124-2019 - page 9

9
Họ đã nói
Dòng sự kiện
Ngày 4-6, Chủ tịch HĐND TP.HCM
Nguyễn Thị Lệ đã tham dự buổi giám
sát của Ban Kinh tế - Ngân sách
HĐND TP.HCM về tiến độ triển khai
thực hiện dự án vành đai 2 (gồm bốn
đoạn, hơn 13 km chưa hoàn thành).
Mới có 55% mặt bằng sạch
Tại buổi giám sát, ông Trần Đức
Thắng, Giám đốc Công ty CP Tư vấn
đầu tư xây dựng Bắc Ái (chủ doanh
nghiệp dự án), báo cáo về dự án vành
đai 2, đoạn Phạm Văn Đồng đến nút
giao Gò Dưa (quận Thủ Đức), dài
2,75 km: “Dự án triển khai từ năm
2016, thời hạn vay vốn cũng đến
tháng 10 năm nay hết hạn, rất khó
khăn cho chủ đầu tư
trong công tác thu xếp
tài chính. Công tác
giải phóng mặt bằng
hiện nay đang vướng
nhiều chỗ, phải có mặt
bằng sạch, liền tuyến
mới làm được”.
Theo ông Thắng,
sau hơn 1,5 năm chính
thức khởi công (từ
tháng 12-2017), dự
án cứ có mặt bằng
chỗ nào là thi công
cuốn chiếu chỗ đó.
Tuy nhiên, còn nhiều
chỗ chưa có mặt bằng
và vướng hạ tầng kỹ
thuật, điện, nước…
khiến công trình gặp
nhiều khó khăn.
Liên quan đến vấn đề này, ông
Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Quận
ủy quận Thủ Đức, cho biết đến nay
địa phương đã bàn giao được 258 mặt
bằng trên tổng số 466 mặt bằng cho
nhà đầu tư, đạt tỉ lệ 55%.
“Khoảng tháng 8 chúng tôi sẽ hoàn
trả việc chi trả bồi thường cho người
dân và phải đến cuối năm nay thì mới
có thể bàn giao hết mặt bằng cho đơn
vị thi công” - ông Cường khẳng định.
Ngay lập tức, Chủ tịch HĐND
TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chất vấn ông
Thắng về thời gian hoàn thành sau khi
quận Thủ Đức bàn giao toàn bộ mặt
bằng cùng với di dời hạ tầng kỹ thuật
cuối năm nay. Theo đó, ông Thắng
Đườngvànhđai 2:
Làm3kmmất 3năm
Theo lãnh đạo chủ đầu tư, một đoạn đường gần 3 kmnằm trong dự án
v
ành đai 2 (TP.HCM)
đang gặp khó về vấn đề giải phóngmặt bằng.
Sơ đồ dự án đường vành đai 2. Đồ họa: HỒTRANG
Đây là dự án cấp bách quan
trọng với ba mục tiêu: Kết
nối đường Phạm Văn Đồng,
khép kín vành đai 2, thúc
đẩy giao thông TP.HCM
Dự án vành đai 2 được quy hoạch từ năm 2007 với tổng chiều dài hơn 64 km.
Đến nay, sau hơn 10 năm, dự án vành đai 2 đã khép kín được 51 km với các đoạn từ
cầu vượt Gò Dưa (quận Thủ Đức) trên quốc lộ 1 đến vòng xoay An Lạc (huyện Bình
Chánh); đoạn từ nút giao Bình Thuận (đường Nguyễn Văn Linh với đường dẫn lên
cao tốc TP.HCM - Trung Lương (huyện Bình Chánh) đến cầu Phú Hữu (quận 9). Hiện
còn hơn 13 km với bốn đoạn chưa hoàn thành.
Cụ thể, đoạn PhạmVănĐồng đến nút giaoGòDưa dài 2,75 km; đoạn nút giao Bình
Thái đến PhạmVăn Đồng dài 1,99 km; đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội dài 3,82
km; đoạn từ nút giao An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh dài 5,3 km.
cho biết nếu cuối năm có mặt bằng
thì đến cuối năm sau (2020 - PV) sẽ
hoàn thành đoạn này. Tức làm ba năm
mới xong gần 3 km đường (năm 2018
- 2019 - 2020), chưa tính công tác
chuẩn bị trước đó.
“Một đoạn còn chưa ra,
nói chi toàn dự án”
Đó là đánh giá của bà Nguyễn Thị
Lệ khi nhiều đại biểu yêu cầu Sở
GTVT TP.HCM báo cáo toàn dự án
vành đai 2. Bà Lệ cho rằng cần phải
tập trung bàn thảo và tìm cách gỡ khó
cho đoạn đường gần 3 km này trước
khi nói đến những đoạn còn lại.
“Tôi nghe chủ đầu tư báo cáo nhiều
chỗ vướng mắc, số liệu còn chưa khớp
với địa phương, vậy vai trò quản lý
nhà nước ở đâu, vai trò chỉ huy đâu?
Chúng ta phải làm sao tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thi công
chứ” - bà Lệ thẳng thắn.
Về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn
Tám, Phó Giám đốc Sở GTVT
TP.HCM, cho biết hiện nay, về việc
phối hợp các bên thì quận Thủ Đức sẽ
trình các sở, ngành về việc tổ chức các
công tác, sau đó thì chủ đầu tư - đơn
vị thi công phối hợp với các bên để di
dời công trình kỹ thuật vướng mắc.
“Cứ có mặt bằng sạch chỗ nào thì
đơn vị thi công sẽ tiến hành triển khai
chỗ đó nên có thể dẫn
đến tiến độ phải điều
chỉnh. Mặt khác, việc
di dời công trình như
điện, nước phải làm
từng bước, vừa đáp
ứng thi công vừa đáp
ứng nhu cầu cuộc sống
người dân khu vực đó,
chứ không phải giải
tỏa hoặc di dời toàn bộ
cùng lúc” - ông Tám
lý giải.
Ông Triệu Đỗ Hồng
Phước, Trưởng ban
Kinh tế - Ngân sách
HĐND TP, cho rằng
đây là dự án cấp bách
quan trọng với ba mục
tiêu: Kết nối đường
Phạm Văn Đồng, khép kín vành đai
2, thúc đẩy giao thông TP. “Chúng tôi
ghi nhận các khó khăn của chủ đầu
tư về giải phóng mặt bằng, ghi nhận
tiến độ và sẽ phối hợp với các cơ quan
chức năng để dự án tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc” - ông Phước nói.
KIÊN CƯỜNG
Quận 9 xuất hiện thêm nhiều điểm ngập
Chiều 4-6, đoàn đại biểu HĐND TP.HCM đã có buổi giám
sát về tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án chống ngập
trên địa bàn quận 9.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, quận 9 xuất hiện 22
điểm ngập, trong đó có 11 điểm thường xuyên ngập trên 0,5
m; 11 điểm ngập 0,2-0,4 m; thời gian nước rút trung bình
15-60 phút. 
Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND quận 9,
cho biết hiện tại quận đã cấp phép cho hơn 5.000 công trình
xây dựng, con số này còn tiếp tục tăng lên. Công tác giảm
ngập chưa đạt hiệu quả cao, cộng với tốc độ đô thị hóa nhanh
chóng đã làm giảm diện tích thoát nước mặt; hệ thống cống
nhỏ, chưa hoàn thiện nên thường xuyên gây ngập cục bộ sau
mỗi trận mưa lớn.
Đối với các dự án chỉnh trang đô thị kết hợp giải quyết
thoát nước, lãnh đạo quận 9 kiến nghị TP xem xét, giải quyết
các đề xuất của quận về việc thẩm định đơn giá bồi thường
đất nông nghiệp cho dự án mở rộng đường Lê Văn Kiệt
(đoạn từ ngã tư Thủ Đức đến Lã Xuân Oai); xây dựng toàn
bộ dự án nâng cấp, mở rộng đường Bưng Ông Thoàn; về kiến
nghị bàn giao mặt bằng để triển khai công trình sửa chữa,
cải tạo hạ lưu hệ thống thoát nước cánh đồng phường Phước
Long B…
Quận 9 cũng đề nghị Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật
TP.HCM sớm triển khai công tác nạo vét hệ thống thoát nước
hiện hữu do trung tâm quản lý trên địa bàn quận 9.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, đoàn đại biểu HĐND TP đề
nghị lãnh đạo quận 9 nên ngồi lại với các sở, ngành để đánh
giá hiệu quả các dự án đã thực hiện. Đối với các dự án còn
vướng thì xem vướng chỗ nào để kiến nghị TP có hướng hỗ
trợ, giải quyết.
NGUYỄN CHÂU
luận
Chúng tôi chỉ chấp nhận trả
theoquãngđườngmìnhsửdụng.
Cụ thể, chúng tôi kiến nghị chỉ
thu5%củagiá vé, nếu tính ra thì
đúngsố tiền2.000đồngcho300
m đi trên quốc lộ 91. Nếu chủ
đầu tư không đồng ý thì dành
hai làn đi và về cho phương tiện
đi vào cungđường LongXuyên,
Rạch Giá. Còn nếu không được
nữa thì mấy ổng phải dời trạm
đi chỗ khác.
Ông
NGUYỄN NGỌC XUÂN
,
Chủ
tịch Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh An Giang
Tôi đánh giá việc mở rộng
quốc lộ 91 là cần thiết, song có
sự bất cập về vị trí đặt trạm thu
phí. BộGTVTcần tíchcựcnghiên
cứu xử lý, nếu cần thiết phải di
dời trạm. Ngoài ra, cần xem xét
xác định phương tiện sử dụng
dịch vụ bao nhiêu thì trả tiền
bấy nhiêu. Không chấp nhận
việc trả phí nhiềuhơnhay ít hơn
mức sử dụng dịch vụ. Những cá
nhân, cơ quan nào đưa ra quyết
định đặt sai vị trí phải chịu trách
nhiệm, kể cả phải chịu chi phí
di dời trạm.
Đại biểu Quốc hội
ĐÔN TUẤN PHONG
(An Giang)
Xétthấyviệccácdoanhnghiệp,
tài xế tiếp tụcphảnứng trạmthu
phí BOT T2 sẽ gây mất an ninh
trật tự tại khu vực trạm và khu
vực lân cận, làm ảnh hưởng rất
lớn đến việc kêu gọi, thu hút
đầu tư và phát triển du lịch trên
địa bàn tỉnh. Nhằm ổn định an
ninh, trật tự khu vực này và giúp
tỉnhAnGiang tháogỡkhókhăn,
phát triển kinh tế, UBND tỉnhAn
Giang kiến nghị Bộ GTVT xem
xét, có giải pháp xử lý phù hợp
đối với trạm thu phí T2 quốc lộ
91 trong thời gian sớm nhất.
(Trích Công văn số 482 do ông
Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh An Giang, ký gửi Bộ GTVT)
- Chỉ một ngày sau khi cầu
VàmCống vượt sôngHậu chính
thức khánh thành (ngày 19-5),
khuvực trạmthuphí BOTT2 trên
quốc lộ91 (thuộcquậnThốtNốt,
TP Cần Thơ) bắt đầu xuất hiện
một số tài xế dừng xe phản đối,
khôngđồng ýmua vé qua trạm.
- Ngày 23-5, Tổng cục Đường
bộ Việt Nam đã có cuộc họp
với các sở GTVT TP Cần Thơ, An
Giang và ĐồngTháp để tìmgiải
pháp tháo gỡ vướng mắc tại
trạm thu phí T2.
-Chiều25-5,lãnhđạoTổngcục
Đường bộ đã chỉ đạo chủ đầu
tư tiến hành xả trạm T2 trong
vòng 10 ngày kể từ ngày 25-5.
- Từ ngày 25 đến 27-5, Tổng
cụcĐườngbộViệtNamgiaoCục
QuảnlýđườngbộIVtổchứckiểm
tra xác định lưu lượng phương
tiện lưu thông trên phạm vi
của dự án để có cơ sở tính toán
miễn, giảm.
-Ngày3-6,BộGTVTchínhthức
đưa ra hai phương án giải quyết
vướng mắc trạm T2.
tư mà coi nhẹ quyền lợi của
người dân và lợi ích của Nhà
nước. Và không thể cứ gần
hai năm qua chỉ chạy theo
giải quyết phần ngọn và bỏ
lơ đi cái gốc của vấn đề là T2
đặt nhầm chỗ. Đừng để T2
trở thành sự thách thức đối
với dư luận!” - TS Hiệp nói.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook