124-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 5-6-2019
MINHTÂM-PHANYÊN
N
hắc đến phở, nhiều
người dânTP.HCMhẳn
khó quên hương vị món
ngon quen thuộc gợi nhiều
hoài niệm ngay góc đường
Mạc Đĩnh Chi, quận 1. Nơi
đây đã in dấu hình ảnh ông
cụ ngồi trên chiếc ghế gỗ
cao, đều đặn mỗi ngày tính
tiền cho khách và văng vẳng
tiếng gọi: “Con ơi, khách tới
kìa”. Ông chính là cụ Phồn,
người khai sinh ra quán phở
Cao Vân nức tiếng.
Nấu phở bằng củi,
vị ngon không lẫn
Cụ Phồn tên đầy đủ là Trần
Văn Phồn, quê ở Hà Nam,
nay đã 96 tuổi. Trải qua bao
thăng trầm, vất vả, đời người
cũng có lúc đổi thay, riêng
với cụ, duy có một thứ chưa
bao giờ thay đổi, đó là tình
yêu cụ dành cho phở.
Bén duyên với nghề phở từ
lúc mới bảy tuổi, lúc cụ theo
anh trai ra Hà Nội. Ngày đó,
hai anh em cụ mưu sinh nhờ
vào gánh phở, đi qua biết
bao nẻo đường thủ đô. Đến
năm 1947, cụ vào Sài Gòn.
Ngày đó, ở Sài Gòn mới có
vài chiếc xe đ y bán phở, cụ
cũng làm một chiếc như vậy
đ y đi bán chứ không gánh
như hồi còn ở Hà Nội. Đến
thời gian sau, cụ dành dụm
rồi thuê được mảnh đất ở số
7 Trần Cao Vân (nay là Nhà
Thiếu nhi quận 1) và lập nên
quán phở Cao Vân. Cụ Phồn
không nhớ cụ thể thời gian
đó là khi nào, cụ chỉ cười rồi
nói: “Đâu đó cái hồi ông Ngô
Đình Diệm còn làm”. Bán
được thời gian thì bị thu lại
mặt bằng, cụ dời quán về địa
chỉ 25Mạc Đĩnh Chi, phường
Đa Kao, quận 1, TP.HCM và
bán đến bây giờ.
“Hồi đó tôi bán đắt khách
thủ thỉ với chúng tôi.
Kể với chúng tôi về gia
đình, cụ Phồn cảm thấy tự hào
lắm. Cụ có năm người con,
bốn người ở Úc, một người
ở Mỹ. Nhờ có phở mà cụ có
thể nuôi những người con
thành tài. Cụ nói rằng: “Đời
tôi trước đó sống khổ nhưng
giờ thấy con cháu mình được
ổn định, tôi cảm thấy mừng”.
Xuất thân trong hoàn cảnh
khốn khó, từ nhỏ đã mưu sinh
kiếm sống nên hơn ai hết, cụ
Phồn hiểu được giá trị của
sức lao động và giá trị của
đồng tiền. Thời trước, cụ bán
tô phở từ 3 đồng/tô, sau đó
đến 5 đồng, 7 đồng. Và đến
bây giờ, khi những quán phở
khác đã lên 90.000-95.000
đồng/tô thì giá một tô phở
thập c m ở phở Cao Vân vẫn
là 55.000 đồng/tô.
Hiện tại sức khỏe của cụ
Phồn không còn khỏe như
xưa nên mọi việc ở quán cụ
đều nhờ vào cô Hai, người
phụ tá cho cụ được 35 năm
qua. Dẫu biết sức người đã
yếu nhưng ngày nào cụ cũng
dậy sớm, xuống nêm nếm lại
nồi nước phở trước khi bán
cho khách, sau đó ngồi vào
chỗ ngồi quen thuộc, thối
tiền thừa cho khách hàng.
Cụ ngồi trên một cái ghế cao
ở góc trong cùng của quán.
Nếu là khách quen sẽ chẳng
còn lạ lẫm với hình ảnh này
của cụ Phồn.
Anh Đặng Trung Hiếu
(quận Tân Bình) chia sẻ:
“Tôi ăn phở ở đây nhiều năm
nay, phở đậm đà. Đặc biệt tôi
thích nhìn ông cụ ngồi ở góc
quán, cụ thối tiền còn lẹ lắm.
Tôi nghĩ ông cụ chắc phải
quý phở lắm mới ngày ngày
ngồi đây nhìn những người
khách đến dùng phở củamình
như vậy”.•
Cụ ông 96 tuổi bán phở
nức tiếng
Cụ Phồn,
người dành
2/3 cuộc đời
để đun củi
nấu phở, gói
trọn tình yêu
củamình
trong từng tô
phở với tâm
niệm: “Lấy
công làm lời”.
“Lời ít mà phở ngon,
người ta ăn nhiều”
Bánh phở cụ Phồn phải lấy
chỗ quen, thịt và xương bò
được mua với giá cao hơn và
do cụ trực tiếp chọn.“Lời ít mà
phở ngon, người ta ăn nhiều,
tôi được làm phở cho họ còn
thấy mừng nữa chứ”- cụ Phồn
tâm tình.
Tiêu điểm
Gần trọn đời người, cụ Phồn đã khai sinh ra phở Cao Vân vàmỗi ngày gắn bó với phở bằng tình yêu
hiếmthấy. Ảnh: MINHTÂM
lắm, tấp nập người đến ăn,
đủ mọi tầng lớp. Có ngày tôi
phải xếp 200 cái bàn dọc cả
vỉa hè phía trước quán cho
khách ngồi” - cụ bồi hồi nhắc.
Khi chúng tôi hỏi phở Cao
Vân có gì đặc biệt mà khách
ăn nhiều như vậy, cụ khiêm
tốn: “Nhờ cái phước cả, chứ
phở tôi cũng không có gì đặc
biệt hơn người ta đâu”. Về
công thức nấu thì không có
gì khác với những quán khác.
Cái đặc biệt duy nhất trong
phở Cao Vân là việc được
đun nấu bằng củi. Quán có
hai bếp, cái đặt ở phía trong
để hầm nước xương, bếp
ngoài đun nước phở đã nêm
nếm. Cụ Phồn kể: “Hai bếp
lửa lúc nào cũng phải đỏ rực.
Hồi trước, nước hầm xương
được nêm nếm từ đầu. Giờ
bếp trong là hầm xương qua
đêm, sáng mai múc ra bếp
ngoài mới nêm nếm, như vậy
vị mới không thay đổi, cứ vơi
là lại múc ra”.
Hai bếp lửa đun bằng củi đó
đã tạo ra một thứ mà không
phải quán phở nào cũng có
được, đó là vị ngọt từ xương
bò. Nước xương được hầm
từ đêm qua sáng, chưa kể lửa
luôn đỏ làm xương ra hết vị
ngọt béo. Nghệ sĩ điêu khắc
KimThanh (quận 10) chia sẻ:
“Cứ mỗi lần ra trung tâm TP,
tôi lại ghé quán phở CaoVân.
Phở ở đây có vị thơm, ngọt,
ngon của xương, của thịt chứ
không phải vị của bột ngọt. Tôi
có nghe nói ông Phồn nay đã
gần trăm tuổi nhưng yêu nghề
lắm. Tuy tuổi già nhưng ông
vẫn bán đều đặn mỗi ngày”.
Nuôi năm con ăn học
thành tài nhờ phở
“Phở có ý nghĩa với cuộc
đời tôi lắm! Chính nó đã nuôi
tôi và cả gia đình” - cụ Phồn
xúc động. “Tôi sống được
cũng là nhờ gánh phở, con
cháu tôi ăn học nên người
cũng nhờ vào quán phở. Nhờ
phở lắm, không có phở là tôi
đã phải đi làm cu li, làm thợ
mộc rồi. Như vậy thì đâu có
thể nuôi con ăn học đại học
thành tài được” - vừa thối
tiền cho khách, cụ Phồn vừa
Hai bếp lửa đun
bằng củi đó đã
tạo ra một thứ mà
không phải quán
phở nào cũng có
được, đó là vị ngọt
từ xương bò.
Nguy cơ mất hẳn phở Cao Vân
Khi được hỏi sao không truyền nghề lại cho người khác,
cụ Phồn kể cụ đã dạy cho năm người nấu phở với ý định
truyềnnghề chohọđểmónphở của cụ khôngbị thất truyền.
Thế nhưng người ta không nghe cụ, cứ muốn nấu thì phải
có lời nhiều. Không ai học nghề cụ thành công, duy chỉ có
mình em ruột của cụ là học được nghề nhưng đã tách ra
mở quán phở riêng. Còn cái tên phở Cao Vân, ngày nào cụ
không ngồi được ở đây nữa thì ngày đó nó cũng không còn.
BVNhiđồng2nói vềvụbé trai bị xe tông trongkhuônviên
Khu vực gần cổng khoa Khámbệnh, nơi xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: HL
Ngày 4-6, BS Huỳnh Trọng Dân, Phó phòng quản trị Bệnh
viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM), đã thông tin chi tiết vụ bé
trai bị tai nạn giao thông ngay trong khuôn viên BV.
Trước đó, vào sáng 31-5, bé trai được người nhà đưa
đến BV khám bệnh ngoại trú. Sau khi hoàn tất thủ tục
khám và đang chờ lấy thuốc, cha bé dẫn bé ra ngoài cổng
BV (đường Nguyễn Du) để mua đồ ăn. Khi đang đứng
mua đồ ăn, cha bé bất c n không giữ tay con nên bé chạy
ngược trở lại vào trong khuôn viên BV và bất ngờ va
chạm với ô tô bảy chỗ đã trả khách đang trên đường ra về.
Phát hiện sự việc, các bảo vệ của BV đã nhanh chóng
đưa bé vào khoa Cấp cứu để sơ cứu, giữ nguyên hiện
trường rồi mời công an đến làm việc.
Theo BS Dân, địa điểm xảy ra vụ tai nạn tuy ở trong
khuôn viên BV nhưng ở khu vực ngoại viện, ngoài khu
nội trú.
Khoa Khám bệnh của BV được TP đưa vào hoạt động
năm 2016, thiết kế hai cổng ra vào cho xe khách lưu thông
một chiều ngang qua khuôn viên để tránh tình trạng dừng,
đỗ ở ngoài BV gây kẹt xe. Việc này cũng đồng thời tạo
điều kiện cho các phương tiện đón trả khách ở BV. Các
phương tiện lưu thông đều được lưu ý chạy chậm 5 km/
giờ và chú ý quan sát có trẻ nhỏ. 
Ngoài ra, BV có bố trí cổng ra vào riêng cho người đi
bộ, có kẻ vạch lưu ý đường cho người đi bộ, tuy nhiên lối
ra vào này chưa tách biệt với lối đi của các phương tiện
lưu thông khác.
“Đây là lần đầu tiên có vụ tai nạn giao thông xảy ra
trong khuôn viên BV. Sau sự việc đáng tiếc này, BV đang
tiến hành nghiên cứu và xây lối đi tách biệt dành riêng cho
người đi bộ để đảm bảo an toàn hơn” - BS Dân nói.
Cùng ngày, trao đổi về tình hình sức khỏe bệnh nhi, BS
Huỳnh Minh Thu, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của
BV, cho hay bé trai được ch n đoán chấn thương đầu, kết
quả chụp CT scan cho thấy bé bị phù não. Bé đang được
điều trị tại khoa Hồi sức tích cực với tình trạng vẫn còn
hôn mê, thở máy, tình hình xấu.
HOÀNG LAN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook