12
TRẦNNGỌC
“G
ần Tết nguyên đán
2019,một số thương
lái cố tình đưa heo
chết, heo bệnh lở mồm long
móng từ các tỉnh vàoTP.HCM
tiêu thụ. Tình hình này đang
rất căng” - bà Phạm Khánh
Phong Lan, Trưởng ban Quản
lýAn toàn thực phẩm (ATTP)
TP.HCM, nói.
B t tại trận nhiều vụ
heo chết, heo bệnh
Sáng 23-1, Đội quản lý
ATTPchợ đầumối Bình Điền
(thuộc Ban quản lý ATTP
TP.HCM) kiểm tra và phát
hiện xe tải chở 12 con heo đã
giết mổ (hơn 1,1 tấn) có biểu
hiện bệnh lở mồm long móng
với các móng chân bong tróc.
Chủ hàng khai số heo nói
trên có nguồn gốc từ tỉnhVĩnh
Long.Ngoài tiêuhủy,Đội quản
lý ATTP chợ đầu mối Bình
Điền còn đề xuất Ban quản
lý ATTP TP.HCM phạt chủ
hàng khoảng 40 triệu đồng.
Cũng trong sáng 23-1, Đội
quản lý ATTP chợ đầu mối
Bình Điền kiểm tra và phát
hiện một con heo có nguồn
gốc từ tỉnh Long An (gần 90
kg) bị chết trước khi giết mổ
Con heo này có biểu hiện
rỉ dịch, cơ nhạt màu, xuất
huyết, bốc mùi hôi thối… và
được “ém” chung với những
con heo đạt chất lượng khác.
Trước đó, ngày 18-1, Đội
quản lý ATTP chợ đầu mối
Bình Điền cũng đã phát hiện
năm con heo đã giết mổ (hơn
900 kg) có nguồn gốc từ tỉnh
Hòa, Long An)” - bà Khanh
cho biết thêm.
Theo bà Khanh, sau khi
vụ việc 20 con heo lở mồm
long móng nói trên xảy ra,
nhân viên thú y kiểm tra số
heo còn lại của ông Trường
đang nhốt tại cơ sở Sơn Thủy
Hà chờ giết mổ.
“Kết quả ghi nhận ba con
có biểu hiện bệnh lở mồm
long móng nên đã thực hiện
tiêu hủy. Chi cục Chăn nuôi
và Thú y tỉnh Long An cũng
đã tạm ngừng công tác kiểm
soát giết mổ năm ngày đối
với nhân viên thú y tại cơ
sở Sơn Thủy Hà. Đối với
những trường hợp còn lại,
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
tỉnh LongAn đang chờ nhận
thông tin chính thức từ phía
Ban quản lý ATTP TP.HCM
để truy xuất chủ hàng và cơ
sở giết mổ. Từ đó có căn cứ
xử lý” - bà Khanh nói.
Theo bà Khanh, trên địa
bàn tỉnh Long An hiện có
tám cơ sở giết mổ heo tập
trung. Những cơ sở này mỗi
ngày giết mổ và đưa vào
TP.HCM tiêu thụ từ 4.500
tới 5.000 con.
“Số heo này có nguồn gốc
từ các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Bến Tre… Hiện
bệnh lở mồm long móng đã
xuất hiện ở một số tỉnh nên
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
tỉnhLongAn tăng cường giám
sát tại các cơ sở giết mổ” - bà
Khanh cho biết.•
Ngăn heo lởmồm longmóng
vào TP.HCM
Chi cục
Chăn nuôi
vàThú y
TP.HCM
tăng cường
giám sát và
kiểm tra
chặt hoạt
động giết
mổ tại các
cơ sở trên
địa bàn TP.
Ngày 4-1, Chi cục Chăn nuôi
và Thú y TP.HCM phát hiện 90
con heo sống có nguồn gốc từ
một tỉnh lân cận TP.HCM bị lở
mồm longmóngđược đưa vào
một cơ sở TP.HCM để giết mổ.
Đếnngày 17-1, Chi cục Chăn
nuôi và Thú y TP.HCM tiếp tục
phát hiện60 conheo cónguồn
gốc từ tỉnh Đồng Nai đưa vào
TP.HCM để giết mổ.
Tiêu điểm
Nhân viên Ban quản lý An toàn thực phẩmTP.HCMkiểmtra thịt heo từ các tỉnh đưa vào
chợ đầumối HócMôn. Ảnh: TRẦNNGỌC
LongAn không dấu kiểm soát
giết mổ. Điều đáng nói, các
móng chân toàn bộ heo này
bị bong tróc, điển hình của
bệnh lở mồm long móng. Để
qua mắt cơ quan chức năng
và lừa dối người tiêu dùng,
chủ hàng đã chặt bỏ bốn chân
của heo.
Chưa hết, cuối tháng 12-
2018, Đội quản lý ATTP
chợ đầu mối Hóc Môn (TP.
HCM) phát hiện 20 con heo
đã giết mổ có nguồn gốc từ
tỉnh LongAn bị lở mồm long
móng. Toàn bộ số heo này bị
tiêu hủy.
Tạm đình chỉ công
tác nhân viên thú y
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
ngày 24-1, bà Lê
Thị Mai Khanh, Phó Chi cục
trưởng Chi cục Chăn nuôi và
Thú y tỉnh LongAn, cho biết
chủ 20 con heo bị lở mồm
long móng nói trên là ông
Nguyễn Quang Trường. “Số
heo này được giết mổ tại cơ
sở Sơn Thủy Hà (huyện Đức
Đời sống xã hội -
ThứSáu25-1-2019
Dạy kỹnăngmềmđang rất bát nháo
Đây là nhận định của PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tại hội
thảo “Các giải pháp và mô hình tiêu chuẩn của việc rèn
luyện kỹ năng mềm cho sinh viên (SV) đáp ứng nhu
cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP.HCM”
do
trường tổ chức ngày 24-1.
Theo ông Sơn, việc dạy kỹ năng mềm hiện nay rất
bát nháo. Nhiều người đi dạy không có đạo đức, mang
danh đi dạy nhưng xem đó là show để biểu diễn, chụp
ảnh đăng Facebook để có thêm nhiều show, hoặc xem
việc đi dạy kỹ năng là việc quảng bá hình ảnh bản thân.
“Đây là suy nghĩ rất đáng sợ, nó làm mất phẩm chất
người thầy lẽ ra phải làm công việc người học đang
thiếu gì để rèn luyện cho họ… Ở đây người chịu thiệt
chính là người học” - ông Sơn nhận định.
Cũng theo ông Sơn, thực tế rất nhiều SV bị lừa với
chiêu lấy kỹ năng mềm để xin data, lấy kỹ năng mềm
nói chuyện để bán hàng đa cấp. Rất nhiều giảng viên
nghĩ môn này chỉ vui mà không quan tâm đến chuẩn.
Có người không dạy chuyên ngành mình được đào tạo
mà chuyển sang dạy kỹ năng mềm, có trường đại học
mở bộ môn kỹ năng mềm nhưng lại không hề có trưởng
bộ môn chuyên môn sâu về lĩnh vực.
“Có trường hợp một người liên tục thiếu kỹ năng
mềm nhưng lại trở thành một chuyên gia dạy kỹ năng
mềm - ứng dụng để thành công. Có người chuyên đi
dạy kỹ năng mềm mà lại từng bị đuổi việc tới 12 lần...
Nhiều nơi một buổi tổ chức học 5-7 kỹ năng mềm,
sau đó cấp chứng chỉ cho SV, bài giảng có mục tiêu
là khóc, cười, vỗ tay mới thành công... Đây là hành vi
không có đạo đức nghề nghiệp, là thầy cô đang làm hư
khoa học và hại cho người học” - ông Sơn nhấn mạnh.
ThS Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường ĐH Ngân
hàng TP.HCM nêu thực tế: Hiện một số trường đại học,
sĩ số SV đông 50-100 em/lớp. Trường muốn dạy kỹ
năng mềm cho SV nhưng giảng viên không có sự hỗ trợ
về phương pháp, công cụ thăm dò khi tổ chức lớp học.
Hoặc nếu có dạy thì quỹ thời gian quá ít, giảng viên mời
ngoài nên không có cơ hội tiếp xúc nhiều với SV. “Điều
này dẫn đến tình trạng SV học kỹ năng một cách sơ sài,
nội dung không gắn với nhu cầu nên không hình thành
được kỹ năng phù hợp với đặc điểm ngành nghề” - bà
Nhung cho hay.
Các đại biểu khác trong hội thảo cũng đề nghị việc
dạy kỹ năng cho SV là nhu cầu và cần thiết. Các đơn vị
giáo dục cần quan tâm đến chất lượng giảng viên, năng
lực tổ chức quá trình giáo dục kỹ năng mềm, đào tạo
liên tục về phương pháp, kỹ thuật giảng dạy... để hỗ trợ
các trường hiệu quả hơn.
PHẠMANH
Trao giải sáng tác ca khúc thanh niên
với văn hóa giao thông
(PL)- Ngày 24-1, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông
Quốc gia tổ chức lễ trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc
“Thanh niên với văn hóa giao thông” 2018.
Cuộc thi sáng tác ca khúc thanh niên với văn hóa
giao thông 2018 được tổ chức từ tháng 10 đến tháng
12-2018. Sau hai tháng phát động, ban tổ chức đã nhận
được 96 ca khúc đến từ 30 tỉnh, thành. Hầu hết ca khúc
có giai điệu đẹp, cấu trúc gọn gàng, phong cách mới,
sáng tạo. Hội đồng giám khảo đã chọn ra năm ca khúc
tiêu biểu để trao giải. Các tác phẩm đoạt giải sẽ nhận
được bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh cùng tiền mặt.
Cuộc thi không có giải nhất, giải nhì thuộc về tác
phẩm
An toàn giao thông
của tác giả Cao Trung
Nguyên đến từ Khánh Hòa; giải ba thuộc về tác phẩm
Vui khúc hát dựng xây văn hóa giao thông
của tác giả
Trần Phú Thiên đến từ Quảng Nam. Ca khúc đoạt giải
khuyến khích là
Lái xe an toàn
của tác giả Nguyễn
Thế Phúc,
Bài ca tuyên truyền an toàn giao thông
của
đồng tác giả Nguyễn Quang Khánh - Phan Xuân
Thưởng đến từ Đà Nẵng/Quảng Ninh, ca khúc
Thanh
niên hãy làm gương
của tác giả An Hiếu đến từ Hà
Nội.
VIẾT THỊNH
TP.HCMgiámsát chặt các cơ sởgiếtmổheo
trên địa bàn nên không ít thương lái đưa heo
vào giết mổ tại các cơ sở ở tỉnh. Không loại
trừ một số tỉnh chưa quản lý chặt hoạt động
giết mổ nên để lọt heo chết, heo lở mồm
long móng. Số heo này sau đó được tuồn
vào TP.HCM tiêu thụ.
“Hiện gần Tết nên thịt heo đang tăng giá,
nhu cầu tiêu thụ cũng tăng. Do đó một số
thương lái tìmđủ cách để đưa heo bệnh, heo
chết vào TP.HCM. Chính vì vậy, Ban quản lý
ATTP phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú
y TP.HCM giám sát chặt việc vận chuyển heo
sống và heo làm sẵn đưa vào TP” - bà Phạm
Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP
TP.HCM, nói.
Giám sát chặt việc vận chuyển heo