợi
ý mua các tài liệu, phương
tiện PCCC.
“Số tiền mà các đơn vị
thanh toán cao gấp nhiều
lần so với giá niêm yết của
tài liệu và phương tiện trên.
Đây là hình thức lừa đảo tuy
không mới nhưng lợi dụng
tâm lý các đơn vị e ngại lực
lượng công an kiểm tra, các
đối tượng đã thực hiện trót
lọt nhiều vụ lừa đảo chiếm
Phải chống đăng nhập tự động hệ thống Internet Banking
Trong việc xác thực truy cập dịch
vụ Internet Banking, đơn vị cung
cấp dịch vụ phải có biện pháp chống
đăng nhập tự động khi khách hàng
đăng nhập trên trình duyệt.
Ngoài ra, đối với phần mềm ứng
dụng Internet Banking trên thiết bị
di động do đơn vị cung cấp phải đảm
bảo xác thực người dùng khi truy
cập và không có tính năng ghi nhớ
mã khóa truy cập.
Trường hợp xác thực sai liên tiếp
quá số lần do đơn vị quy định, phần
mềm ứng dụng phải tự động khóa
tạm thời không cho người dùng tiếp
tục sử dụng.
Nội dung nêu trên được quy định
tại Thông tư 35/2018/TT-NHNN
của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi
Thông tư 35/2016/TT-NHNN quy
định về an toàn, bảo mật cho việc
cung cấp dịch vụ ngân hàng trên
Internet và có hiệu lực kể từ ngày
1-7-2019.
TM
Bạn đọc -
ThứBa1-1-2019
Công an tuyệt đối
không bao giờ
thông báo kiểm tra
bằng điện thoại.
đoạt tài sản, gây thiệt hại
tài sản của nhân dân và
nhất là đã ảnh hưởng xấu
đến uy tín của ngành công
an” - Đại tá Nguyễn Thanh
Trang, Giám đốc Công an
tỉnh Quảng Ngãi, nêu rõ
trong thông báo.
Để tránh bị mất tiền oan,
Công an tỉnh Quảng Ngãi
lưu ý người dân ghi nhớ
hai điều:
1.
Công an không thông
Trực ban hình sự Công an tỉnhQuảngNgãi đang tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm. Ảnh: TIẾNQUÂN
Những
điểmxám
củanền
giáodục
Trong những điểmxám của ngành
giáo dục năm2018 có dấu ấn từ phía
những người thầy…
Một giáo viên ở Gia Lai vừa bị bắt về hành vi
dâm ô, nạn nhân là em học sinh lớp 8. Trước đó,
hiệu trưởng một trường tại Phú Thọ cũng bị khởi
tố vì liên quan tới việc lạm dụng một loạt học sinh
nam...
Như vậy, ngoài những điều không hay ho ở cấp
độ quản lý như chuyện tổ chức thi, chuyện điểm
thi, chuyện chạy trường, chạy việc trong ngành sư
phạm, bạo lực học đường… thì những điểm xám
của nền giáo dục lại có thêm dấu ấn từ phía những
người trực tiếp tương tác với học sinh.
Nhiều phụ huynh vì những thông tin đó mà liên
tưởng rồi lo lắng con em mình có thể đối diện khả
năng tương tự. Những người chưa hài lòng với nền
giáo dục nước nhà lại có thêm lý do để cảm thấy
nền giáo dục ấy đang thực sự có vấn đề.
Đánh giá một cách tỉnh táo thì hai chuyện xảy
ra tại Gia Lai, Phú Thọ chỉ là cá biệt, chưa nổi lên
như một nguy cơ. Song dù cá biệt nhưng nó khiến
xã hội rúng động bởi rất khó chấp nhận những
hành vi ấy xuất hiện trong môi trường giáo dục với
những tâm hồn trong sáng, vô tư.
Và nếu không có cách tận trừ những mầm mống
làm nên những “yêu râu xanh” trên thì rất có thể sự
đi xuống của đạo đức trong hàng ngũ giáo viên sẽ
không dừng ở con số thống kê rất đáng xấu hổ trên.
Những mầm mống tiêu cực ấy có đất sống, theo
tôi vì nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến
việc lý tưởng nghề sư phạm “giáo viên như người
đưa đò, chăm chút những măng non cho đất nước”
đang bị một bộ phận trong ngành coi như sáo ngữ,
mòn vẹt và trống rỗng. Bên cạnh đó, việc áp dụng
các quy chuẩn ứng xử giữa giáo viên-học sinh
không được đề cao; việc thực hiện các mô hình
tương tác thầy-trò chưa có đáp án tối ưu…
Ngoài ra, việc nhiều năm gần đây xuất hiện tình
trạng những phụ huynh quá cầu toàn, vì muốn con
em có được sự tiếp cận tri thức hiệu quả nhất mà có
tâm lý nghe ngóng, dò la các trường chất lượng…
để xin xỏ. Mà có xin thì sẽ có ban ơn, dẫn tới hệ
lụy không mong muốn là cha mẹ lẫn học sinh dễ có
tâm lý tự đặt mình vào hoàn cảnh con tin.
Mối quan hệ giữa người làm giáo dục và người
tiếp nhận giáo dục rạn nứt là nguồn cơn gây nên
một loạt sự việc giáo viên phạt học sinh, học trò
tấn công lại thầy… tại nhiều cơ sở giáo dục trong
cả nước nhiều năm nay. Chuyện hai người trong
ngành sư phạm Phú Thọ, Đắk Lắk bị khởi tố nằm
trong cái diễn tiến buồn đó, ở một cấp độ tối tăm
không kém.
Để triệt tiêu những tiêu cực trong ngành giáo
dục, xây dựng hình ảnh trong sáng, cao cả vốn có
của người giáo viên thì ngoài sự tự thân vận động,
siết kỷ luật trong ngành còn rất cần sự chung tay
của toàn xã hội, trong đó có thái độ ứng xử với
nghề của chính phụ huynh. Giải pháp này không
mới nhưng để cụ thể hóa nó rồi áp dụng triệt để
như một nguyên tắc bất biến là điều luôn mang tính
thời sự…
Năm mới 2019 ai ai cũng kỳ vọng đón nhận
những điều mới tốt đẹp, trong đó đương nhiên có
vấn đề đạo đức của giáo viên.
ANH TUẤN
Làmgìkhinhậncáccuộc
gọi giảdanh côngan?
Các thủ đoạn tội phạmgiả danh công an để lừa đảo qua điện thoại
đã tràn về các tỉnh.
BỐCÁOTHÀNHLẬP
Tên
:
Công ty Luật TNHH Olympic
GĐKHĐ số:
41.02.2971/TP/ĐKHĐ cấp ngày 4-12-2018.
Địa chỉ trụ sở:
số 11 (tầng trệt) đường Đặng Thế Phong, Phường
Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TPHCM.
Mã số thuế
: 0315432148.
ĐT
:
0989.863.966.
Website
Ngườiđạidiệntheopháp
luật:
VũVănTiến.
CChànhnghề LS số
: 11.735/LS-CCHN.
Lĩnh vực hoat
động:
Thamgia tố tụng theo quy định của pháp luật;Tư vấn pháp luật...
Quảng cáo
Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an
TP Hải Phòng cũng vừa có cảnh báo nhiều
nhómtội phạm lừa đảoquamạng viễn thông
đã dùng số điện thoại ảo hoặc hiện đầu số
của lực lượng công an 000113, 84000113 gọi
điện thoại đe dọa, lừa đảo chiếmđoạt tài sản
của người dân.
Trước đó, ngày 13-12-2018, bà Đ. (quận
DươngKinh, Hải Phòng) nhậnđược cuộc điện
thoại từ sốmáy bàn củamột phụnữgiới thiệu
là Hoàng Thị Nghĩa làm ở “công an phòng,
chống tội phạm”. Người này hỏi bà về một số
vấn đề liên quan tài khoản ngân hàng, sau đó
nối máy cho bà Đ. nói chuyện với một người
đànông xưng làđại tá cônganTrầnTuấnBình.
“Đại tá” này cho biết bà Đ. đang liên quan
đến một vụ mua bán trái phép chất ma túy,
tài khoản ngân hàng của bà đã được nhóm
buôn ma túy chuyển vào hàng trăm tỉ đồng.
Sau khi hăm dọa, người này yêu cầu bà Đ.
phải chuyển tiền vào tài khoản mang tên
Hoàng Thị Nghĩa tại Chi nhánh Ngân hàng
Agribank Phục Hòa (Cao Bằng) để “kết hợp
công an điều tra”.
Hoảng sợ trước chiêu hù dọa của nhóm
người này, bà Đ. đã chuyển số tiền 283 triệu
đồngvào số tài khoảnmànhómnày cungcấp.
Ngày 14-12-2018, sau khi tiếp nhận đơn
trình báo của bà Đ., Phòng CSHS Công an TP
Hải Phòngđã khẩn trương vào cuộc xácminh,
bước đầu đã triệu tập một số đối tượng liên
quan để phục vụ điều tra, trong đó có Zhou
Ren (quốc tịchTrungQuốc) và NôngVănViệt.
Dùng số điện thoại hiện đầu số của công an để lừa đảo
Zhou Ren (quốc tịch TrungQuốc) vàNông Văn
Việt trong nhóm lừa đảo. Ảnh: ĐỖHOÀNG