6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu25-1-2019
ra biên bản kiểm tra tình trạng thiết
bị được lập vào ngày 20-4-2017.
Theo LS Nguyễn Thúy Kiều, biên
bản này do phòng vật tư thiết bị y
tế BV đa khoa tỉnh Hòa Bình soạn
thảo, có chữ ký của bị cáo Trần Văn
Thắng,TrầnVănSơn vàHoàngCông
Lương. Tuy nhiên, biên bản đã bị
sửa chữa rất nhiều chi tiết.
Cụ thể, biên bản bị sửa ngày tháng,
từ“ngày20 tháng04năm2016” thành
“ngày20 tháng04năm2017”; tên thiết
bị máy từ “hệ thống nước RO số 1”
sửa thành “hệ thống nước RO số 2”;
nguyên nhân hỏng của thiết bị bán tắc
màngROvà van05bị sửa thành03…
LS Kiều nói văn bản này đã có
sự sửa chữa nên không thể đảm bảo
tính khách quan để làmchứng cứ khi
cáo buộc Hoàng Công Lương biết
rõ việc sửa chữa cũng như thời gian
tiến hành sửa chữa hệ thống RO số 2.
“Chúng tôi có đủ cơ sở khẳng định
biên bản kiểm tra tình trạng thiết bị
lập ngày 20-4-2017 là của hệ thống
RO số 1, chứ không phải của RO số
2. Việc này có dấu hiệu hợp thức hồ
sơ, làm sai lệch vụ án…” - LS Ngô
Thị Thu Hằng nói.
Đối đáp lại ngay sau đó, bà Bùi
Thị Thu Hằng, đại diệnVKS, khẳng
định quá trình điều tra lần một và
phiên tòa sơ thẩm lần một, các bị
cáo Trần Văn Sơn và Hoàng Công
Lương đều thừa nhận có tham gia
ký và xác nhận đây là biên bản do
Sơn lập vào ngày 20-4-2017. Về
ý kiến cho rằng lý lịch máy trong
biên bản thuộc hệ thống RO số 1
chứ không phải RO số 2, bà Hằng
cho hay đây sẽ là một nội dung để
cơ quan tố tụng tiếp tục làm rõ trong
giai đoạn tiếp theo.
Cũng theo đại diệnVKS, vào thời
điểm phiên tòa sơ thẩm lần trước,
chưa ai phát hiện đây có phải là tài
liệu hợp thức hóa hay không. Với
những diễn biến vừa diễn ra, nếu
cho rằng có việc hợp thức hóa thì
chỉ là mới bị phát hiện. Ngay trong
nội dung cáo trạng, cơ quan tố tụng
đã khẳng định sẽ tiếp tục điều tra
làm rõ về các tài liệu có dấu hiệu
bị chỉnh sửa.
Tuy nhiên, nữ kiểm sát viên khẳng
định vấn đề này không làm thay đổi
bản chất của vụ án, bởi Lương là
người đề xuất sửa chữa và biết rõ
ngày sửa chữa. Cho dù sửa chữa gì
đi nữa thì với trách nhiệm của một
bác sĩ, Lương buộc phải kiểm tra
các điều kiện đã an toàn hay chưa
để đưa vào sử dụng. “Căn cứ để xác
định Lương biết ngày 28-5 sửa chữa
là qua chính lời khai của bị cáo và
điều dưỡng Nguyễn Thị Hằng. Đề
nghị HĐXX tiếp tục xét xử, đại
diện VKS không đồng ý với quan
điểm trả hồ sơ” - đại diện VKS nói.
Trách nhiệm xác minh
trước khi cho chạy thận
Đại diện VKS cho rằng có đủ căn
cứ để truy tố Lương tội vô ý làm
chết người, bởi chủ thể của tội này
là người có hành vi vô ý gây thiệt
hại về tính mạng cho người khác.
Trước khi ra y lệnh, dù biết nguồn
nước bị can thiệp nhưng Lương đã
không kiểm tra, bởi vậy đây là hành
vi nguy hiểm.
TUYẾNPHAN
N
gày 24-1, phiên sơ thẩm xét
xử vụ án liên quan đến sự cố
chạy thận khiến chín người
chết tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình
tiếp tục với phần tranh luận giữa
các luật sư (LS) và đại diện VKS.
Khi được HĐXX đặt câu hỏi có tự
bào chữa gì cho mình không, Hoàng
Công Lương chỉ nói ngắn gọn: “Nếu
bị cáo phải đi tù thì kiến nghị Bộ
GD&ĐT, Bộ Y tế đào tạo cho các
sinh viên y tế trang bị kiến thức để
không giống bị cáo như bây giờ”.
Có dấu hiệu chỉnh sửa
tài liệu để buộc tội Lương?
Trái với phiên sơ thẩm lần thứ nhất
vào hồi tháng 5-2017, khi đó Hoàng
Công Lương có rất nhiều lời khai để
tự bào chữa cho mình. Nhưng tại
phiên tòa lần này, Lương ủy quyền
toàn bộ cho các LS tham gia gỡ tội.
Tại phần tranh luận sáng 24-1, rất
nhiềuLS bào chữa choLương đã đưa
Vụ BS Lương:
“Phải biết chắc
an toàn mới cho
chạy thận”
Theo VKS, Lương trực tiếp ký đề
xuất sửa chữa, tẩy rửa màng RO nên
bị cáo biết rõ nội dung sửa chữa ngày
28-5-2017. Là bác sĩ được đào tạo
chuyên ngành về kỹ thuật lọc máu,
Lương buộc phải biết sau khi tẩy rửa
hệ thống RO, nguồn nước phải đảm
bảo thì mới ra y lệnh chạy lọc thận.
Đại diện VKS khẳng định không
cáo buộc Lương phải chịu trách
nhiệmvề nguồn nước cũng như phải
trực tiếp kiểm tra chất lượng nguồn
nước mà chỉ cáo buộc với vai trò là
bác sĩ điều trị, Lương phải xác minh
lại thông tin về nguồn nước để đảm
bảo an toàn cho người bệnh. Tại ca
lọc thận ngày 29-5-2017, vì hệ thống
RO số 2 vừa sửa chữa, Lương buộc
phải lựa chọn sự an toàn của người
bệnh chứ không thể vì thói quen mà
thực hiện ra y lệnh theo phản xạ.
Trước khi ra y lệnh, Hoàng Công
Lương không xác minh lại thông tin
từ người sửa chữamà chỉ nghe thông
tin gián tiếp từ điều dưỡng viên để
ra y lệnh. Điều dưỡng viên này lại
không hề là người được giao nhiệm
vụ chịu trách nhiệm nguồn nước.
“Với vai trò phụ trách chuyên môn
điều trị và lương tâm của bác sĩ,
Lương buộc phải biết nguồn nước
phải đảm bảo an toàn trước khi cho
chạy thận cho bệnh nhân” - đại diện
VKS nói. •
Cũng tại phiên tòa, LSPhạmQuangHưng, người
bào chữa chobị cáoĐỗAnhTuấn (giámđốc Công
ty CP Dược phẩmThiên Sơn), vẫn tiếp tục khẳng
địnhmình có chứng cứ về“sự bất thường”tồn dư
hóa chất trong hệ thống RO.
Trước đó, ngày 19-1, LS này đưa ra quan điểm
có dấu hiệu của vụ án “đầu độc chết người”. Tuy
nhiên, sau khi xemxét tài liệumà LS này cung cấp,
HĐXX xác định đây không phải là chứng cứ mới
mà chỉ là quan điểm cá nhân của LS.
Theo LS Hưng, kết luận giám định xác định
nguyên nhân các bệnh nhân tử vong là do ngộ
độc florua, vì vậy khi giải quyết vụ án phải tìmai là
người đưa florua vào cơ thể các nạn nhân để gây
ra cái chết. Hơn thế, kết luận giám định cho thấy
các nạn nhân bị ngộ độc florua nhưng cáo trạng
của VKS lại cáo buộc do tồn dư hóa chất HF.“Đây
là điểm mới, bởi dù nó cũ nhưng không ai phát
hiện ra nên vẫn mới” - ông Hưng nói.
Vị này cho hay đã thamkhảo nhiều giáo sư đầu
ngành thì không thể chứng minh từ ba hóa chất
mà Bùi Mạnh Quốc sử dụng (HCL, HF và Javen)
có thể dẫn tới tồn dư HF. Cùng với đó, chưa có tài
liệunào xác định tronghệ thốngROhaymáy chạy
thận có HF. Ông Hưng còn cho rằng hàm lượng
florua có sự bất thường tại các quả lọc thận cũng
nhưmáy chạy thận, đồng thời đề xuất điều tra có
hay không nhân tố khác đưa florua vàomáy chạy
thận, VKS phải rút cụm từ HF là nguyên nhân gây
nên cái chết vì thực ra là florua.
Tuy nhiên, đại diệnVKS đã phản bác quan điểm
của ông Hưng, khẳng định florua phù hợp với
nguồn gốc HF mà Bùi Mạnh Quốc sử dụng. Nữ
kiểmsát viên chohay sau khi tiếp cậnnhữngquan
điểmLS Hưng đưa ra và sau quá trình nghiên cứu
thì thấy không chính xác và không khách quan.
Việc hàm lượng florua bất thường tại các quả lọc
thận là phù hợp với thực tế. Điều này phụ thuộc
vào nhiều nguyên nhân, trong đó lượng tồn dư
có thể thay đổi liên tục khi hệ thống vận hành
hoặc có thể phụ thuộc vào độ dài cắm kim của
mỗi bệnh nhân, có người truyền trước, có người
truyền sau.
“Chưa kể, nồng độ florua còn phụ thuộc vào
tỉ lệ trộn giữa nước RO và dung dịch lọc khi tiến
hành chạy thận… Chúng tôi khẳng định không
có dấu hiệu đầu độc như LS nói” - nữ kiểm sát
viên khẳng định.
Tranh luận về cái gọi là “chứng cứ đầu độc”
“Với vai trò phụ trách
chuyên môn điều trị và
lương tâm của bác sĩ,
Lương buộc phải biết
nguồn nước phải đảm
bảo an toàn trước khi
cho chạy thận cho bệnh
nhân” - đại diện VKS.
VKS đề nghị chia đôi tờ vé số trúng độc đắc ở Cà Mau
(PL)- Chiều 24-1, xử phúc thẩm vụ tranh chấp tờ vé số, tòa
thông báo nghị án và sẽ tuyên án vào sáng thứ Hai 28-1. Tại
tòa, luật sư (LS) phía bị đơn cho rằng không ai có thể bình
tĩnh ngủ tiếp sau khi nghe tin trúng số. Hơn nữa, nếu do lúc
đó quá say thì khi bà Phỉ đi lãnh vé số về rồi đưa cho ông Dữ
8 triệu đồng, ông Dữ phải phản đối mới hợp lẽ cách ứng xử
thông thường. Ngoài ra, bà Phỉ đã không có chứng cứ nào
chứng minh ông Dữ đã tặng tờ vé số cho chồng bà.
LS phía nguyên đơn bảo vệ quan điểm tờ vé số độc đắc
là của thân chủ mình và cho rằng bằng chứng chính là ông
bán vé số Phan Văn Tến đã khẳng định ông Dữ là người
mua, trả tiền và lấy vé số từ túi quần ra để ông dò. LS
cũng cho rằng ông Hậu là bị đơn quan trọng, người trực
tiếp có mặt trong toàn bộ quá trình từ mua đến dò vé số
nhưng HĐXX chấp nhận sự vắng mặt của ông, để bà Phỉ
đứng đại diện giám hộ là không đúng thủ tục.
Trong phần tranh luận, LS phía nguyên đơn đề nghị tòa
tuyên y án sơ thẩm. Trong khi LS phía bị đơn và đại diện
VKS cho rằng chứng cứ hai bên đều không chắc, chưa rõ
ràng, vì tình người đề nghị tòa chia đôi tờ vé số.
Theo hồ sơ, ngày 12-8-2017, ông Dữ đến nhà vợ chồng
bà Hứa Thị Phỉ nhậu. Tại đây, ông đã mua chịu một tờ vé
số của ông Tến. Hôm sau ông Dữ tiếp tục nhậu tại nhà bà
Phỉ, ông Tến đến dò giùm ông tờ vé số thì phát hiện trúng
giải đặc biệt. Nhưng do quá say rượu nên dù hay tin trúng
số ông vẫn ngủ tiếp. Vợ chồng bà Phỉ lấy tờ vé số đi lãnh
thưởng và nói với ông Dữ là chỉ trúng giải 8 triệu đồng.
TAND TP Cà Mau xử sơ thẩm đã tuyên ông Dữ là người
chủ sở hữu tờ độc đắc. Vợ chồng bà Phỉ kháng cáo.
CHÍ HẠO
Theo VKS, Hoàng Công Lương không phải chịu
trách nhiệmvề nguồn nước và kiểm tra chất lượng
nguồn nước nhưng Lương phải xác minh, biết chắc
nguồn nước đảmbảo an toànmới ra y lệnh.
Bị cáoHoàng Công Lương tại tòa ngày 24-1. Ảnh: TUYẾNPHAN