107-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm16-5-2019
PHƯƠNGNAM
N
gày 14-5, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Lê Tuấn
Phương, Giám đốc Trung
tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy
Phong, Bình Thuận, xác nhận đã
làm việc với đại diện công ty bị tố
lấn chiếm gần 7 ha đất của người
dân để làm dự án điện mặt trời. Đơn
vị bị phản ảnh là Công ty TNHH
Năng lượng xanh Eco Seido.
Ông Phương cho biết việc tự ý
lấn chiếm đất là lỗi của Công ty
Eco Seido và tới đây, Trung tâm
Phát triển quỹ đất và các cơ quan
chức năng sẽ yêu cầu công ty này
có giải pháp bồi thường thiệt hại
cho người dân.
TheođơnphảnảnhcủaôngNguyễn
Thế Trương, ông có thửa đất với
diện tích 20 ha được cấp giấy đỏ
từ năm 2010 tại khu vực núi Nạng,
xã Phú Lạc, Tuy Phong, sát bên dự
án của Công ty Eco Seido đang đầu
tư điện mặt trời. Diện tích đất trên
ông Trương đã khoan một số giếng
nước, xây dựng hai căn nhà tạm
để chuẩn bị đầu tư trồng rau sạch.
Đầu tháng 3-2019, khi đến thăm
đất, ông Trương tá hỏa khi phát hiện
một phần diện tích đất của mình đã
bị Công ty Eco Seido lắp đặt rất
nhiều tấm pin năng lượng mặt trời
rồi dựng nhà kho, nhà ở cho công
nhân bằng thùng container. Thậm
chí công ty còn xây dựng luôn một
trạm thu phát điện trên diện tích đất
của ông Trương.
Ngoài ra, công ty này còn tập kết
trên diện tích đất của ông Trương rất
nhiều vật liệu bê tông, thiết bị điện…
Tổng diện tích mà ông Trương bị
mất lên đến khoảng 7 ha.
Theo ông Trương, sau đó ông đã
tìmgặp được ôngNguyễnTuấnAnh,
Tổng Giám đốc Công ty Eco Seido.
Ông TuấnAnh thừa nhận nhầm lẫn
và hứa sẽ bồi thường thỏa đáng.
“Tuy nhiên, sau lời hứa đó, chúng
tôi nhiều lần liên lạc nhưng ông
Tuấn Anh không phản hồi” - ông
Trương nói.
Sau đó, ông Trương nhờ cán bộ
địa chính và đại diện UBND xã Phú
Lạc kiểm tra hiện trạng đất. Ngày
17-4, cán bộ địa chính-xây dựng xã
Phú Lạc đã lập biên bản kiểm tra
hiện trạng đất đai. Theo đó, biên bản
xác nhận công trình Nhà máy điện
năng lượng mặt trời Eco Seido đã
lấn chiếm đất của ông Trương 6-7
ha và xây dựng nhiều công trình
trên đất của ông Trương. 
Được biết ngày 3-12-2018,
UBND tỉnh Bình Thuận có quyết
định cho Công ty Eco Seido thuê
đất với diện tích hơn 70 ha thuộc
hai xã Phong Phú và Phú Lạc (Tuy
Phong) theo hình thức trả tiền thuê
đất hằng năm để làm điện mặt trời.
Sau đó đến tháng 1-2019, căn cứ
hồ sơ thỏa thuận hướng tuyến mới
để đấu nối từ trạm biến áp của nhà
máy đến đường dây 110 kV Tuy
Phong - Phan Rí, UBND tỉnh đã
lưu ý vấn đề này. Cụ thể, UBND
tỉnh Bình Thuận yêu cầu trong quá
trình xây dựng, công ty phải chú ý
có phương án giải quyết phù hợp
khi băng qua đất đai, nhà ở, công
trình xây dựng của người dân không
để xảy ra khiếu nại.
“Nếu điều chỉnh tuyến mới băng
qua diện tích đất gia đình chúng tôi,
lẽ ra chủ đầu tư phải gặp gia đình tôi
nói một tiếng để thỏa thuận. Đằng
này họ xây dựng công trình kiên cố
trên đất luôn, xem như chuyện đã
rồi là không thể chấp nhận” - ông
Trương cho biết.
Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc
với đại diện Công ty Eco Seido để
hẹn làm việc nhưng không nhận
được trả lời, phản hồi nào.
Pháp
Luật TP.HCM
sẽ theo dõi và tiếp
tục thông tin vụ việc này.•
Bỗng dưng bị chiếm
mất 7 ha đất
Chủ đất đã khoan giếng, làmnhà tạmđể trồng rau sạch nhưng
bị một doanh nghiệp lấn chiếmđến 7 ha để…xây nhà kho và
trạmphát điện.
Đất của ôngNguyễn Thế Trương bị lấn chiếmxây dựng công trình. Ảnh: PV
Ngày 15-5, TAND tỉnh Bình Thuận đã tuyên y án sơ
thẩm vụ “tráo máy Nhật bằng máy Trung Quốc phát cho
người nghèo”.
Cụ thể, tòa giữ nguyên án đối với bị cáo Huỳnh Thúc
Mẫn (cựu chủ tịch UBND xã La Dạ) ba năm sáu tháng
tù và Dương Ngọc Như Hiền (cựu kế toán xã La Dạ) hai
năm tù, cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Tòa cũng
yêu cầu hai bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường hơn
280 triệu đồng cho UBND xã La Dạ.
Đây là vụ việc được
Pháp Luật TP.HCM
phát hiện và phản
ánh từ đầu năm 2017. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã bốn
lần gửi văn bản yêu cầu xử lý nghiêm theo pháp luật.
Theo cáo trạng, thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho những hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo và các hộ nghèo ở các xã, thôn,
bản đặc biệt khó khăn, có 306 hộ ở xã La Dạ, huyện Hàm
Thuận Bắc được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ. UBND xã La Dạ
được cấp hơn 1,5 tỉ đồng kinh phí.
Sau đó, ông Huỳnh Thúc Mẫn ký hợp đồng với ông Hồ
Minh Thắng cung cấp 438 máy nông cụ cùng phụ kiện xuất
xứ Việt Nam và liên doanh hợp tác trị giá hơn 1,5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, ông Thắng chỉ đặt mua máy móc nông cụ là
hàng không rõ xuất xứ, trôi nổi, không hóa đơn, chứng từ.
Sau khi nhận máy về, nhiều hộ dân phản ánh máy móc
bị đánh tráo và giá trị không đủ 5 triệu đồng mà họ được
nhận. Hội đồng định giá trong tố tụng huyện kết luận:
Tất cả máy móc như máy xịt thuốc, máy cắt cỏ, máy bơm
nước đều dưới giá 5 triệu đồng, có giá chỉ từ 1,3 đến 3,5
triệu đồng. Thiệt hại tổng cộng trong vụ án là hơn 780
triệu đồng. Trong đó, ông Hồ Minh Thắng đã hưởng lợi
bất chính gần 500 triệu đồng; ông Huỳnh Thúc Mẫn cùng
bà Dương Ngọc Như Hiền gây thất thoát hơn 280 triệu
đồng. Sau khi vụ án xảy ra, ông Thắng đã mang đổi lại
176 máy móc cho các hộ dân, trị giá 730 triệu đồng...
Tại phiên tòa, luật sư của bị cáo đề nghị tòa trả hồ sơ để
điều tra lại do chủ trương của tỉnh và huyện về việc này
không cụ thể. Khi huyện biết xã tổ chức mua máy phát
cho dân mà lẽ ra phải phát tiền nhưng không có ý kiến gì.
Đại diện Phòng Dân tộc huyện cũng thừa nhận đã thiếu
sót. Tuy nhiên, tòa không chấp nhận ý kiến này.
Hai bị cáo vẫn tiếp tục kêu oan cho rằng mình không
hưởng lợi gì và trước khi thống nhất phát máy cho dân đã
đưa ra Đảng ủy xã xin ý kiến. Do đó cần phải khởi tố, xử
lý ông Hồ Minh Thắng vì đã lừa dối họ và người dân.
Tuy nhiên, tòa cũng bác luôn ý kiến này và cho rằng
bản án sơ thẩm đã tuyên là đúng người, đúng tội.
PHƯƠNG NAM
Y án vụ tráo máy Trung Quốc phát cho dân nghèo
Diễnbiếnmới nhất vụ
bàmótmì ngã chết
Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giámđốc Công an tỉnh Tây
Ninh, cho biết sẽ chỉ đạo sớmkết thúc điều tra vụ án.
Sáng 15-5, Công an tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp và làm việc
với gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Bích. Bà Bích là người thu
gom mì mót, đã ngã ngửa và chết khi làm việc với đoàn kiểm tra
liên ngành của xã Tân Hội, huyện Tân Châu vào ngày 15-8-2018
Pháp Luật TP.HCM
 từng nhiều lần phản ánh.
Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh, cho biết
tại buổi tiếp, công an tỉnh rất chia sẻ về sự việc đáng tiếc đã xảy ra đối
với bà Bích. Tuy nhiên, hiện nay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây
Ninh đang chờ kết luận giám định lại của Viện Pháp y, Bộ Quốc phòng
nên chưa kết luận điều tra vụ án. “Tôi chỉ đạo sẽ sớm kết luận điều tra
và thông báo cho gia đình đúng sự thật khách quan” - ông Trãi nói.
Trước đó, chồng và cháu nạn nhân có đơn xin gặp lãnh đạo công an
để phản ánh việc sao chưa khởi tố bị can đối với ông Hồ Minh Trung,
thành viên tổ kiểm tra liên ngành, người có liên quan trong vụ án.
Tại buổi làm việc, ông Châu Văn Tài - chồng bà Bích nói: Vụ
án cố ý gây thương tích liên quan đến cái chết của bà Bích được
khởi tố từ ngày 14-12-2018. Hiện CQĐT công an tỉnh đã gia hạn
điều tra lần thứ nhất, thời hạn gia hạn là bốn tháng kể từ ngày 15-
4-2019. Gia đình đề nghị làm rõ những thành viên trong tổ kiểm
tra liên ngành dẫn đến cái chết của bà Bích trước sự chứng kiến
của ông bà và con gái. Gia đình cũng đề nghị công an tỉnh sớm kết
luận về vụ án và làm rõ các thành viên trong tổ kiểm tra.
Trước đó, theo kết luận giám định pháp y về tử thi ngày 15-11-
2018 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Tây Ninh thì bà
Bích chết do chấn thương sọ não, trên người có bệnh lý thiếu máu
cơ tim. Gia đình bà Bích đã khiếu nại kết quả giám định này.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, ngày 15-8-2018, đoàn kiểm
tra của xã Tân Hội do một phó chủ tịch xã làm trưởng đoàn đến kiểm
tra giấy phép kinh doanh đống mì mót của bà Bích. Bà Bích xuất trình
một giấy phép kinh doanh mang tên người khác. Đoàn kiểm tra lập
biên bản và từ đây hai bên cự cãi. Sau đó bà Bích bị ngã và chết.
Theo Công an tỉnh Tây Ninh, công an cấp dưới đã báo cáo là
gia đình bà Bích cản trở đoàn kiểm tra, sau đó bà vấp và ngã. Tuy
nhiên, theo gia đình, việc bà Bích ngã ngửa đập đầu xuống nền xi
măng nơi bà nấu hủ tiếu bán cho khách là do một thành viên trong
đoàn kiểm tra xô ngã.
HOÀNG YẾN - PHƯƠNG LOAN
Người hát karaoke bị đánh chết,
2 hàng xóm bị tù
Ngày 15-5, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Đặng
Thanh Nhặn (SN 1988, ngụ huyện Cần Giờ) tám năm tù về tội giết
người. Bị cáo Nguyễn Văn Sanh (SN 1986, ngụ huyện Cần Giờ)
được đổi tội danh từ tội giết người sang tội gây rối trật tự công
cộng và bị tuyên phạt hai năm tù.
Đây là lần thứ sáu TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử vụ án
này và có phán quyết cuối cùng. Cáo trạng xác định khuya 29-5-
2017, tại khu phố Miễu Ba, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ,
anh Nguyễn Công Cuộc khi đã ngà ngà say mở máy karaoke hát
gây ồn ào. Không chịu nổi tiếng ồn từ nhà hàng xóm, Nhặn sang
nhắc nhở. Lúc này lời qua tiếng lại, hai bên xảy ra mâu thuẫn, dẫn
đến xô xát. Đôi bên vật lộn, Nhặn đánh vào vùng đầu anh Cuộc.
Thấy vậy, Sanh ở gần đó chạy đến tham gia, dùng cây đập mạnh
vào cổ anh Cuộc. Sau cuộc ẩu đả, anh Cuộc tử vong.
VKS truy tố cả hai bị cáo tội giết người vì cho rằng hồ sơ đủ căn
cứ chứng minh. Tại tòa, bị cáo Sanh không thừa nhận bản thân
dùng cây đập vào người bị hại. Còn bị cáo Nhặn thừa nhận hành vi
phạm tội và mong giảm nhẹ hình phạt...
HOÀNG YẾN
Cán bộ địa chính-xây
dựng xã Phú Lạc đã lập
biên bản kiểm tra hiện
trạng đất đai, xác nhận
công trình Nhà máy điện
năng lượng mặt trời Eco
Seido đã lấn chiếm đất
của ông Trương 6-7 ha.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook