107-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứNăm16-5-2019
ông L. không đồng ý giá
thuê nhà cũ, hợp đồng cũ.
Song song đó, ông L. còn
đòi tăng giá thuê nhà lên
60 triệu đồng mỗi tháng và
đưa thêm 150 triệu đồng
tiền đặt cọc.
“Theo luật thì tôi ký hợp
đồng với bà Mai, còn những
người này là người mới thì
tôi phải ký hợp đồng mới
để tăng tiền thuê nhà” - ông
L. nói.
Lúc này, bà Tuyết và ông
Yoon Sangchul không đồng
ý với yêu cầu của ông L. Sau
đó, bà Tuyết yêu cầu ông L.
phải để cho bà dọn những vật
dụng trong tiệm cắt tóc đi
nhưng ông L. không đồng ý.
Ông L. cho rằng tài sản
trong nhà là của bà Mai.
Nếu để cho bà Tuyết lấy,
sau này bà Mai quay về đòi
tài sản thì ông L. không biết
lấy đâu trả. Do đó, gia đình
ông L. đóng cửa tiệm cắt tóc
lại, không cho ai lấy tài sản.
Bị quấy phá đủ kiểu
Từ ngày đóng cửa tiệm
cắt tóc, gia đình ông L. gặp
nhiều sự phản ứng quyết liệt
của bà Tuyết. Bên cạnh đó,
ông L. dán giấy để thông
báo cho người khác liên lạc
thuê nhà thì có người lạ mặt
đến xé. Lúc thì người phụ
nữ, lúc thì người đàn ông.
Ngoài ra, ổ khóa nhà ông
L. thường xuyên bị một thanh
niên lạ mặt đến nhét sắt vào
vị trí cắm chìa khiến cửa
nhà không thể mở được. Ai
đến thuê nhà cũng có người
đến dọa, nói nhà đang tranh
chấp khiến người có nhu
cầu bỏ đi.
“Hiện tại nhà tôi đang rất
khó khăn, vì trước khi muốn
cho thuê nhà phải vay tiền
ngân hàng để xây dựng. Hai
tháng nay không có tiền cho
thuê nhà, tiền lãi ngân hàng
cứ đòi khiến gia đình tôi điêu
đứng” - ông L. nói.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
bà Tuyết cho rằng
vì là người được ông Yoon
Sangchul ủy quyền tìm bà
Mai để thu hồi tiền. Khi
tài sản của bà Mai vẫn còn
trong tiệm cắt tóc nên bà
Tuyết muốn lấy.
“Nếu tôi không lấy được
tài sản đó thì ông L. cũng
không được lấy. Những vật
dụng trong đó phải được cơ
quan chức năng quản lý” - bà
Tuyết nói.•
HẢI HIẾU
T
heoôngNVL(ngụphường
An Hải Bắc, quận Sơn
Trà, Đà Nẵng), đầu tháng
4-2018, gia đình ông có ký
hợp đồng cho thuê nhà với
bà Lê Thị Mai (quê Thừa
Thiên-Huế) với thời hạn
10 năm. Căn nhà nằm trên
đường Nguyễn Xuân Khoát
(phường An Hải Bắc, quận
Sơn Trà), tiền thuê mỗi tháng
là 50 triệu đồng, tiền đặt cọc
là 150 triệu đồng, tiền thuê
nhà mỗi năm trả một lần.
Rắc rối từ việc
cho thuê nhà
Sau khi thuê xong, bà Mai
có ký hợp đồng hợp tác với
người đàn ông Hàn Quốc
tên Yoon Sangchul. Làm ăn
khoảng một năm thì không
rõ lý do gì, bà Mai đi biệt,
không liên lạc được.
Lúc này, ông Sangchul có
ủy quyền cho bà Hồ Thị Ánh
Tuyết (ngụ phường Thanh
Bình, quận Hải Châu) đi tìm
bà Mai để đòi lại số tiền đã
góp vốn. Do không có bà
Mai nên bà Tuyết vào tiếp
quản tiệm cắt tóc.
Đến ngày 1-4-2019 (tức
thời điểm phải trả tiền nhà)
nhưng bà Mai không có mặt
để trả tiền. Lúc này, bà Tuyết
và người đàn ông Hàn Quốc
đề nghị ông L. được tiếp tục
hợp đồng thuê nhà. Nhưng
Hai tháng nay
không có tiền cho
thuê nhà, tiền lãi
ngân hàng cứ đòi
khiến gia đình tôi
điêu đứng.
Căn nhà ông L. cho thuê giờ người thuê trốn biệt. Ảnh: HẢI HIẾU
Người thuênhàtrốnbiệt,
kẻ lạ đến quấy phá
Từ lúc người thuê nhà trốn biệt, chủ nhàmuốn cho người khác thuê
thì thường xuyên bị nhiều người lạmặt đến quấy phá.
Vận động người trong ngành y tế
đi bộ 10.000 bước mỗi ngày
Ngày 14-5, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 06/CT-BYT
về việc tăng cường vận động thể lực trong ngành y
tế. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan, đơn vị và
cá nhân trong toàn ngành y tế nghiêm túc thực hiện
một số nội dung sau:
- Tổ chức phát động và triển khai tập thể dục cho
toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, đơn
vị bao gồm: Tập trong lúc giải lao giữa các buổi họp,
giao ban; tập trong lúc giải lao buổi sáng, buổi chiều,
trong giờ làm việc. Bài mẫu gợi ý tập thể dục giữa giờ
(ba phút) được đăng tải tại địa chỉ:
.
- Vận động cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động tích cực thực hiện vận động thể lực với các
hình thức phù hợp như đi bộ 10.000 bước mỗi ngày
hoặc luyện tập thể dục, thể thao và các hình thức vận
động khác tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn
người dân tăng cường vận động thể lực với hình
thức phù hợp cho sức khỏe.
- Tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn sức khỏe,
dinh dưỡng và vận động thể lực cho người bệnh tại
các cơ sở y tế và người dân tại cộng đồng, đặc biệt
là đối với người có nguy cơ cao và người mắc các
bệnh mạn tính.
HỮU ĐĂNG
Ý kiến bạn đọc
Muốn trẻ khôngquỳ
ở trường, đừngđe nẹt
conởnhà
Hôm rồi tôi vào quán ăn, đối diện bàn tôi là một
cậu bé khoảng ba, bốn tuổi tinh nghịch chẳng chịu
ăn phần của mình. Trong khi cha mẹ bé cặm cụi ăn
vội, có lẽ tranh thủ để đến cơ quan. Thằng bé mở lọ
sa tế, múc một muỗng đưa lên miệng ngậm rồi nhăn
mặt, khóc thét vì cay. Sa tế văng tứ tung, vấy vào
bộ đồng phục xanh lam của người mẹ. Chẳng nghĩ
đến cảm giác của con lúc này, người mẹ dựng đứng
bé dậy, rồi đánh vào hai tay bé: “Mẹ đã nói mày sao
hả? Không được nghịch ngợm cơ mà! Dơ hết cái
váy của mẹ rồi đây này”. Người cha thì vẫn ngồi
cặm cụi ăn như không có chuyện gì. Cũng may cô
chủ quán chạy lại đưa cho bé ly trà đá đường uống
chữa cay. Đứa bé bớt khóc nhưng vẫn còn thút thít,
đang cố tìm sự dỗ dành của mẹ nhưng người mẹ chỉ
quan tâm đến trang phục của mình.
Lần khác tôi chứng kiến cảnh một đứa bé bị cảm
giác buồn nôn khi ăn. Người mẹ đã dắt như lôi đứa
con ra trước quán, vẻ mặt đằng đằng sát khí, nạt:
“Mày nôn đi, nôn một cái là tao đánh lòi bản họng
luôn”. Việc phải mang cảm giác buồn nôn đối với
đứa trẻ là một cực hình rồi, lại phải chịu đựng thêm
sự phẫn nộ của người mẹ thì quá tội cho bé…
Nhiều lần tôi chứng kiến những cảnh vô cùng bức
xúc như vậy muốn chạy lại can ngăn ngay. Những
đứa bé chẳng tội tình gì. Người lớn đừng cho trẻ
con chỉ là người lớn thu nhỏ lại, chúng còn quá nhỏ
để hiểu các vấn đề. Cha mẹ phải là người có trách
nhiệm dạy dỗ trẻ những bài học đầu đời.
Chẳng ai muốn con mình quá phá bĩnh cũng như
quá khờ khạo mà muốn trẻ phải được cân bằng tâm
lý ở mức bình thường. Nhưng không gì tự nhiên
mà có, tất cả đều phải được dạy dỗ ngay từ khi trẻ
lọt lòng để trẻ đi vào khuôn phép nề nếp, hiểu được
những giới hạn. Đánh, mắng trẻ sẽ làm tổn thương
nhiều hơn trong lúc ấy khiến tâm lý đau đớn, hoảng
sợ sẽ đi cùng. Biết đâu vì những “tra tấn” đó mà trẻ
không còn năng động nữa hoặc ám ảnh vô thức về
sau. Điều đó thật sự nguy hiểm đối với một đứa trẻ
đang tuổi ăn, tuổi lớn. Hơn nữa, những hành động
đó chẳng những không đem lại sự giáo dục tốt đẹp
cho con mà còn có thể vi phạm pháp luật.
Các bậc phụ huynh phản ứng chuyện cô giáo bắt
học trò quỳ, chuyện giáo viên quát nạt trẻ thì ngay
tại gia đình cũng nên thống nhất cách dạy con sao
cho văn minh, đừng dùng tư duy bề trên để dạy con,
như thế có thể góp phần tạo nên một xã hội áp đặt,
bạo lực trong tương lai.
TRẦN THÁI HỌC
Đã chuyển cho đội hình sự để
điều tra, ngăn ngừa
Theo Trung tá Trần Văn Quang, Đội trưởng Đội Điều
tra tổng hợp quận Sơn Trà, thì đơn vị này đã tiếp nhận
hồ sơ vụ việc của ông L. từ phường An Hải Bắc chuyển
lên. Theo những gì ông L. phản ánh thì những người xé
giấy rao cho thuê nhà, nhét vật vào ổ khóa chưa đủ yếu
tố xử lý hình sự.
“Nhưng nhận thấy những việc phá rối như vậy có khả
năng xảy ra vụ án hình sự nên chúng tôi đã chuyển cho
đội hình sự điều tra các đối tượng để phòng ngừa”- Trung
tá Quang cho hay.
Trung tá Quang cũng cho rằng ông L. nên đề nghị UBND
phường An Hải Bắc đến kiểm kê tài sản, quản lý theo diện
vô chủ. Làm điều này thì sẽ trả lại mặt bằng cho ông L.,
đồng thời ông L. cũng không mâu thuẫn với yêu cầu của
bà Tuyết.
Một ngươi lạmặt đến xé giấy thông báo cho thuê,
nhét vật vào ổ khóa. (Ảnh chụp qua camera)
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook