001-2019 - page 4

4
(PL)- Ngày 31-12-2018, vợ chồng nông
dân Đỗ Quang Quế ở huyện Nghĩa Đàn
(Nghệ An) đã kêu cứu với cơ quan chức
năng vì bị đốt nhà và nhiều lần bị kẻ gian
chặt phá cây ăn quả trong trang trại.
Gia đình ông Quế đến xã Nghĩa Thắng
(huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) mua đất
làm trang trại và chăn nuôi. Vợ chồng ông
đã nỗ lực lao động trồng hơn 2 ha cam và
ổi chừng hai năm nay. Tuy nhiên, khi bắt
đầu đến mùa cây cho quả thì trang trại
liên tục bị phá hoại.
Theo trình báo của ông Quế, ngày 4-4,
kẻ xấu vào trang trại của gia đình chặt phá
hỏng 31 cây cam, 32 cây ổi. 10 hôm sau,
trang trại của ông lại bị chặt 34 cây cam và
ổi. Đến ngày 22-4, số lượng cây ăn quả bị
chặt phá lại tăng thêm 60 cây cam, hơn 40
cây ổi. Trang trại chưa kịp khôi phục sản
xuất thì tới ngày 1-7 có 80 cây lại bị đốn hạ.
Ông trình báo cơ quan chức năng, khi
công an chưa bắt được thủ phạm thì chiều
23-12, gia đình ông bị đốt nhà trong trang
trại. Lửa bùng lên cháy hỏng hết bàn ghế,
tivi, quạt điện, tủ lạnh, phản gỗ, quần áo,
xe máy, chăn màn, mái nhà..., gây thiệt hại
hơn 370 triệu đồng.
Ông Quế ứa nước mắt nói: “Chúng tôi
làm ăn lương thiện, không ngờ lại bị kẻ
gian phá hoại, đẩy chúng tôi đến cảnh
khốn cùng như thế này. Gia đình tôi mong
muốn cơ quan pháp luật sớm tìm ra thủ
phạm, xử lý nghiêm minh”.
Ông Nguyễn Cảnh Duẫn, Phó Chủ tịch
UBND xã Nghĩa Thắng, cho biết chính
quyền địa phương đã chỉ đạo lực lượng
công an xã và các tổ tự quản tăng cường
công tác tuần tra vào ban đêm khu vực
trang trại gia đình ông Quế. Hiện Công an
huyện Nghĩa Đàn đang điều tra, truy bắt kẻ
hủy hoại tài sản và đốt nhà trên.
Đ.LAM
Thời sự -
ThứBa1-1-2019
CẨMTÚ
N
hững nguyên nhân dẫn
đến đất rừng bị lấn
chiếm, tranh chấp, sử
dụng không hiệu quả được
các chuyên gia chỉ ra tại Hội
thảo “Định hướng và giải
pháp tăng cường quản lý
nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đai ở các công ty nông,
lâm nghiệp, thực hiện nghị
quyết của Quốc hội”.
Hội thảo do Hội đồng Dân
tộc Quốc hội phối hợp với
Liên minh đất rừng Forland
vừa tổ chức tại TP.HCM.
Một nhân viên quản lý
500-1.000 ha đất rừng
Ông Mai Văn Phấn, Phó
Tổng Cục trưởng Tổng cục
Quản lý đất đai (BộTN&MT),
cho biết thực hiện chủ trương
rà soát, đổi mới và phát triển
nông, lâm trường quốc doanh
theo Nghị quyết 28/2004 của
Bộ Chính trị đến khi có Nghị
quyết 112/2015 của Quốc hội,
có 45 tỉnh, thành có đất nông
trường, lâm trường thuộc
diện phải rà soát.
Theo đó, tổng số tập đoàn,
tổng công ty, công ty nông
nghiệp, lâm nghiệp (công
ty) vốn nhà nước là 252 đơn
vị. Tổng diện tích đất giữ lại
Ngoài ra, chính sách không
thu tiền đối với công ty nông,
lâm nghiệp cũng là một kẽ hở
lớn, không gắn trách nhiệm,
để lấn chiếm tranh chấp.
“Một số nông, lâm trường
trì hoãn việc chuyển sang
thuê đất để tiếp tục hưởng
chính sách không thu tiền
này” - ông nhận xét và cho
rằng phải đánh giá lại. “Bộ
TN&MT đã lập dự án trong
năm 2019 sẽ đi kiểm tra toàn
diện các đơn vị này. Tổ công
tác đang xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá hiệu quả sử dụng
nhiên, đến nay đề án mới
được các bộ, ngành thẩm
định và phó thủ tướng mới
có ý kiến về việc ban hành
đề án. “Đề án chậm ban hành
dẫn tới còn 493/745 công ty
nông, lâm nghiệp chưa được
sắp xếp, đổi mới” - ông Bình
cho biết.
Ngoài ra, theo ông, nhiều
công ty nông, lâmnghiệp thua
lỗ, tình trạng tranh chấp, lấn
chiếm, vi phạm pháp luật đất
đai có nguồn gốc nông, lâm
trường vẫn chưa được giải
quyết triệt để, nhiều vụ việc
kéo dài chưa có biện xử lý.
Nguyên Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT Hứa Đức Nhị
(Chủ tịch Hội Trồng rừng)
cho hay trách nhiệm quản
lý rừng là câu chuyện rất
lớn nhưng các địa phương
đang gặp nhiều khó khăn.
“Sau khi Luật Đất đai ra đời,
kiểm lâm không được xử lý
vi phạm đất rừng mà giao
cho cán bộ địa chính. Làm
sao cán bộ địa chính quản lý
nổi” - ông Nhị bày tỏ.
Về nhận xét các công ty
nông, lâm nghiệp không đổi
mới mô hình quản trị, ông
cho hay đã làm lâm nghiệp
mấy chục năm nhưng cũng
không biết đổi mới theo mô
hình nào vì “không có mô
hình nào để học hỏi”.
GS-TS Đặng Hùng Võ đề
nghị phải đưa công nghệ vào
quản lý đất rừng. “Áp dụng
cách đo đạc của đất ruộng để
đi đo đất rừng nên đến nay vẫn
chưa xong” - ông nhận xét. •
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Bộ TN&MTMai Văn Phấn. Ảnh: CẨMTÚ
sau rà soát sắp xếp của 252
đơn vị này là gần 2 triệu ha
và đất lâm nghiệp chiếm 3/4
trong tổng số trên.
“Mặc dù đã rà soát nhưng
diện tích được giữ lại là quá
lớn, không tương xứng với
nguồn lực của các đơn vị. Một
số công ty trung bình một cán
bộ, nhân viên quản lý 500-
1.000 ha đất” - ông Phấn chỉ
ra. Ông cũng cho hay là mô
hình quản trị tại các công ty
không thay đổi, quản không
xuể nên chuyển sang cho thuê,
cho mượn, khoán đất rừng.
đất nông, lâm nghiệp tại 252
công ty” - ông thông tin.
Vi phạm đất rừng
kéo dài, chưa có
biện pháp xử lý
Ông Triệu Bình, Vụ Dân
tộc (Văn phòng Quốc hội),
cho hay Nghị quyết 112 của
Hội đồng Dân tộc Quốc hội
yêu cầu năm 2016 Chính phủ
phải hoàn thành đề án tăng
cường quản lý đối với đất đai
có nguồn gốc từ nông, lâm
trường do các công ty không
thuộc diện sắp xếp lại…Tuy
Chỉ 1/4 đất rừng được đo đạc, cắmmốc
Theo kết quả giám sát việc sử dụng đất đai ở 252 công
ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết 112, đến nay chỉ 22%
diện tích đất giao được rà soát đo đạc, cắm mốc, thiết lập
quản lý. Trong 45 tỉnh thực hiện chuyển đổi đất có nguồn
gốc từ nông, lâm trường quốc doanh thì chỉ có 11 tỉnh hoàn
thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 13 tỉnh
hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất.
Tổ công tác đang
xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá hiệu quả
sử dụng của gần 2
triệu ha đất mà 252
công ty nông nghiệp,
lâmnghiệpđanggiữ.
ÔngĐỗQuangQuế với những cây cam
bị chặt phá. Ảnh: Đ.LAM
Sẽ tổng kiểm tra đất của
các công ty nông, lâm nghiệp
Quỹ đất các công ty nông, lâmnghiệp nắmgiữ quá lớn trong khi nhân sựmỏng, cách quản trị cũ
nên đất rừng lâm cảnh “cha chung không ai khóc”.
Một giađìnhbáo liên tục bị người lạ
pháhoại
Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM)
ngày 31-12-2018 cho biết đã có kế hoạch
chủ động đảm bảo an ninh trật tự, an toàn
giao thông trong dịp Tết dương lịch 2019
này. Trong đó, chú trọng việc phân luồng,
điều tiết, tránh việc ùn tắc tại trung tâm
TP, nhất là tại các khu vực diễn ra chương
trình bắn pháo hoa, biểu diễn văn hóa
nghệ thuật chào đón năm mới.
CSGT sẽ tăng cường bố trí lực lượng
tuần tra kiểm soát, lập biên bản, xử lý
nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân
dẫn đến tai nạn giao thông như chạy xe
quá tốc độ quy định; dùng rượu bia khi lái
xe; đi vào đường cấm, giờ cấm, đi ngược
chiều, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy
định… Trong đó sẽ tăng cường giám sát
qua camera cố định và camera di động
nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.
Đặc biệt, CSGT sẽ chủ động phối hợp
với các đơn vị nghiệp vụ như cảnh sát
hình sự, cảnh sát cơ động để tuần tra tại
các khu vực, tuyến đường thường xảy ra
các vụ phạm pháp hình sự như địa bàn
giáp ranh, bến tàu, bến xe, sân bay, bến
cảng, các điểm giao dịch thương mại, các
chợ, nơi vắng vẻ… Đồng thời kiểm tra,
xử lý thanh thiếu niên sử dụng xe máy,
mô tô thay đổi kết cấu, không biển số,
gắn biển số giả hoặc ngụy trang biển số
(bôi, xóa, bẻ cong). Kiểm tra kỹ các cốp
xe để sớm phát hiện hung khí nhằm chủ
động ngăn chặn tình trạng tụ tập, đua xe
trái phép và các vấn đề tội phạm khác trên
địa bàn.
Mặt khác, CSGT cũng chủ động phối
hợp với Thanh tra Sở GTVT trong việc
xử lý những trường hợp xe khách, taxi
đón trả khách không đúng nơi quy định
hoặc lập bến “cóc”, xe “dù”…
LÊ THOA
CSGTTP.HCMkiểmtragắt gao
các thanhniênnghi vấn
CSGTTP.HCMsẽphốihợpvớinhiềulựclượngđểxử
lý tội phạmtrong dịp Tết dương lịch. Ảnh: L.THOA
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook