107-2019 - page 5

5
Thời sự -
ThứNăm16-5-2019
TÁ LÂM-NGUYỄNĐỨC
N
gày 15-5, Công an
TP.HCM đã khởi tố
bị can, bắt tạm giam
bốn tháng đối với bà Hồ Thị
Thanh Phúc, tổng giám đốc
Công ty Cổ phần Phát triển
Nam Sài Gòn (Sadeco), về
tội tham ô tài sản và tội vi
phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước gây
thất thoát, lãng phí.
Trước đó, tối 14-5, Công an
TP.HCM cũng đã khởi tố, bắt
tạm giam ông Tề Trí Dũng,
cựu tổng giám đốc Công ty
TNHHMTV Phát triển công
nghiệp Tân Thuận (IPC, trực
thuộc UBNDTP.HCM), cùng
về các tội danh trên.
Vậy các sai phạm của ông
Dũng và bà Phúc cụ thể như
thế nào?
9 triệu cổ phiếu và
hàng trăm tỉ đồng
chênh lệch
Theo tìm hiểu của chúng
tôi, Công ty Sadeco được
thành lập từ năm 1994. Đến
năm 2015 khi công ty này cổ
phần hóa thì IPC (là công ty
100%vốn nhà nước) thamgia
và nắm quyền chi phối với tỉ
lệ vốn góp lên đến gần 75%.
Ông Dũng là một trong
bốn người đại diện phần
tháng 3-2015, IPC bán đấu
giá hơn 5,2 triệu cổ phiếu
tại Sadeco cho Công ty Cổ
phần Bất động sản Exim
(Exim) với giá hơn 26.000
đồng/cổ phiếu. Thương vụ
này làm tỉ lệ vốn góp của
IPC tại Sadeco từ gần 75%
giảm còn 44%.
Đến tháng 9-2016, Exim
bán toàn bộ cổ phiếu trên cho
Công ty Nguyễn Kim với giá
57.000 đồng/cổ phiếu. Sau
đó, Công ty Nguyễn Kim đề
xuất mua thêm cổ phần để
trở thành cổ đông chiến lược
của Sadeco.
Dù theo đề án tái cơ cấu,
UBND TP.HCM yêu cầu
Công ty IPC (lúc này đang
là hơn 36.548 đồng.
Đến tháng 6-2017, UBND
TP chưa duyệt chủ trương
tăng tỉ lệ vốn góp, Sadeco
đã bán 9 triệu cổ phiếu cho
Nguyễn Kim với giá 40.000
đồng/cổ phiếu.
Kết luận thanh tra cho thấy
việc bán cổ phiếu giá 40.000
đồng/cổ phiếu, nếu chỉ so
sánh giá cổ phiếu Exim bán
cho Công ty Nguyễn Kim
(tháng 6-2016 là 57.000
đồng/cổ phiếu, chênh lệch
17.000 đồng/cổ phiếu) cũng
đã gây thiệt hại cho Sadeco
153 tỉ đồng.
Cổ đông nhà nước
thiệt hại, công ty
khác thâu tóm
Theo kết luận của Thanh
tra TP, việc Sadeco chọn lựa
đơn vị thẩm định giá không
có năng lực phù hợp, không
có chức năng thẩm định giá
theo quy định đã đánh giá giá
trị tài sản không đầy đủ, chỉ
thể hiện bằng “báo cáo định
giá” dẫn đến giá phát hành cho
cổ đông chiến lược chưa sát
giá trị thực tế tài sản... Điều
này gây ra nhiều thiệt hại.
Thanh tra TPcũng cho rằng
việc công ty phát hành tăng
vốn để bán chỉ định cho một
cổ đông (là Nguyễn Kim)
không qua đấu giá, không
đảm bảo pháp lý thẩm định
giá, không định giá sát thực
tế giá trị tài sản, không thể
hiện tính công khai, minh
bạch... làm cho cổ đông nhà
nước mất quyền chi phối, gây
thiệt hại lợi ích của Công
ty Sadeco và của cổ đông
nhà nước.
Cũng theo kết luận của
Thanh tra TP, nếu IPC phát
hành cổ phần cho cổ đông
hiện hữu (thay vì cổ đông
chiến lược) thì sẽ là phương
án tối ưu hơn. Trường hợp
nếu IPC không muốn tiếp
tục đầu tư vào Sadeco thì
thực hiện chuyển nhượng
quyền góp vốn cho tổ chức,
cá nhân khác thông qua đấu
giá để không làm thiệt hại cho
IPC nói riêng và Nhà nước
nói chung.
Sau khi phát hành cổ phần
cho cổ đông chiến lược, tỉ lệ
sở hữu của IPC tại Sadeco
giảm từ 44% xuống còn
28%. Thương vụ này cũng
giúp Nguyễn Kim chi phối
tại Sadeco khi chiếm tới hơn
54% vốn điều lệ.
“Những việc như trên cho
thấy việc giảm tỉ lệ góp vốn
của Công ty IPC Tân Thuận
tại Sadeco có dấu hiệu vi phạm
quy định của pháp luật, cần
được làm rõ” - kết luận thanh
tra chỉ ra và đề nghị chuyển
vụ việc sang cơ quan cảnh
sát điều tra làm rõ, xử lý vụ
việc này.
Sau đó, Chủ tịchUBNDTP
Nguyễn Thành Phong cũng
đã chỉ đạo chuyển hồ sơ sang
cơ quan cảnh sát điều tra để
làm rõ và xử lý theo quy định
đối với một số vụ việc có dấu
hiệu vi phạm, gây thiệt hại
cho vốn nhà nước của IPC. •
BàHồ Thị Thanh Phúc và ông Tề Trí Dũng năm2017.
Ảnh: SADECO
vốn nhà nước của IPC tại
Sadeco, với vai trò là chủ
tịch HĐQT công ty này. Bà
Phúc là thành viên HĐQT và
là tổng giám đốc Sadeco. Bà
Phúc vừa giữ chức vụ trưởng
phòng Phát triển kinh doanh
của IPC đến tháng 2-2017.
Bà Phúc được xem là người
có vai trò trực tiếp cùng với
ông Dũng gây ra sai phạm
trong việc bán 9 triệu cổ phiếu
của IPC tại Sadeco cho Công
ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Nguyễn Kim (gọi tắt là
Công ty Nguyễn Kim), gây
ra các thất thoát liên quan.
Cụ thể, theo kết luận của
Thanh tra TP.HCM (công
bố vào tháng 10-2018), vào
chiếm tỉ lệ sở hữu vốn 44%
tại Sadeco) không được giảm
thêm tỉ lệ sở hữu vốn, nhất là
trong bối cảnh Sadeco đang
có hoạt động lợi nhuận rất
cao (năm 2016 lên tới 40%).
Thế nhưng sau đó Sadeco
vẫn ra nghị quyết tăng vốn
điều lệ bằng phát hành cổ
phiếu, chọn Nguyễn Kim làm
đối tác chiến lược và được
nhóm đại diện vốn của IPC
tại Sadeco đồng ý.
Tháng 1-2017, Sadeco
và Công ty Cổ phần Chứng
khoán TP.HCM (HSC) ký
kết hợp đồng thực hiện xác
định giá trị doanh nghiệp.
Theo đó, HSC xác định giá
trị mỗi cổ phần của Sadeco
Việc bán cổ phiếu
giá 40.000 đồng/
cổ phiếu, nếu chỉ so
sánh giá cổ phiếu
Exim bán cho Công
ty Nguyễn Kim
(tháng 6-2016 là
57.000 đồng/cổ
phiếu, chênh lệch
17.000 đồng/cổ
phiếu) cũng đã gây
thiệt hại cho Sadeco
153 tỉ đồng.
Vì sao lãnh đạo của IPC và
Sadeco bị bắt?
Ông Tề Trí Dũng và bà HồThịThanh Phúc đều cùng bị khởi tố về tội thamô tài sản và
vi phạmquy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Sự việc trên xảy ra vào tối 14-5, tại khu vực trước
cửa nhà 431 Tam Trinh, đoạn gần đền Lừ (Hoàng Mai,
Hà Nội).
Thời điểm trên, người dân trong khu vực nghe thấy
tiếng kêu cứu thất thanh của một phụ nữ từ trong chiếc
taxi dừng bên bờ sông Kim Ngưu. Người dân chạy đến,
phát hiện người phụ nữ đã gục trên vô lăng, có nhiều vết
thương.
Ngay sau đó, một người đàn ông tháo chạy khỏi xe từ
cửa bên phải phía trước, trên ngực cũng có vết thương,
nhiều vết máu vương khắp hai ghế trước của taxi. Người
này nhảy xuống khu vực mép bờ sông.
Nhận được thông tin, công an nhanh chóng có mặt tại
hiện trường, đưa cả hai đi cấp cứu trong tình trạng nguy
kịch.
Danh tính người phụ nữ được xác định là PTO (trú tại
Thanh Xuân, Hà Nội), còn người đàn ông là NTL (trú tại
Hoàng Mai, Hà Nội).
PHÚC BÌNH
Vào năm2015, khi duyệt đề án tái cơ cấu, UBNDTP.HCMyêu
cầu IPC (lúc này đang chiếm tỉ lệ sở hữu vốn 44% tại Sadeco)
không được giảm thêm tỉ lệ sở hữu vốn. Thế nhưng trên thực
tế IPC đã “phớt lờ” yêu cầu này của cơ quan chủ quản.
Sau đó, Công ty IPC đã trình UBND TP phương án tăng vốn
điều lệ và giảm tỉ lệ sở hữu của Công ty IPC tại Công ty Sadeco
từ 44% xuống 28,8%. Đồng thời, Công ty IPC cũng nêu việc
Văn phòngThành ủy truyền đạt ý kiến chấp thuận chủ trương
phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng
vốn điều lệ tại Sadeco.
Cụ thể, tại Văn bản 675 ngày 31-5-2017 của Công ty IPC về
việc tăng vốn điều lệ và giảm tỉ lệ sở hữu tại Công ty Sadeco
có nêu: “Văn phòng Thành ủy có Thông báo 495 ngày 18-5-
2017 (văn bản đính kèm) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của phó
bí thư thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương phương
án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn
điều lệ tại Sadeco”.
Từ những ý kiến trên, Công ty IPC đề nghị Chi cục Tài chính
doanh nghiệpTP.HCMchấp thuận và trìnhUBNDTP phê duyệt
phương án tăng vốn điều lệ và giảm tỉ lệ sở hữu của Công ty
IPC tại Sadeco.
Tiếp đó, tại văn bản ngày 7-6-2017, Chi cục Tài chính doanh
nghiệp TP.HCM trình UBNDTP về kiến nghị giảm tỉ lệ vốn nhà
nước từ 44% xuống còn 28,8% tại Sadeco cũng có nêu lại nội
dung trên.
Tại văn bản ký ngày 16-6-2017 của Công ty IPC báo cáo
UBNDTP, bổ sung về vai trò, tác động của Sadeco đối với việc
phát triển của khu Nam Sài Gòn có nêu: “Thường trực Thành
ủy cũng đã chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ
phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại Thông
báo 495 ngày 18-5-2017”.
Tuy nhiên, qua thanh tra, Thanh tra TP.HCM cho rằng việc
Công ty IPC cho rằng “Thường trực Thành ủy đã chấp thuận
chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông
chiến lược để tăng vốn điều lệ” là không chính xác vì Văn
bản 495 của Văn phòng Thành ủy chỉ truyền đạt ý kiến của
phó bí thư thường trực Thành ủy (thời điểm này là ông Tất
Thành Cang - PV).
Thanh tra TP.HCM: Công ty IPC đã báo cáo sai
Trụ sở Công ty TNHHMTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận.
Ảnh: HTD
Nữ tài xế taxi bị đâm gục trên vô lăng
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook