107-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm16-5-2019
Theo TS Cao Vũ Minh (Trường
ĐH Luật TP.HCM), Luật Nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú
của người nước ngoài tại VN 2014
quy định thị thực “DL” là một trong
20 loại thị thực cấp cho người nước
ngoài khi nhập cảnh VN. Thị thực
“DL” cấp cho người vào VN với
mục đích đi du lịch và có thời hạn
không quá ba tháng.
Khác với các loại thị thực có ký
hiệu “DH” (cấp cho người vào thực
tập, học tập tại VN), “HN” (cấp cho
người vào dự hội nghị, hội thảo tại
VN), “ĐT” (cấp cho nhà đầu tư
nước ngoài tại VN và luật sư nước
ngoài hành nghề tại VN)... thị thực
ký hiệu “DL” không liên quan đến
mục đích nghề nghiệp của việc nhập
cảnh VN. Vì vậy, người được cấp
thị thực “DL” không được thực hiện
các hoạt động nghề nghiệp. Họ có
quyền tự do thực hiện các hành vi
như đi tham quan, mua sắm, thăm
bạn bè, chữa bệnh, thậm chí là hẹn
hò, đi xem phim với người yêu là
công dân VN.
Theo TS Minh, hai người bị phạt
nhập cảnhVNbằng thị thực “DL” và
không hành nghề tại VN nên UBND
tỉnh không thể căn cứ vào điều khoản
nêu trên cho rằng họ vi phạm quy
định người nước ngoài nhập cảnh,
hành nghề tại VN mà không được
phép
.
Tức là UBND tỉnh xử phạt họ
về hành vi “có các hoạt động khác
tại VNmà không được phép” là sai.
Trong vụ này, hoạt động khácmà hai
người đàn ông thực hiện được xem
là tự ý làm lễ cưới với hai phụ nữ
ở Vĩnh Long mà chưa đăng ký kết
hôn theo quy định.
“Nếu người được cấp thị thực
“DH”mà tiến hành hoạt động hướng
dẫn viên du lịch, người được cấp thị
thực “HN” mà tiến hành hoạt động
môi giới hôn nhân cho người nước
ngoài thì mới bị xử phạt về hành vi
nhập cảnh, hành nghề hoặc có các
hoạt động khác tại VN mà không
được phép của cơ quan có thẩm
quyền của VN” - TS Minh ví dụ.
TS Minh cho rằng quyết định xử
phạt hành chính củaUBND tỉnhVĩnh
Long nói trên là không đúng luật
và cần được hủy bỏ. Căn cứ hủy bỏ
là Điều 6b Nghị định 81/2013 của
Chính phủ (biện pháp thi hành Luật
Xử lý vi phạm hành chính, được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017
của Chính phủ).
Phân biệt “cho phép” và
“công nhận”
ThSNguyễnNhật Khanh (Trường
ĐHLuật TP.HCM) cho rằng kết hôn
là một quyền của con người (kể cả
người nước ngoài) mà không cần
sự cho phép của bất cứ cơ quan
nhà nước nào và được Luật Hôn
nhân và Gia đình thừa nhận. Hai
người đàn ông nói trên và hai phụ
nữ ở Vĩnh Long nếu yêu thương,
tự nguyện đăng ký kết hôn thì cơ
quan nhà nước sẽ cấp giấy chứng
nhận kết hôn để họ trở thành vợ
chồng. Nếu họ không đăng ký kết
hôn thì Nhà nước không công nhận
họ là vợ chồng. Việc đăng ký kết
hôn là để Nhà nước công nhận họ
là vợ chồng chứ không có nghĩa
Nhà nước cho phép thì họ mới trở
thành vợ chồng của nhau.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình
2014, việc đăng ký kết hôn (kể cả
MINHCHUNG
N
Pháp Luật TP.HCM
đã
phản ánh, ngày 13-5 UBND
tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính
ôngYang Minghui và ông Lu Quan
Cheng (cùng quốc tịch Trung Quốc)
mỗi người 20 triệu đồng. Lý do là
họ nhập cảnh vào Việt Nam (VN)
bằng thị thực du lịch ký hiệu “DL”
nhưng đã tổ chức đám cưới với hai
phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Long khi chưa
làm thủ tục đăng ký kết hôn theo
quy định.
Căn cứ xử phạt sai
Theo tìm hiểu của chúng tôi,
UBND tỉnh Vĩnh Long đã căn cứ
vào điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị
định 167-2013 của Chính phủ (xử
phạt hành chính trong lĩnh vực an
ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; PCCC; phòng,
chống bạo lực gia đình) để xử phạt.
Cụ thể hai ông này đã có hành vi vi
phạm: Người nước ngoài nhập cảnh,
hành nghề hoặc có các hoạt động
khác tại VN mà không được phép
của cơ quan có thẩm quyền của VN.
N., một trong hai cô dâu ở Vĩnh Long. Ảnh: H.DƯƠNG
Phạt 2 người nước
ngoài cưới vợ ở
Vĩnh Long là sai
Các chuyên gia cho rằng việc xử phạt là thiếu căn cứ và không
đúng luật nên cần phải hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính.
có yếu tố nước ngoài) tại cơ quan
có thẩm quyền không phải là việc
xin phép cơ quan nhà nước. Nếu
kết hôn mà không đăng ký theo
quy định thì việc kết hôn không
có giá trị pháp lý nên không làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa
vợ và chồng chứ không phải là vi
phạm pháp luật. Vì vậy hành vi tổ
chức đám cưới khi chưa đăng ký
kết hôn (có thể xem là hôn nhân
thực tế) không phải là hoạt động
bị pháp luật cấm.
ThS Khanh cho rằng vì việc xử
phạt sai nên nếu hai người đàn ông
bị phạt đã nộp tiền phạt thì cơ quan
có thẩm quyền phải hoàn trả tiền
cho họ. Cạnh đó, họ có thể thực
hiện việc khiếu nại hoặc khởi kiện
quyết định xử phạt của UBND tỉnh
Vĩnh Long.
Luật sư Huỳnh Kim Ngân, Đoàn
Luật sư TP.HCM, bổ sung Điều 24
Nghị định 126/2014 quy định về
lễ đăng ký kết hôn với người nước
ngoài. Theo đó, trong thời hạn năm
ngày làm việc kể từ ngày chủ tịch
UBND cấp tỉnh ký giấy chứng nhận
kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng
ký kết hôn tại trụ sở. Như vậy, việc
làm lễ cưới khác với lễ đăng ký kết
hôn, họ có quyền tổ chức lễ cưới
trước hoặc sau khi có giấy chứng
nhận kết hôn (lễ đăng ký kết hôn).•
Ngày 15-5, ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Mỹ
Lộc, huyện Tam Bình, Vĩnh Long, xác nhận hai trường
hợp bị xử phạt nêu trên thuộc địa phương này.Theo đó,
hơn một tuần trước hai cô gái tên N. (22 tuổi) và C. (25
tuổi) có đến UBND xã Mỹ Lộc xin xác nhận tình trạng
độc thân nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn mà
đã tự tổ chức lễ cưới với hai người Trung Quốc. Sau khi
ngành chức năngphát hiện thì đã lậpbiênbản vàUBND
tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính.
Tìm đến nhà, bà P. (61 tuổi, bà ngoại N.) chia sẻ do
nhà nghèo nênN. chấp nhận lấy chồng ngoại đểmong
thay đổi cuộc sống. Quamai mối N. vàmột ngườiTrung
Quốc quen nhau, nếu đồng ý làm lễ cưới thì gia đình N.
sẽ được nhận 80 triệu đồng. Sau khi đám cưới không
thành, gia đình lo lắng, N. cũng rất buồn. Bà T. kể N.
vốn bất hạnh từ bé, khi mới lên hai tuổi, cha N. bỏ đi,
bà phải gồng gánh làm thuê làmmướn nuôi N. Do quá
nghèo, N. chỉ học đến lớp 7 rồi phải nghỉ, đi làm công
nhân rồi nhân viên phục vụ quán ăn. Tiền kiếmđược N.
đều gửi hết về cho gia đình trang trải cuộc sống nhưng
vẫn không thoát được nghèo.
Mắt nhìn xa xămN. cho biết người cùng cảnh ngộ với
mình là C. cũng được mai mối lấy chồng Trung Quốc.
“Hiện C. đã được làm thủ tục xuất cảnh và nghe nói chị
ấy đã lên TP.HCM chuẩn bị bay. Còn em cũng được họ
làmsẵnhộ chiếu theohình thức du lịch và ngày 20-5 tới,
em cũng sẽ đi”- N. nói. Theo N., chồng tương lai của cô
làm nghề thợ hàn, nhà có hai anh em. N. kể tiếp: “Phía
mai mối còn hứa khi sang bên đó, cứ ba tháng em sẽ
trở về Việt Nam một lần nên em có niềm tin. Còn việc
tổ chức lễ cưới trái luật thì em không biết, bởi họ hứa
sẽ lo mọi thủ tục, giấy tờ”...
HẢI DƯƠNG
Trần tình của người trong cuộc
Hành vi tổ chức đám
cưới khi chưa đăng ký
kết hôn (có thể xem là
hôn nhân thực tế) không
phải là hoạt động bị
pháp luật cấm.
Ngày 15-5, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ Lê Thành
Công (SN 1954, cựu giám đốc Công ty Dệt kim Đông
Phương) bị truy tố về tội lạm quyền trong khi thi hành
công vụ. Đáng chú ý hồ sơ vụ án này nhắc đến cựu giám
đốc Sở TN&MT TP.HCM Đào Anh Kiệt và sai phạm tại
khu đất số 10 Âu Cơ (TP.HCM).
Cáo trạng xác định khu đất này của Tập đoàn Dệt may
Việt Nam (Vinatex), Công ty Dệt kim Đông Phương (trực
thuộc Vinatex) quản lý, sử dụng. Năm 2007, dù Vinatex
không phê duyệt nhưng Công (khi đó là giám đốc Công ty
Dệt kim Đông Phương) vẫn ký hợp đồng thế chấp quyền
sử dụng đất (QSDĐ) bảo lãnh cho Công ty Tấn Phát vay
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh 6 (Agribank
CN 6) 130 tỉ đồng.
Đến năm 2008, bị cáo Công lại ký hợp đồng góp vốn bằng
QSDĐ và chuyển nhượng từ Công ty Dệt kim Đông Phương
sang Công ty Đông Phương Phát. Hai bên thỏa thuận hợp tác
xây dựng dự án trên mảnh đất. Sau đó Công tiếp tục ký giấy
tờ đem QSDĐ thế chấp, gán nợ tại Ngân hàng Phương Nam
khi nợ bên Agribank CN 6 chưa tất toán. Việc làm này giúp
“siêu lừa” Dương Thanh Cường (người hầu tòa hơn 10 lần
với nhiều tội danh, hiện mang án chung thân) - người lập ra
Công ty Tấn Phát và Đông Phương Phát chiếm đoạt 170 tỉ
đồng của Agribank CN 6.
Liên quan đến vụ án, hồ sơ nhắc đến ông Đào Anh
Kiệt (cựu giám đốc Sở TN&MT TP.HCM), ông Huỳnh Văn
Thanh (phó trưởng phòng Quản lý sử dụng đất) và ông Ngô
Huy Phan (chuyên viên Sở TN&MT TP.HCM) ký, tham
mưu, làm thủ tục cho phép Công ty Dệt kim Đông Phương
chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất, kinh doanh
sang đất ở lâu dài để thực hiện dự án thương mại dịch vụ.
VKSND Tối cao cho rằng tại thời điểm đó, mặc dù chưa
có quyết định hành chính nhưng UBND TP đã đồng ý chủ
trương cho phép chuyển mục đích sử dụng khu đất thông
qua các văn bản chỉ đạo. Đồng thời Kho bạc Nhà nước TP
xác nhận chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Bộ Tài
chính có quyết định chấp thuận chuyển mục đích sử dụng
đất để lập dự án xây dựng khu thương mại dịch vụ và
chung cư cao tầng. Xét vi phạm trên không trực tiếp gây
ra hậu quả nên VKS kiến nghị UBND TP xem xét, xử lý
cựu giám đốc sở này cùng hai cấp dưới đúng luật định.
HOÀNG YẾN
Cựu giám đốc Sở TN&MT TP.HCM Đào Anh Kiệt được nhắc tại tòa
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook