001-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBa1-1-2019
Họ đã nói
Hồ sơ - Phóng sự
Hội Thích trồng cây: Từ thế giới ảo
đến chợ0 đồng
Họ là những con người tứ xứ chung
niềmđammê cây cỏ, tụ hợp với
nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
và kết mối thâm tình.
THANH TUYỀN
7
giờ 30 phút một sáng cuối tuần, góc
sân nhỏ ở Công viên Tao Đàn quận
1, TP.HCM đã rộn rã tiếng cười nói.
Người nào cũng tay xách nách mang, nào
là hạt giống, cây hoa, có cả những chậu
hướng dương, vạn thọ, cam thảo... đang ra
nụ. Đây là buổi họp mặt offline của thành
viên hội “Thích trồng cây” - cái tên đơn
giản, mộc mạc như chính sở thích, đam
mê của họ vậy.
Tay bắt mặt mừng
nói chuyện cây cối
Nhóm “Thích trồng cây” chủ yếu hoạt
động trên mạng xã hội, ai cũng có thể đăng
ký tham gia rồi trao đổi kinh nghiệm, kỹ
thuật trồng cây kèm thú vui khoe sản phẩm
đẹp lên Facebook của nhóm.
Cứ ba tháng một lần, nhóm
sẽ có buổi gặp mặt offline tại
Công viên Tao Đàn.
“Chị có tìm được giống cây
nào mới không?”, “Hôm nay
anh có gì thế?”, “Cây này là
cây gì?”, “Nó là cây bâng
khuâng đó chị, cái tên nghe ngộ
không”... những câu chuyện cứ
thế rôm rả suốt buổi gặp gỡ.
Nhà ở tận Biên Hòa (Đồng
Nai), mất hơn 60 phút đi xe buýt
nhưng chị Lê Thị Thảo luôn có mặt trong
các buổi offline của nhóm. “Vì đây là cơ hội
để gặp mặt mọi người, vui vậy mà không
đi thì uổng lắm” - chị Thảo tươi cười nói.
Chị Thảo vốn không phải là người quá
đam mê cây cảnh, mảnh vườn nhà chị chỉ
có vài loại rau để ăn. Vô tình biết đến nhóm
trong một lần lướt web, chị
Thảo trở nên thích thú với
việc chiết cây, giâm cành,
chăm hoa, tỉa lá từ khi nào
không biết.
“Ở nhà tôi chỉ trồng rau ăn
chơi thôi. Khi vào nhóm thấy
mọi người hay khoe hình hoa
lá rồi bình luận xôm tụ vui
quá. Trong nhóm không biết
gì cứ hỏi, sẽ có người giải đáp
ngay, từ đó tôi mê theo mọi
người luôn” - chị Thảo bày tỏ.
Tay cầm nhánh cây ưa thích vừa nhận
được từ thành viên khác trong nhóm,
bà Nguyễn Thị Huệ (ngoài 60 tuổi, ngụ
TP.HCM) cho biết bà coi nhóm như ngôi
nhà thứ hai của mình.
“Vốn thích trồng cây nên tôi hay tự mày
mò trồng nhiều loại cây mới ở nhà. Đôi khi
cũng gặp khó khăn, như cây chết giữa chừng
không biết hỏi ai. Vào nhóm rồi được mọi
người chỉ cho kinh nghiệm tôi mới thấy mình
biết còn ít quá. Có nhiều người trẻ mà họ rất
giỏi, có nhiều kiến thức lắm. Dần dần mình
gắn bó với mọi người luôn” - bà chia sẻ.
Nhóm “Thích trồng cây” không chỉ có các
thành viên ở TP.HCM mà còn nhiều anh chị
đến từ tận Sóc Trăng, PhúYên, Bình Phước…
cũng thamgia. Loay hoay cùng hai đứa con nhỏ
nhưng chị Minh Thư, bà mẹ trẻ mới chuyển từ
Hà Nội vào TP.HCM sinh sống tỏ ra rất háo
hức với buổi offline. Chị nói mọi người rất
thân thiện, nhiệt tình khiến chị tự tin hẳn lên.
Từ việc trồng rau đến chăm hoa, từ cây cảnh
đến cây ăn trái… không có một giới hạn nào
trong câu chuyện của họ.
“Sức hút của nhóm
không chỉ là niềm
đammê cây cỏ mà
đây là một nhóm
có văn hóa, có tình
cảm thật sự. Dù
hoạt động chính
qua mạng xã hội
nhưng mọi thứ phải
là thật”.
TRÚCPHƯƠNG
Q
ua giới thiệu của nhà sưu
tập tranh Trương Văn
Thuận, tôi có cuộc gặp
gỡ với họa sĩ Trương Văn Ý
vào một buổi chiều cuối năm
2018 tại nhà ôngThuận ở quận
5 (TP.HCM). Mặc chiếc sơmi
xám đã bạc màu, đi đứng có
phần khó khăn, chậm chạp,
người họa sĩ già bảo ba, bốn
năm nay mỗi khi trái gió trở
trời, đôi chân ông lại bị sưng
đau như thế.
“Tôi sợ nhất trời
không cho vẽ nữa!”
Kể về những bức chân
dung nghệ sĩ cải lương, họa
sĩ TrươngVănÝ cho biết năm
2014, khi biết tin TP.HCM sẽ
tổ chức kỷ niệm100 nămnghệ
thuật sân khấu cải lương, trong
đầu ông bắt đầu hình thành ý
tưởng vẽ bộ tranh chân dung
các nghệ sĩ để chuẩn bị cho
cuộc triển lãm.
“Tôi tìm hiểu thông tin rồi
gặp các nghệ sĩ để trò chuyện
nhằm bắt được cái thần của
họ để vẽ. Với những nghệ
sĩ đã qua đời, tôi tìm thông
tin qua các bài viết, hình ảnh
trên mạng… để thực hiện tác
phẩm. Nếu may mắn có ảnh
màu còn mới thì việc vẽ tranh
sẽ đơn giản hơn, còn nếu chỉ
có ảnh trắng đen thì tôi cần
tưởng tượng để tô điểm cho
nhân vật” - ông tâm sự.
Năm 2015, ông bắt tay vẽ
nhân vật đầu tiên là Nghệ sĩ
nhân dân Phùng Há. Ông tâm
sự trongnhững lầnbàđến thăm
“Tôi không bán tranh
chân dung nghệ sĩ”
Hơn 100
bức chân dung
nghệ sĩ là
món quà đặc
biệt mà họa sĩ
Trương Văn Ý
và nhà sưu tập
Trương Văn
Thuận dành
tặng cho
sân khấu
cải lương.
Họa sĩ
lão thành
Trương Văn
Ý bên bức
tranh nghệ
sĩ Khánh
Linh, một
người bạn
thân thiết
của ông.
Ảnh:
TRÚC
PHƯƠNG
“Điều tôi sợ nhất là
trời không cho mình
vẽ nữa chứ nếu còn
sức lực thì cứ vẽ,
nghề của mình mà
sao bỏ được.”
Họa sĩ
Trương Văn Ý
Cơ duyên gặp gỡ giữa tôi và
họa sĩ Trương Văn Ý có thể là
sự gặp gỡ giữa niềm đam mê
hội họa củamột họa sĩ với một
người sưu tập tranh. Tôi đứng
ra tổ chức triển lãm mỹ thuật
“Chân dung nghệ sĩ cải lương
qua nét vẽ của họa sĩ Trương
Văn Ý” diễn ra tại Nhà hát cải
lươngTrầnHữuTrang (TP.HCM)
vừa qua một phần muốn giúp
họa sĩ thực hiện ước nguyện,
phần muốn người dân có cơ
hội ngắmchân dung các nghệ
sĩ đã làmrạngdanhnghệ thuật
cải lương.
Nhà sưu tập tranh
TRƯƠNG VĂN THUẬN
hỏi các nghệ sĩ lão thành tại
viện dưỡng lão, ông từng có
duyên gặp gỡ, trò chuyện và
cảm mến trước tấm lòng của
bà nên chọn vẽ bà đầu tiên. Vẽ
không theo đặt hàng, không
vụ lợi nên ông cứ thế miệt
mài cầm cọ suốt gần ba năm.
Khi bộ tranh mới được 30
bức,mộtViệt kiềuPhápmê cải
lương đã tìm đến ngỏ lời mua
toàn bộ với giá 5 triệu đồng/
bức nhưng ông không đồng ý
vì nghĩ nếu bán một phần thì
bộ tranh cả trămbức sẽ trở nên
khiếm khuyết, dang dở. “Sau
triển lãm nhiều người hỏi tôi
có bán tranh không hoặc nếu
các nghệ sĩ mua lại tranh thì
bán thế nào. Tôi trả lời luôn
là không bán vì tôi còn nhiều
tranh khác để bán kiếm sống.
Những bức tranh này ngay từ
đầu tôi đã nghĩ sẽ tặng cho các
tổ chức để trưng bày. Điều tôi
sợ nhất là trời không chomình
vẽ nữa chứ nếu còn sức lực
thì cứ vẽ. Nghề của mình mà,
sao bỏ được!” - ông cười hiền.
Bén duyên với
sân khấu cải lương
Không nhiều người biết họa
sĩ TrươngVăn Ý từng là giám
đốc Trường Quốc gia Trang
trí mỹ thuật Gia Định từ năm
1972 đến trước ngày 30-4-
1975. Thời bấy giờ, gia đình
ông có ba phòng tranh thuộc
loại lớn ở Sài Gòn, cuộc sống
vì thế khá sung túc.
Năm1973, đoànhátÚtBạch
Lan - ThànhĐược thiếu người
thiết kế phục trang cho các vở
tuồng lấy cốt truyện từ Nhật.
Biết ông vừa tu nghiệp hội họa
từ Nhật về, người bạn thân là
họa sĩ ĐặngHoài Namđã giới
thiệuôngvề làmcôngviệc thiết
kế phục trang cho đoàn. Công
việc mới đầy thú vị giúp ông
làm quen với nhiều danh ca,
soạn giả cải lương đương thời.
Qua những lần trò chuyện ông
đã dần bắt được thần thái, nét
diễn của những nghệ sĩ mà về
sau chính là nguồn tư liệu quý
báu để ông sáng tác những bức
chân dung. Cái duyên của ông
với sân khấu cải lương cũng
được bắt đầu từ đây.
Sau năm 1975, gia đình
lâm vào hoàn cảnh khó khăn,
ông phải vẽ tranh kiếm tiền
nuôi sống cả nhà. Thời gian
này ông cũng mất luôn liên
lạc với người bạn thân Đặng
Hoài Nam. Mãi đến những
năm 1990, sau nhiều lần dò
hỏi ôngmới gặp lại người bạn
khi ấy đang sống trong viện
dưỡng lão nghệ sĩ. Trong buổi
tái ngộ đầy ắp cảm xúc và kỷ
niệm sau nhiều năm xa cách,
họa sĩ Trương Văn Ý đã vẽ
tặng người bạn cũ bức chân
dung sơn dầu. “Đây cũng là
bức chân dung đầu tiên tôi vẽ.
Về sau, trong một cuộc triển
lãm cá nhân tôi đã mượn lại
bức chân dung này để trưng
bày và từ đó được nhiều người
biết đến” - ông kể.
Sau buổi chuyện trò ngắn,
chúng tôi cùng trở về căn hộ
chung cư nhỏ cũ kỹ của họa
sĩ Trương Văn Ý trên đường
Trần Phú. Đúng như ông nói,
thứ có nhiều nhất ở nhà ông là
tranh, tranh được treo từ cầu
thang vào trong nhà. Phòng
khách vừa là phòng ngủ vừa
là nơi sáng tác của ông cũng
chất đầy tranh.
Mặc dù đã ở tuổi 85 nhưng
mỗi ngày ông vẫn miệt mài
bên giá vẽ. “Những bức chân
dung nghệ sĩ của tôi vẫn
phải gửi ở nhà ông Thuận
vì chưa có chỗ trưng bày
phù hợp. Vài lần chúng tôi
cũng ngỏ ý tặng tranh cho
một số tổ chức nhưng họ đều
im lặng. Tôi hiểu họ cũng
có cái khó vì để trưng bày
hơn 100 bức tranh thì phải
có một không gian lớn, bảo
quản cũng khó khăn nên họ
phải đắn đo. Hy vọng chúng
tôi sẽ sớm tìm được người
hỗ trợ nơi trưng bày những
bức tranh này” - người họa
sĩ già mong mỏi.•
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook