124-2019 - page 3

3
ChủtịchTP.HCM
khônghài lòngvì
dựánchậmtiếnđộ
“ThứBảy vàChủnhật cũngphải tập trung
làm, chứnếukhôngquyết tâmlàmsao rađược
40bộ thủ tụchànhchính” -Chủ tịchUBND
TP.HCMNguyễnThànhPhongnói.
Chiều 4-6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn
Thành Phong chủ trì cuộc họp thường kỳ đánh giá
tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng-
an ninh tháng 5 và năm tháng đầu năm 2019.
Một trong những vấn đề được các đại biểu quan
tâm trong cuộc họp này là tiến độ di dời các công
trình thương mại trong Công viên 23-9 để trả lại
đúng chức năng cho công viên.
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết đầu tháng
3-2019, ông đã ban hành “tối hậu thư”, giao Sở
TN&MT chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất
không gia hạn hợp đồng cho thuê đối với các đơn vị
đang sử dụng mặt bằng tại Công viên 23-9.
Đối với các đơn vị đang sử dụng mặt bằng nhưng
trong các văn bản pháp lý không ghi rõ thời gian
hoàn trả, yêu cầu di dời trước ngày 30-4, các đơn vị
liên quan xây dựng kế hoạch di dời cụ thể các công
trình, trụ sở, quán ăn, bãi xe... trước ngày nêu trên.
Tuy nhiên, đến nay các công việc ông giao chưa
hoàn thành. “Chúng ta cam kết với nhau 30-4 phải
xong nhưng nay tháng 6 rồi chưa biết bao giờ xong”
- ông Phong đã đề nghị ông Lê Hòa Bình, Giám đốc
Sở Xây dựng, giải trình.
Ông Lê Hòa Bình báo cáo: Hiện Sở Xây dựng đã
làm việc với các đơn vị có liên quan. Một trong những
vấn đề vướng hiện nay mà ông Bình đề cập đến là tiến
độ bàn giao mặt bằng của các đơn vị chậm. Từ đó, ông
Bình xin một buổi trình bày chi tiết để triển khai ngay
các phương án quy hoạch lại công viên, trong đó có
việc chỉnh trang lại và bố trí lại các hạng mục cây xanh
để cho người dân tiếp tục sử dụng công viên.
Còn đối với sân
khấu Sen Hồng (6.000
m
2
), ông Bình cho biết
sẽ phá bỏ để xây dựng
công viên theo quy
hoạch được duyệt.
Chủ tịch TP.HCM đã
đề nghị lãnh đạo Văn
phòng UBND TP sắp
xếp cho ông một buổi
nghe Sở Xây dựng
báo cáo chi tiết về các
phương án quy hoạch
lại Công viên 23-9. “Các đồng chí nhớ giùm tôi cái.
Có vụ việc tôi giao tuần nhưng nhìn lại lịch công tác
không có. Các đồng chí chấp hành hay không chấp
hành cũng phải báo tôi chứ… Làm ăn kiểu không có
kỷ cương gì nữa” - Chủ tịch Phong nói.
Ông cho rằng việc di dời các công trình thương
mại ở Công viên 23-9 phải làm ngay chứ không
thể kéo dài. “Phải xác định lộ trình hoàn thành chứ
không thể cứ nói mà mãi không xong” - ông nói.
Ngoài vụ việc Công viên 23-9, ông cũng yêu cầu
đẩy nhanh, gỡ vướng những dự án chậm tiến độ,
như dự án 164 Đồng Khởi…
Theo ông Phong, hiện có những dự án các nhà đầu
tư rất quan tâm nhưng chính quyền thì chậm. Với
những dự án liên quan đến các bộ, ngành, TP phải
quyết liệt đeo bám chứ không phải chỉ gửi văn bản
ra trung ương là xong. “Các phó chủ tịch khi giao
nhiệm vụ cho các sở/ngành, quận/huyện phải xác
định rõ thời gian hoàn thành, không để tình trạng sở/
ngành đẩy qua đẩy lại” - ông lưu ý.
Đối với các dự án giao thông trọng điểm cấp bách
từ nay đến năm 2020, ông Phong đề nghị phải làm
quyết liệt ngay từ bây giờ, như dự án đường vành
đai 2 và vành đai 3. Ông cũng yêu cầu đẩy nhanh
tiến độ tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và
tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Về cải cách hành chính, ông yêu cầu các sở/ngành,
quận/huyện cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm
người đứng đầu, rà soát xem sự chỉ đạo của mình như
thế nào, đã đem lại hiệu quả chưa.
TÁ LÂM
Chiều 4-6, Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây
dựng Phạm Hồng Hà. Vấn đề về lợi ích nhóm can thiệp
vào việc điều chỉnh quy hoạch khiến người dân bức xúc
đã được các đại biểu (ĐB) Quốc hội nêu ra và đề nghị Bộ
trưởng Hà làm rõ.
ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đặt câu hỏi: “Tình trạng
điều chỉnh quy hoạch, tăng mật độ xây dựng gây áp lực cho
đô thị. Trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào, giải pháp xử lý
vấn đề có biểu hiện lợi ích nhóm này trong thời gian tới?”.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay
tình trạng điều chỉnh quy hoạch chi tiết hiện nay khá phổ
biến, đặc biệt tại các khu đô thị lớn. Điều này đã được báo
cáo giám sát về quản lý quy hoạch đất đai tại đô thị của
Quốc hội chỉ rõ.
“Về việc quy hoạch bị điều chỉnh theo lợi ích của nhà
đầu tư, doanh nghiệp thì chúng tôi chưa nhận được đầy đủ
thông tin nhưng không loại trừ có vấn đề này. Chúng tôi
sẽ yêu cầu Thanh tra Bộ thanh tra, kiểm tra để phát hiện
vấn đề này, đặc biệt tại các đô thị lớn” - Bộ trưởng Hà nói.
Cùng nội dung, ĐB Phan Viết Lượng (Bình Phước) chất
vấn: “Nhiều dự án bị điều chỉnh quy hoạch để lại nhiều
hệ lụy, có hay không chuyện chủ đầu tư, doanh nghiệp tác
động đến? Bộ Xây dựng có giải pháp gì để bảo vệ lợi ích
của người dân và Nhà nước?”.
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thì hỏi thẳng: “Quy
định hiện hành giới hạn chiều cao công trình ở bốn quận
nội đô của Hà Nội là chín tầng nhưng thực tế có dự án cao
90 tầng, trách nhiệm thuộc về ai?”.
Bộ trưởng Hà trả lời: “Dự án điều chỉnh quy hoạch
nhiều lần có tác động của nhà đầu tư hay không thì tôi
chưa nhận được thông tin, song không loại trừ trong quá
trình phê duyệt dự án có sức ép nào đó, bị tác động ở giai
đoạn nhất định (lập, thẩm định dự án) bằng biện pháp nhất
định nào đó. Quan điểm của tôi là phải xử lý nghiêm túc
khi phát hiện”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho hay hiện việc xây
dựng nhà cao tầng ở TP Hà Nội được quy định đầy đủ tại
các văn bản như quy hoạch chung thủ đô Hà Nội do Thủ
tướng phê duyệt, quy chế quản lý kiến trúc tại nội đô do
UBND TP Hà Nội phê duyệt… “Nếu thực tiễn có vi phạm
thì đề nghị Hà Nội phải kiểm tra làm rõ, xử lý nghiêm” -
ông nhấn mạnh.
T.PHÚ - Đ.MINH - V.LONG
luật này. Chúng ta phải nắm
rõ để giải thích cho nhân dân
hiểu…” - bà giải thích lại.
Trong buổi sáng cùng ngày,
khi chất vấn Bộ trưởng Tô
Lâm, ĐB Nguyễn Thị Kim
Thúy (Đà Nẵng) cũng cho
hay: “Không đưa vào Luật
Phòng, chống tác hại của
rượu, bia không có nghĩa là
bỏ trống mà nó đã được đưa
vào Luật Giao thông đường
bộ và Luật Xử lý vi phạm
hành chính. Tức là vẫn xử lý
vi phạm hành chính về hành
vi này”.
Trước đó, ngày 3-6, QHxin
ý kiến hai phương án để đưa
vàodự thảoLuật Phòng, chống
tác hại của rượu, bia. Phương
án 1: Cấm điều khiển phương
tiện giao thông mà trong máu
hoặc khí thở có nồng độ cồn
(tức đã uống rượu, bia không
được điều khiển phương tiện
giao thông).
Phương án 2: Cấm điều
khiển phương tiện giao thông
mà trong máu hoặc khí thở
có nồng độ cồn vượt quá mức
quy định của pháp luật về an
toàn giao thông.
Cả hai phương ánđềukhông
đủ số phiếu (quá bán) nên chưa
được đưa vào dự luật Phòng,
chống tác hại của rượu, bia.•
V.LONG- T.PHÚ-Đ.MINH
L
iên quan đến biểu quyết
của Quốc hội (QH) ngày
3-6 về quy định người
điều khiển xe sử dụng rượu,
bia trong dự thảo Luật Phòng,
chống tác hại của rượu, bia,
đầu giờ chiều 4-6, Chủ tịch
QH Nguyễn Thị Kim Ngân
đã có giải thích lại.
Bà cho biết trong quá trình
xây dựng luật, QHchọn những
vấn đề còn khác nhau để xin
ý kiến đại biểu (ĐB) nhằm
giúp cơ quan soạn thảo tiếp
tục nghiên cứu dự thảo luật.
“Đây không phải là biểu quyết
thông qua luật này” - Chủ tịch
QH nhấn mạnh.
“Rất tiếc, qua phân tích
của báo chí, dư luận xã hội
hiểu lầm và cho rằng QH
chưa muốn chế tài người điều
khiển phương tiện giao thông
sử dụng rượu, bia” - bà giải
thích. Bà cho rằng theo quy
định hiện hành, có nhiều quy
định nghiêm cấm hành vi lái
xe sử dụng rượu, bia. “Không
phải không quy định điều này
trong Luật Phòng, chống tác
hại của rượu, bia thì không có
chế tài xử lý” - bà nói.
Bà cho biết thêm là khi xây
dựng Luật Phòng, chống tác
hại của rượu, bia có nhiều ý
kiến khác nhau nên xin ý kiến
ĐBQH. “Việc xin ý kiến là để
ban soạn thảo có cơ sở tiếp
tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn
thiện dự án luật trước khi QH
thông qua. Hôm qua không
phải là biểu quyết thông qua
Hiện trườngmột vụ tai nạn giao thông gây chết người tại ngã tưHàng Xanh, quận Bình Thạnh,
TP.HCMdo tài xế có sử dụng rượu, bia. Ảnh: ZING.VN
Có hiểu lầm về
dự luật rượu, bia
Không loại trừ lợi íchnhómcan thiệpvào
điều chỉnhquyhoạch
ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) khẳng định hai phương
án lấy ý kiến ngày 3-6 đều không quá bán thì thực hiện
theo luật hiện hành.
Hiện quy định sử dụng rượu bia, lái xemà trongmáu hoặc
khí thở có nồng độ cồn vượt quámức quy định đã được quy
định tại Luật Giao thông đường bộ… Các ĐB chưa đồng
thuận đưa vào dự luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
thì áp dụng luật hiện hành.
Thời sự -
Thứ Tư5-6-2019
Quy định hiện hành vẫn xử lý hành vi sử dụng rượu, bia khi lái xe.
Hiện có nhiều quy
định nghiêm cấm
hành vi lái xe sử
dụng rượu, bia.
Không phải không
quy định điều này
trong Luật Phòng,
chống tác hại của
rượu, bia thì không
có chế tài xử lý.
ChủtịchUBNDTP.HCMyêu
cầu vănphòngphải côngbố
chođược 40bộ thủ tục hành
chínhtrongtháng7,khôngđể
kéo dài.“Phải chỉ đạo sát sao,
thậmchíthứBảyvàChủnhật
cũngphảitậptrunglàm…và
dựa trên thước đo là sự hài
lòngcủangườidânvàdoanh
nghiệp” -ôngNguyễnThành
Phong nêu ý kiến.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook