107-2019 - page 9

9
Lo đường bao biển lấn
vịnh Hạ Long
UBNDTPHạ Long khẳng định dự ánmở rộng đường bao biển không lấn
biển nên không cần xin ý kiếnUNESCO.
ĐỖHOÀNG
T
ừ đầu tháng 5, người dân
TP Hạ Long bất ngờ thấy
dọc theo đường bao biển
Trần Quốc Nghiễn - nơi có
thể phóng tầm nhìn ra vịnh
Hạ Long - bỗng dưng bị dựng
hàng rào tôn quây kín. Dư luận
lo ngại rằng việc rào đường
bao biển này là để tiếp tục lấp
vịnh Hạ Long.
Mở rộng mặt đường
lên 28 m
ÔngHồQuangHuy, PhóChủ
tịch UBND TP Hạ Long, cho
biết hàng rào này do UBNDTP
Hạ Long dựng lên nhằm triển
khai dự án chỉnh trang đô thị,
môi trường và xây dựng bãi
tắm Hòn Gai do TP Hạ Long
làm chủ đầu tư. Theo ông Huy,
hạng mục chính của dự án này
là mở rộng mặt đường bao biển
ra vịnh Hạ Long thêm 28 m.
Ông Huy cho biết dự án
này có tổng mức đầu tư 870
tỉ đồng từ nguồn ngân sách
TP Hạ Long. Dự án mở rộng
đường bao biển ra vịnh Hạ
Long có chiều dài 2,4 km, từ
Cung quy hoạch hội chợ triển
lãm Quảng Ninh tới khu vực
cột 8 (phường Hồng Hà, TP
Hạ Long). Tuyến đường sẽ
được mở rộng từ bốn làn xe
hiện tại lên sáu làn xe; một
đầu đấu nối vào đường bao
biển thông qua hầm Cửa Lục,
một đầu đấu nối vào đường
bao biển Hạ Long - Cẩm
Phả. Cuối tuyến đường, TP
Hạ Long dự định xây dựng
bãi tắm công cộng dài 900 m
phục vụ người dân tắm biển.
Theo ông Huy, từ năm 2015,
tỉnh Quảng Ninh đã có chỉ đạo
về nghiên cứu nâng cấp hệ
thống giao thông hạ tầng TP
Hạ Long, trong đó có đường
bao biển. Năm 2018, TP Hạ
Long đã xây dựng dự án đưa
vào kế hoạch đầu tư công trung
hạn đã được HĐND TP thông
qua chủ trương.
TP Hạ Long nói
không lấn biển
Trước lo ngại của người dân
rằng dự án sẽ lấn biển, ông Huy
khẳng định dự án mở rộng mặt
đường bao biển ra vịnh Hạ
Long lên 28 m không phải là
dự án san lấp, lấn biển vì trước
đó chân kè đoạn đường này đã
ăn ra 28 m, giờ từ chân kè đó
sẽ tiến hành làm kè bê tông
đứng, phần chân kè cũ sẽ san
lấp làm đường. Phương án làm
kè đứng mở rộng đường được
TP Hạ Long đánh giá là giúp
cải tạo môi trường vì trước đây
kè lấn ra biển gây đọng rác, ô
nhiễm môi trường. Tới đây,
UBNDTPHạ Long sẽ báo cáo
UBND tỉnh Quảng Ninh lấy ý
kiến các sở, ngành và các tổ
chức liên quan về dự án.
Khi PV hỏi dự án này mở
rộng ra khu vực mặt nước
vịnh Hạ Long vậy có phải xin
ý kiến UNESCO hay không,
ông Huy cho biết TP Hạ Long
chưaxinýkiếnUNESCO.Trong
khi đó, đại diện Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng TP Hạ
Long cho rằng do việc mở rộng
chỉ ra chân kè cũ (chìm dưới
nước), trước đây đã xin ý kiến
UNESCO nên giờ không cần
xin ý kiến tổ chức này nữa.
Theo UBND TP Hạ Long,
hiện tại TP đã làm hàng rào
để chuẩn bị thực hiện khảo
sát, khoan thăm dò, chuẩn bị
tổ chức đấu thầu dự án.•
Mới có chủ trương của tỉnh
Tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ ngày 14-5, ông Vũ
Văn Hợp, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết
tỉnh này có chủ trương giao cho TP Hạ Long đầu tư mở rộng
đường bao biển (đường Trần Quốc Nghiễn) ra vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên, ông Hợp nhấnmạnh hiện tại dự ánmở rộng đường
bao biển chưa được chính thức thẩm định, phê duyệt.
Cũng theo ông Hợp, tại cuộc họp mới đây, ông Nguyễn
Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, chỉ đạo con đường này
là công trình văn hóa chứ không phải công trình giao thông
bình thường, toàn tuyến sẽ như một công viên ven biển phục
vụ lợi ích công cộng.
Dự ánmở rộngmặt
đường bao biển ra
vịnhHạ Long thêm28
m, chiều dài 2,4 km,
tổngmức đầu tư 870
tỉ đồng từ nguồn ngân
sách TPHạ Long.
Đà Nẵng sẽ xử lý nhà hàng,
khách sạn tuồn nước thải ra biển
Chương trình “HĐND với cử tri” Đà Nẵng sáng
15-5 nóng lên với tình trạng xả thải ven biển. Cử tri
Phạm Văn Chi (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành
Sơn) cho rằng các chế tài xử lý hàng quán lén xả
thải chưa đủ sức răn đe. Cử tri Nguyễn Quang Nga
(phường Tân Chính, quận Thanh Khê) lo lắng việc
hệ thống thu gom nước thải dọc đường Nguyễn Tất
Thành xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn.
Trả lời cử tri, ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám
đốc phụ trách Sở Xây dựng, thừa nhận cống nước
thải đường Nguyễn Tất Thành bị xì ra biển vì sụt
lún. “Các bên đã đi kiểm tra, tăng cường bảo dưỡng
tuyến cống. Hiện đang đầu tư mới tuyến cống, dự
kiến xây dựng hoàn thành trong năm 2020” - ông
Trung nói.
Về tình trạng xả thải ven biển phía Đông TP,
ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT, cho hay
khi dự án thu gom nước thải từ đoạn Sơn Trà đến
đường Phạm Văn Đồng (tổng mức đầu tư 1.448
tỉ đồng) hoàn thành sẽ thu gom toàn bộ nước thải
khu vực này. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng dự án
này vẫn không thể khắc phục hoàn toàn việc nước
mưa tràn ra cửa xả mà phải tiếp tục có những dự
án khác.
Ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP Đà
Nẵng, cho hay Thường trực HĐND TP thống nhất
tiến hành rà soát việc thực hiện đánh giá tác động
môi trường tại các nhà hàng, khách sạn từ nay đến
tháng 8-2019. Bắt đầu từ tháng 9-2019, tổng kiểm
tra và xử lý nghiêm các cơ sở không thực hiện.
TẤN VIỆT
Bộ Công an vào cuộc việc trạm BOT
Đèo Ngang thu phí quá hạn
Theo một nguồn tin của chúng tôi, Cơ quan CSĐT
Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Tổng Công ty
Cổ phần Sông Đà và Bộ GTVT phối hợp cung cấp
thông tin về tình hình quyết toán hợp đồng BOT dự
án hầm đường bộ qua đèo Ngang.
Trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản gửi cơ quan
CSĐT cho biết Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã
đề nghị Tổng Công ty Sông Đà (nhà đầu tư) nộp số
tiền thu vượt vào ngân sách nhà nước là hơn 88,3
tỉ đồng. Ngày 25-3, Tổng Công ty Sông Đà có văn
bản báo cáo về việc Công ty TNHH MTV Hạ tầng
Sông Đà (doanh nghiệp dự án) đã nộp số tiền hơn
57,1 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước ngày 22-3.
BOT Đèo Ngang là một trong những dự án BOT
đầu tiên được Bộ GTVT và Tổng Công ty Sông Đà
ký hợp đồng năm 2002 với tổng mức đầu tư 150
tỉ đồng, thời gian hoàn vốn là 18 năm năm tháng.
Dự án đưa vào khai thác từ tháng 8-2004. Trong
quá trình thu hồi vốn, do lưu lượng giao thông thực
tế qua trạm thu phí Đèo Ngang tăng cao so với dự
kiến, đồng thời giá trị quyết toán giảm so với tổng
mức đầu tư (132 tỉ đồng/150 tỉ đồng) nên thời gian
thu phí hoàn vốn được rút ngắn khoảng bảy năm
10 tháng so với hợp đồng, kết thúc thu phí khoảng
tháng 4-2015.
Tuy nhiên, nhà đầu tư đã thu phí tới tận đầu
tháng 12-2016 với số thu vượt quy định hợp đồng
BOT hơn 88,3 tỉ đồng. Việc nhà đầu tư thu vượt
thời gian được Thanh tra Bộ GTVT phát hiện vào
tháng 11-2016.
VIẾT LONG
Đường bao biển Trần
Quốc Nghiễn ra vịnhHạ
Long đang được dựng
hàng rào tôn đến khu vực
cột 5. Ảnh: ĐỖHOÀNG
Theo phản ánh của người dân, gần một năm nay Nhà
máy xử lý rác thải Bến Tre (ấp 1, xã Hữu Định, huyện
Châu Thành) đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm môi
trường trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống
của người dân.
Bà Huỳnh Thị Thanh Phượng (ngụ ấp Hữu Thành, xã
Hữu Định) phản ánh: “Mỗi ngày xe chở rác cứ tấp nập đổ
rác về, bãi rác bây giờ đã thành núi rác. Rác không được
xử lý bốc mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng bay khắp nhà
khiến người dân phải khốn khổ chịu đựng”.
Không chỉ vậy, nước thải từ nhà máy rác rỉ ra vườn dừa
của hộ ông Trần Hồng Sơn (ấp 1, xã Hữu Định) gây thiệt
hại về kinh tế. Ông Sơn bức xúc: “Mấy ngày qua nước
trong mương vườn dừa nhà ông từ trong vắt bỗng hóa thành
màu đen. Dưới mương cá chết cứ nổi lên, dừa ít ra trái, ảnh
hưởng đến kinh tế gia đình”.
Ông Sơn đã nhiều lần phản ánh với nhà máy rác nhưng
không được khắc phục. Người dân khu vực cũng đã nhiều
lần phản ánh đến chính quyền địa phương và ngành chức
năng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng ô
nhiễm do nhà máy rác gây ra vẫn tiếp tục kéo dài đến nay.
Theo ghi nhận của PV, do bãi rác Phú Hưng (TP Bến Tre)
quá tải, đã đóng cửa nên toàn bộ rác thải nội ô TP và một
số xã thuộc huyện Châu Thành đều tập kết về Nhà máy xử
lý rác thải Bến Tre, mỗi ngày lên đến hàng trăm tấn. Trong
khi đó, nhà máy chưa xử lý được rác mà chỉ mới thực hiện
bước phân loại. Lâu ngày lượng rác tồn đọng, đến nay đã
thành núi rác khổng lồ gây ô nhiễm trầm trọng.
Mới đây, ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, đã trực
tiếp đến khảo sát tại Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre. Bí thư Tỉnh
ủy đề nghị chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các hạng mục còn
lại để sớm đưa nhà máy vào vận hành, không gây ô nhiễm ảnh
hưởng đến cuộc sống người dân. Đại diện chủ đầu tư cho biết đã
ký hợp đồng với đối tác để triển khai các hạng mục lò đốt rác và
cam kết đến tháng 8-2019 sẽ hoàn thành.
ĐÔNG HÀ
Dân Bến Tre bức xúc vì nhà máy rác thành núi rác
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook