107-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm16-5-2019
CHÂNLUẬN
Tôi nghĩ rằng giờ phải nói
thẳng, nói thật với nhau mới
phát triển được chứ cứ nịnh
nhau thì không được đâu”. Ông
Nguyễn Văn Đệ (bầu Đệ), Chủ tịch
Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt
Nam và Câu lạc bộ Bóng đá Thanh
Hóa, phát biểu như vậy tại hội thảo
“Vai trò của tư nhân trong cung cấp
dịch vụ công” diễn ra ngày 15-5.
Hội thảo do Phòng Công nghiệp
và Thương mại Việt Nam (VCCI)
phối hợp với Cơ quan Phát triển
quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức.
Tư nhân cạnh tranh không
cân sức với nhà nước
ÔngNguyễnVănĐệ kể năm2005,
ông xin xây bệnh viện. Nhiều quan
chức ở trung ương và địa phương bảo
“ông này vớ vẩn, có bằng cấp đâu
mà làm”. Nhưng ông vẫn cố gắng
theo đuổi, làm mọi thủ tục, xin chủ
trương, xin cấp đất…nên hiện nay ai
lập bệnh viện tư nhân cũng dễ hơn.
“Chính phủ nói cái gì doanh nghiệp
(DN) làm được thì Nhà nước không
làm. Tuy vậy, các dịch vụ công hiện
nay đang có sự cạnh tranh quyết liệt
giữa Nhà nước và tư nhân. Trong
cuộc cạnh tranh này, tư nhân không
cân sức với Nhà nước. Một anh lấy
vốn, trí tuệ, công sức, huy động anh
em, họ hàng ra làm, còn một anh lấy
ngân sách để làm. Thế nên anh tư
nhân lúc nào cũng khổ, muốn vượt
lên thì phải chấp nhận nhiều cái tiêu
cực, luồn lách. Đây là một nguy cơ
cho cộng đồng DN” - ông Đệ nói.
Bầu Đệ lấy ví dụ trong ngành
du lịch. 20 năm trước mỗi bộ đều
có một khách sạn ở vị trí đắc địa.
Nay Thủ tướng không cho đầu tư
nữa thì những nơi đó kinh doanh
không tốt nhưng họ vẫn tận dụng
lợi thế là Nhà nước, cơ quan thuế
không dám vào.
“Bây giờ cán bộ nhà nước có tiêu
chuẩn rồi, đi công tác ngủ ở đâu thì
đem hóa đơn về thanh toán, cần gì
các bộ phải có khách sạn nữa. Vừa
rồi Bộ KH&ĐT gương mẫu trả một
số khách sạn, các bộ cũng nên như
vậy. Tại sao các bộ cứ ôm làm gì.
Tôi đã có văn bản đề nghị thu lại các
khách sạn này và tổ chức đấu giá để
DN đầu tư. Khách sạn tư nhân thì
rất đẹp, đến khách sạn trung ương
thì lụp xụp…” - ông Đệ nhận xét.
ÔngĐệ cũng nhìn nhậnThủ tướng
nói rất đúng nhưng có khi trên nói
một đằng, dưới lại làm một nẻo.
Chẳng hạn Luật Khám chữa bệnh
đang chuẩn bị ban hành, dù Chính
phủ cấm ra giấy phép con nhưng
trong đó cũng lồng nhiều lắm. Nào
là kinh nghiệm năm năm, nào là chế
độ quản lý, rồi quá trình thẩmđịnh…
Ngay cả việc từ thiện, tư nhân muốn
làm không phải dễ, bởi người ta bảo
“không phải việc của các anh!”.
“Thủ tướng thì bận, DN suốt ngày
nhắn tin cho Thủ tướng, Thủ tướng
cũng khổ. DN suốt ngày khóc lóc
nhưng không biết tiếng khóc có lên
được Thủ tướng không. Chúng ta
phải mạnh dạn xã hội hóa, tin tưởng
DN để đưa ra được chính sách tốt.
Nhiều dịch vụ công nên để cho các
hội, hiệp hội làm. Cán bộ làm khó
tốt được” - ông Đệ kết luận.
Sau một đêm có thể
mất nghiệp
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
Công tyVinaCert, kể rằng trên bước
đường kinh doanh, tham gia xã hội
hóa dịch vụ khoa học công nghệ,
ông đã tốn rất nhiều tâm huyết mới
vượt qua được khó khăn. Có khi ông
còn kiện cả một tổng cục trưởng khi
đi thành lập một tổ chức chuyên về
công nhận và giám định.
“Có lần gặp bộ trưởng KH&CN,
bộ trưởng hỏi tôi việc đã xong chưa,
có cần giúp gì không. Tôi nói không,
để tôi làm. Thế là tôi mất chín năm
mới ra được tổ chức công nhận” -
ông Dũng kể.
Đã vậy không phải lúc nào kinh
doanh cũng thuận lợi. Bởi như ông
Dũng nói, tư nhân có thể sau một
đêm là mất nghiệp, bởi những quy
định của pháp luật hoặc đôi khi chỉ
là một văn bản hành chính.
Chẳng hạn trước năm 2017, các
cơ sở sản xuất giống thủy sản phải
Tư nhân chấp nhận tiêu cực,
luồn lách - tại sao?
Doanh nghiệp suốt ngày khóc lóc nhưng không biết tiếng khóc có đến đượcThủ tướng không.
BầuĐệ (bên trái ảnh) nói rằngDN thì suốt ngày khóc lóc nhưng không biết tiếng khóc có đến được Thủ tướng không. Ông
NguyễnHữuDũng nhận xét các quy định của pháp luật vẫn có phần ưu ái Nhà nước, khó tiên lượng và thiếu nhất quán.
Ảnh: CHÂN LUẬN
đánh giá chứng nhận hợp quy điều
kiện sản xuất nhưng đùng một cái
Luật Thủy sản (2017) ra đời, điều
kiện sản xuất giống thủy sản lại phải
chứng nhận như chứng nhận điều
kiện sản xuất và được thực hiện bởi
các cơ quan quản lý nhà nước (có
phân cấp đến địa phương).
“Như vậy có khi chỉ sau một
đêm, tất cả vốn liếng đầu tư đã trở
thành vô nghĩa rồi. Đó là nỗi lo sợ
nhất của các nhà đầu tư. Mất nghiệp
chỉ bởi một quy định thì không có
nhà đầu tư nào dám mạnh dạn đầu
tư nữa” - ông Dũng nói.
Tư nhân làm tốt,
sao không để họ làm
Phát biểu tại hội thảo, Trưởng ban
Pháp chế VCCI ĐậuAnh Tuấn dẫn
ra nhiều ví dụ về việc tham gia của
tư nhân trong các dịch vụ công mà
trước đây hoàn toàn là câu chuyện
của các đơn vị nhà nước. Đầu tiên
là câu chuyện về bóng đá. “Khi bầu
Đệ vừa quay trở lại tham gia vào
bóng đá thì lập tức đội Thanh Hóa
thắng hai trận giòn giã” - ông Tuấn
dẫn chứng.
Theo ông Tuấn, việc tư nhân tham
gia vào bóng đá như tài trợ cho các
câu lạc bộ, mở trung tâm đào tạo
hay tài trợ cho đội tuyển quốc gia đã
thu được những thành công rất lớn.
Hay trong câu chuyện hàng không,
khi có sự tham gia của VietJet Air
và mới đây là Bamboo thì Vietnam
Airlines buộc phải chuyển mình,
cung cấp các dịch vụ tốt hơn. “Tôi
là người bayVietnamAirlines nhiều
và tôi thấy rõ điều đó” - ông Tuấn
khẳng định.
Hướng về cử tọa tham gia hội
thảo, ông Tuấn nói rằng chắc mọi
người đi công tác cũng nhiều. Một
trong những dịch vụ mà mọi người
hay sử dụng là khách sạn. “Hình
như khách sạn do Nhà nước quản
lý mùi nó khác, còn khách sạn tư
nhân mùi nó khác” - ông Tuấn nói.
Nhiều diễn giả tham gia hội thảo
đều khẳng định rằng Nhà nước chỉ
nên là chủ thể tạo ra sân chơi, hỗ trợ
và giám sát tư nhân tham gia đầu
tư, cung cấp dịch vụ công. Vì chỉ
có như thế thì Nhà nước mới tránh
được tình trạng “vừa đá bóng vừa
thổi còi” và quyền lợi của người tiêu
dùng mới được đảm bảo.•
Tư nhân tham gia cung
cấp dịch vụ công sẽ nâng
cao chất lượng dịch vụ
và phá được thế độc
quyền của Nhà nước.
BàTrầnThịQuangHồng,Trưởng
banNghiên cứupháp luật dân sự
- kinh tế (Viện Khoa học pháp lý,
BộTư pháp), nhấnmạnh dịch vụ
công trongngành tưphápcònxã
hộihóađượcthìcácngànhkhông
có lý do gì để không thực hiện.
“Các hoạt động công chứng,
thừa phát lại, giám định... của
ngành tư pháp đã được xã hội
hóa, giúpnâng cao chất lượng và
hiệu quả cung ứng, mở rộng cơ
hội tiếp cận của người dân” - bà
Hồng nói.
Khu vực tư nhân và hiệp hội
doanh nghiệp (DN) ở nhiều
quốc gia khác đã và đang đảm
nhiệm nhiều vai trò đặc biệt quan trọng. Những phát minh,
sáng kiến công nghệ làm thay đổi cả thế giới cũng từ khu
vực tư nhân đi ra.
Chúng ta đã biết tại Mỹ, Space X đã phóng tên lửa lên
vũ trụ rất thành công. Đây hoàn toàn là một DN tư nhân,
thành công đột phá trong một lĩnh vực đặc biệt phức tạp
là công nghệ vũ trụ - lãnh địa tưởng chừng như không thể
có chỗ cho DN tư nhân.
Kinh nghiệm thế giới cũng như thực tiễn nhiều lĩnh vực
tại Việt Nam thời gian qua cho thấy để tư nhân tham gia
cung cấp dịch vụ công không có nghĩa là Nhà nước không
làm gì, không còn vai trò gì.
Vai trò của Nhà nước thay vì là “người chèo đò” thì
thành “người lái đò”. Nhà nước phải đặt ra quy định, tiêu
chuẩn, tổ chức thực thi, giám sát thực thi các quy định,
tiêu chuẩn, giải quyết tranh chấp… Nhà nước phải đại
diện cho người dân, cho nền kinh tế, cho lợi ích chung để
thúc đẩy, giám sát và quản lý các nhà cung cấp dịch vụ.
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam
trong tiến trình đổi mới là Nhà nước chỉ là những gì mà
tư nhân không làm được hoặc không muốn làm. Quá trình
đổi mới 30 năm qua do Đảng lãnh đạo đã cho thấy việc
mở cửa cho tư nhân tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ
cho xã hội mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực.
Tôi có thể lấy ví dụ ở hàng ngàn, hàng trăm lĩnh vực
để minh họa cho nhận định trên. Ví dụ, trong ngành bán
lẻ, chúng ta có thể thấy những cửa hàng mậu dịch quốc
doanh đã được thay thế bởi các siêu thị, chợ, cửa hàng,
trung tâm thương mại khắp đất nước.
Tuy vậy, còn rất nhiều dịch vụ công đang do các cơ quan
nhà nước thực hiện trong quy trình gần như khép kín, gắn với
chức năng quản lý nhà nước; có nguy cơ gây ra tình trạng
không minh bạch như vừa cấp phép vừa thẩm định năng lực.
Nhiều quy định của luật bị làm biến dạng khi thực hiện,
nhiều dịch vụ có tính “đăng ký”, “thông báo” nhưng trên
thực tế biến thành “xin-cho”. Các điều kiện cung cấp
dịch vụ công do Nhà nước ban hành và cũng chính cơ
quan nhà nước các cấp trực tiếp thực hiện. Việc kiểm tra
tính tuân thủ các điều kiện dịch vụ công cũng do chính cơ
quan nhà nước thực hiện.
Do đó phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước trong
cung cấp dịch vụ công, huy động sự tham gia của khu vực
tư nhân vào cung cấp các dịch vụ công sẽ mang đến nhiều
lợi ích, tránh chồng chéo, ngăn ngừa xung đột lợi ích.
TS
VŨ TIẾN LỘC
Nhànước chỉ nên lái đò chứkhôngnên chèođò
(tiếp theo trang1)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook