107-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm16-5-2019
Vẫn còn tình trạng
luậtmở, nghị định…
“trói” trở lại
Sáng 15-5, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục
hành chính (TTHC) của Thủ tướng tổ chức hội
nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin: Tính từ năm
2018 đến nay, Chính phủ đã trình ban hành và
ban hành theo thẩm quyền 29 văn bản quy phạm
pháp luật để chính thức cắt giảm 3.425/6.191 điều
kiện kinh doanh (vượt 10,6% so với yêu cầu của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ). Các bộ, ngành
đã trình ban hành và ban hành được 21 văn bản
quy phạm pháp luật để cắt giảm, đơn giản hóa
hàng loạt thủ tục, giúp tiết kiệm hơn 18 triệu ngày
công, tương đương trên 6.300 tỉ đồng…
Phát biểu sau đó, Phó Chủ tịch Thường trực
kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam cho rằng cải cách
TTHC ngày càng khó, phải có biện pháp mạnh
hơn, đột phá vào những chỗ khó... Theo ông,
ngoài mục tiêu cắt giảm thủ tục theo định lượng
30%-50%, cần tập trung vào mục tiêu thời gian,
bởi thực tế cho thấy đôi khi số lượng thủ tục được
cắt giảm nhưng thời gian giải quyết một thủ tục
lại tăng lên. “Đối với doanh nghiệp, thời gian là
chi phí rất quan trọng” - ông Tô Hoài Nam nhấn
mạnh.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực
Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhận xét thời gian
qua chúng ta đã ban hành được nhiều chính sách
tốt, đặc biệt là vấn đề cải tiến, bãi bỏ các TTHC
nhưng lại có vấn đề ở khâu thực hiện. “Mỗi địa
phương hiểu chính sách một cách; mỗi bộ, ngành
cũng giải thích chính sách theo cách của mình,
nhất là khi chính sách đó dính đến quyền lợi của
bộ, ngành đó. Như thế vô hình trung chúng ta đã
vô hiệu hóa nhiều chính sách hay” - ông Bình nói
và đề nghị hội đồng tư vấn cần rà soát việc này.
Ông Bình cũng bày tỏ sự lo lắng khi “cơ quan
quản lý nhà nước ở một số bộ, ngành cứ xa rời
dần với thực tế”. Theo ông, điều này khiến việc
ban hành một số chính sách rất thiếu tính khả thi,
không thể thực hiện được. Ông Bình nhận xét
Luật Du lịch vừa ban hành tốt hơn luật trước nhiều
nhưng những nghị định, thông tư hướng dẫn lại
“trói” trở lại. “Cụ thể, nghị định về kinh doanh
du lịch buộc khách sạn năm sao muốn bán rượu
phải đăng ký, trong khi Luật Du lịch đã bãi bỏ rồi.
Chúng tôi không thể hiểu được vì sao chúng ta lại
đi giật lùi như vậy” - vẫn lời ông Bình.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trương Hòa
Bình đề nghị hội đồng tích cực, chủ động nghiên
cứu, tư vấn, đề xuất các sáng kiến cải cách về cơ
chế, chính sách và TTHC để mang lại lợi ích và
hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người
dân, cũng như cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
Trong đó, cần tập trung vào những vấn đề thể
chế còn nhiều khó khăn, vướng mắc hoặc những
vấn đề trọng tâm, liên quan trực tiếp đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như
thuế, hải quan, đầu tư, đất đai, xây dựng, kiểm tra
chuyên ngành…
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm của
Chính phủ, Thủ tướng là đề cao tính minh bạch
và tăng cường trách nhiệm giải trình của người
đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo đối với văn
bản còn khiếm khuyết, không phù hợp, thiếu tính
khả thi...
Theo Phó Thủ tướng, vừa qua Thủ tướng đã ban
hành Chỉ thị 10/CT-TTg 2019 về tăng cường xử
lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu,
gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong
giải quyết công việc. Tình trạng này hiện đã dần
được khắc phục nhưng vẫn còn nhiều dư luận về
việc doanh nghiệp phải chi phí ngoài luồng. “Tinh
thần chỉ đạo mới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước là tập trung chỉ đạo khắc phục tình trạng
trên. Có như vậy mới tạo sự chuyển biến mới,
tích cực!” - Phó Thủ tướng lưu ý.
ĐỨC MINH
cần tăng cường công tác
thanh tra, giám sát để kịp
thời phát hiện, chấn chỉnh,
xử lý nghiêm các trường hợp
sai phạm liên quan đến hoạt
động ngân hàng…
Xử nghiêm vi phạm
bán đấu giá
Theo Ban chỉ đạo, công tác
thu hồi tài sản bị chiếm đoạt,
thất thoát trong các vụ án
hình sự về tham nhũng, kinh
tế tại Bộ Tư pháp trong năm
năm qua có nhiều kết quả.
Theo đó, cơ quan thi hành
án dân sự các cấp đã nhận
4.249 quyết định, bản án
hình sự về tham nhũng, kinh
tế với tổng số tiền phải thi
hành trên 58.896 tỉ đồng; đã
ban hành 5.967 quyết định
thi hành án (5.967 việc) với
số tiền phải thi hành 47.227
tỉ đồng.
Quá trình thực hiện, Bộ
Tư pháp đã tổ chức 34 đoàn
thanh tra, kiểm tra về lĩnh
vực đấu giá, qua đó phát hiện
một số sai phạm, chuyển hồ
sơ sang cơ quan điều tra hai
vụ việc, ban hành 11 quyết
định xử phạt hành chính…
Dù vậy, Ban chỉ đạo đánh
giá việc thu hồi tài sản bị
chiếm đoạt, thất thoát trong
các vụ án hình sự về tham
nhũng, kinh tế tại Bộ Tư
pháp vẫn còn nhiều hạn chế.
Điển hình nhất là xảy ra
tình trạng nhiều tài sản có
giá trị lớn được thẩm định,
bán đấu giá thấp hơn giá
thị trường rất lớn; có dấu
hiệu vi phạm không được
kiểm tra, giám sát và xử lý
kịp thời; có nhiều vi phạm
nhưng chậm được phát hiện,
xử lý hoặc kiến nghị xử lý…
Trước những tồn tại trên,
Ban chỉ đạo kiến nghị Ban
cán sự đảng Bộ Tư pháp chỉ
đạo xử lý dứt điểm việc thu
hồi tài sản bị chiếm đoạt,
thất thoát trong các vụ án
hình sự về tham nhũng,
kinh tế còn tồn đọng, kéo
dài nhiều năm.
Đặc biệt, Bộ Tư pháp cần
làm rõ trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân liên quan trong
việc chậm thi hành một số
bản án, quyết định có điều
kiện thi hành, nhất là các
bản án, quyết định của tòa
án trước năm 2013 đến nay
chưa xử lý dứt điểm; kiểm
tra việc tổ chức bán đấu
giá nhiều tài sản thấp hơn
giá thị trường, có dấu hiệu
vi phạm pháp luật để xử lý
nghiêm theo quy định của
pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cần
tổ chức thanh tra, kiểm tra
các tài sản bán đấu giá có
giá trị từ 500 triệu đồng trở
lên để chấn chỉnh các vi
phạm và xử lý, kiến nghị
xử lý nghiêm các tổ chức,
cá nhân có dấu hiệu vi phạm
pháp luật, báo cáo Ban chỉ
đạo trong quý IV-2019…•
NGHĨANHÂN- TUYẾNPHAN
B
an Chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham
nhũng (Ban chỉ đạo)
vừa có kết quả kiểm tra công
tác thu hồi tài sản bị chiếm
đoạt, thất thoát trong các vụ
án hình sự về tham nhũng,
kinh tế tại Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Việt Nam và
Bộ Tư pháp (giai đoạn từ
năm 2013 đến tháng 9-2018).
Thu lại được dưới 1/5
số tiền thất thoát
Tại NHNN Việt Nam,
Ban chỉ đạo cho biết tổng
số tiền các tổ chức tín dụng
(TCTD) bị thất thoát, chiếm
đoạt trong các vụ án hình sự
về tham nhũng, kinh tế là
gần 62.800 tỉ đồng, 18,52
triệu USD.
Các TCTD đã phối hợp với
các cơ quan tiến hành tố tụng
và cơ quan thi hành án dân
sự thu hồi được gần 10.850
tỉ đồng (đạt 17,26%), 10,09
triệu USD (đạt 54,48%).
Ban chỉ đạo đánh giá số
cuộc kiểm tra, giám sát
chuyên đề về thu hồi tài
sản của NHNN còn hạn
chế; nhiều vụ việc phức tạp,
kéo dài từ trước năm 2013
đến nay chưa được chỉ đạo
giải quyết dứt điểm; một số
TCTD chưa chủ động phối
hợp với các cơ quan chức
năng để tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc trong thu hồi
tài sản nên tỉ lệ thu hồi đạt
thấp (mới chỉ đạt 17,26% về
tiền VND, 59,48% về ngoại
tệ so với tổng tài sản phải
thu hồi)…
Ban chỉ đạo kiến nghị Ban
cán sự đảng NHNN và các
TCTD liên quan khẩn trương
tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, khắc phục những tồn
tại đã nêu. NHNN cần lãnh
đạo, chỉ đạo công tác phối
hợp thu hồi tài sản bị thất
thoát, chiếm đoạt, nhất là
phối hợp trong việc áp dụng
các biện pháp thu giữ, kê
biên tài sản, phong tỏa tài
khoản theo quy định. NHNN
phải tăng cường kiểm tra,
giám sát và xử lý nghiêm
các vi phạm trong công tác
thẩm định cho vay; quản lý,
xử lý tài sản đảm bảo, quản
lý, khai thác các tài sản của
TCTD được tòa án giao để
tránh thất thoát, đảm bảo
hiệu quả thu hồi tài sản cho
các TCTD.
Đồng thời, NHNN cũng
“Nhiều tài sản tham
nhũng bị bán đấu
giá với giá rất thấp,
thấp hơn giá thị
trường, có dấu hiệu
vi phạm pháp luật,
phải xử lý nghiêm
theo quy định của
pháp luật.”
(Theo Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng,
chống tham nhũng)
Nhiều tài sản tham
nhũng bị bán giá thấp
Công tác thu hồi tài sản thamnhũng còn nhiều hạn chế,
thậm chí trong quá trình thu hồi có dấu hiệu vi phạm.
Giải quyết ngay tồn đọng
Ban chỉ đạo có nhận định chung là Bộ Tư pháp và NHNN
còn để nhiều vụ án, vụ việc tồn đọng kéo dài.
Do đó, Ban chỉ đạo yêu cầu NHNN sớm chỉ đạo các TCTD
phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án dân sự các cấp
và các cơ quan liên quan xử lý dứt điểmcác tài sản đảmbảo
có giá trị lớn, có nhiều khó khăn, vướngmắc, đặc biệt là các
vụ còn tồn đọng kéo dài từ trước năm 2013.
Đối với Bộ Tư pháp, Ban chỉ đạo yêu cầu phải xử lý dứt
điểm các vụ án còn tồn đọng, kéo dài từ trước năm 2013
đến nay. Cạnh đó phải khắc phục ngay những bất cập
trong việc tổ chức thi hành án, nhất là việc thẩm định giá,
bán đấu giá tài sản.
15.727
tỉ đồng là số tiền được cơ quan
thihànhándânsựcáccấpthuộc
BộTư pháp thu hồi từ thi hành
xong 4.747 bản án hình sự về
thamnhũng, kinh tế, đạt 33,3%.
Tiêu điểm
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook