124-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư5-6-2019
Vụ cướp xuyênkhông:
Ápgiải nhân chứng,
triệu tậpđiều traviên
Ngày 4-6, TAND tỉnh Hậu Giang xét xử phúc thẩm Huỳnh Hữu
Nhơn (ngụ thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu ThànhA, Hậu Giang) bị
truy tố về tội cướp giật tài sản. Trong vụ này, từ đầu đến cuối bị cáo
Nhơn kêu oan, cho rằng thời điểm xảy ra vụ án mình đang làm thuê
ở Kiên Giang nhưng bị cáo buộc đi cướp ở Hậu Giang.
Cáo trạng quy kết tháng 4-2016 Trần Văn Rồi gặp Nhơn chạy
xe máy đi ngang qua rồi rủ nhau cướp giật. Hai người giật túi xách
bên trong có 1,35 triệu đồng của anh Ngân bán vé số và bỏ chạy.
Nhơn chia cho Rồi 300.000 đồng, còn lại giữ tiêu xài và mua ma
túy sử dụng, sau đó Nhơn và Rồi bị khởi tố. Xử sơ thẩm tháng
10-2016, TAND huyện Phụng Hiệp phạt Nhơn bốn năm tù, bị cáo
Rồi ba năm sáu tháng tù. Nhơn kháng cáo kêu oan và tháng 4-2017,
TAND tỉnh đã hủy một phần án sơ thẩm về tội danh, hình phạt đối
với Nhơn, yêu cầu điều tra lại. Đầu năm 2019, xử sơ thẩm (lần ba),
TAND huyện phạt Nhơn bốn năm tù và ra lệnh bắt tạm giam ngay
tại tòa.
Do vụ án có tính phức tạp nên tòa đã triệu tập hai điều tra viên
(ĐTV) đến tham gia phiên tòa. Phiên tòa hôm qua tiếp tục vắng mặt
nhiều người làm chứng dù đã được triệu tập hợp lệ hai lần. Do đó,
tòa đã cho thực hiện lệnh áp giải đối với các nhân chứng.
Luật sư bào chữa miễn phí cho bị cáo thì đề nghị tòa triệu tập ba
kiểm sát viên, gần 10 ĐTV, công an viên thuộc huyện Phụng Hiệp
và gần 20 nhân chứng mà cơ quan điều tra đã lấy lời khai trong vụ
án. Nhưng sau khi hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục xử, nếu trong
quá trình xét xử xét thấy cần triệu tập thêm nhân chứng thì sẽ cho
triệu tập.
Tại tòa, phạm nhân Rồi cũng được xác định là nhân chứng có lời
khai mâu thuẫn với phiên tòa sơ thẩm. Các nhân chứng khác cũng
có lời khai hoàn toàn khác với tài liệu của cơ quan điều tra.
Nhân chứng tên Tôn khai là có lần ĐTV tên Trung “lấy lời khai”
tại quán cà phê. Giải thích, ĐTVTrung cho rằng không phải lấy lời
khai mà chỉ ngồi nói chuyện với ông Tôn. Nhân chứng tên Mai cho
biết khi được ĐTVmời lên nhận dạng thì không nói nhận dạng làm
gì. Do bị mời làm việc nhiều lần và cảm thấy phiền nên bà Mai nói
“mấy cán bộ muốn biên gì đó thì biên, tôi ký nhanh về làm công
việc nữa”.
Còn đối với nhân chứng quan trọng là vợ chồng ông Nam, bà
Hương thì vẫn khẳng định ngày xảy ra vụ án (17-4-2016), Nhơn
đang làm thuê (chở mía chuyến cuối) cho ông bà ở Kiên Giang. Vợ
chồng ông Nam có ghi chép thời gian làm việc. Tại tòa, bà Hương
cũng đã cung cấp sổ ghi chép (sổ gốc) chứng minh thời điểm xảy ra
vụ cướp, Nhơn đang chở mía ở Kiên Giang cho HĐXX xem xét…
Tại tòa, bị cáo Nhơn cho rằng bản thân bị ĐTV tên Phương đánh,
ép cung nhưng khi tòa hỏi thì ông Phương phủ nhận điều này. Khi
đại diện VKS hỏi ĐTV về chứng cứ ngoại phạmmà vợ chồng ông
Nam cung cấp có được xác minh, kiểm chứng hay không, ông
Phương nói: “Ông Nam cung cấp chứng cứ là sổ ghi chép ghi ngày
bị cáo Nhơn xuống mía. Tuy nhiên, thời điểm này cơ quan điều tra
đã đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của Nhơn”.
Vị đại diện VKS hỏi tiếp: “Với vai trò của mình, ĐTV cho rằng
có chứng cứ buộc tội nhưng đối với các chứng cứ gỡ tội mà nhân
chứng cung cấp thì ĐTV có đi xác minh không, ĐTV đã làm tròn
trách nhiệm của mình chưa, có khách quan hay không?”. Lúc này
ĐTV Phương im lặng…
Hôm nay phiên tòa tiếp tục.
HẢI DƯƠNG
Lái xe trộm của công ty 3,5 tỉ đồng
Ngày 4-6, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bá
Lợi (30 tuổi, trú quận Tây Hồ) chín năm tù về tội trộm cắp tài
sản.
Theo hồ sơ, Lợi là nhân viên lái xe và kỹ thuật điện nước
của một công ty, do biết công ty mới chuyển trụ sở và chưa lắp
camera an ninh, Lợi đã nảy sinh ý định trộm cắp. Sáng 7-7-2018,
Lợi mua một chiếc búa cán gỗ, hai đục sắt kim loại rồi mang đến
cất tại kho của công ty. Tối cùng ngày, Lợi mượn chìa khóa của
bảo vệ tòa nhà với lý do vào lấy tài liệu. Lợi vào bên trong, đi
một vòng để tính toán đường đi rồi đóng cửa cuốn, để hở khoảng
50 cm rồi trả lại chìa khóa cho bảo vệ.
Lợi quay lại công ty lấy túi dụng cụ để sẵn trong kho để phá
các két sắt trong tòa nhà. Tổng tài sản Lợi lấy đi trị giá 3,5 tỉ
đồng. Sau đó công an triệu tập một số người liên quan, trong đó
có Lợi đến làm việc.
Tại tòa, bị cáo Lợi khai đã phá tổng cộng sáu chiếc két sắt
trong khoảng thời gian năm giờ đồng hồ để trộm số tài sản trên.
Khi nói lời sau cùng, Lợi cho biết đã làm 10 năm ở cơ quan và
luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, được lãnh đạo khen, đồng
nghiệp quý mến…
PHÚC BÌNH
HOÀNGYẾN
N
gày 4-6, TAND
TP.HCM xử sơ
thẩm vụ buôn
lậu 91 xe BMW liên
quan đến Công ty CP
Ô tô Âu châu (Euro
Auto), từng là đơn
vị phân phối chính
hãng xe BMW tại
Việt Nam.
Ba bị cáo Nguyễn
Đăng Thảo (cựu tổng
giám đốc Euro Auto),
Nguyễn Thị MinhYến
(cựu trưởng phòng Kế
hoạch, quản lý và phân
phối sản phẩm Euro
Auto) và Trần Hải
Đăng (cựu phó giám
đốc Công ty Việt Á)
bị truy tố về tội buôn
lậu, có khung hình
phạt 12-20 năm tù.
Theo hồ sơ, các công chức hải
quan thuộc Chi cục Hải quan cửa
khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 là
Phan Thị Hoa, Nguyễn Thí Thức,
Khưu Hữu Phước, Nguyễn Thị
Thu Hiền, Hoàng Thế Vinh và
Nguyễn Văn Thuyên được phân
công tiếp nhận và trực tiếp kiểm
hóa đối với 91 ô tô do Công ty
Euro Auto nhập khẩu từ ngày
19-7 đến 4-9-2013.
Quá trình tiếp nhận, kiểm tra,
hồ sơ được thực hiện thủ công
nên không phát hiện các hóa đơn,
chứng từ do công ty làm giả để
khai báo hải quan. Việc kiểm
hóa thực tế được làm đúng quy
định như: Kiểm tra tên hàng, mã
số, số lượng, trọng lượng, chủng
loại, chất lượng, nhãn hiệu, nhãn
hàng hóa, ngày sản xuất và đối
chiếu phù hợp giữa hàng hóa
thực tế với hồ sơ hải quan điện
tử. Do vậy, CQĐT không đề cập
xem xét xử lý.
Đối với các cán bộ thuộc Cục
Đăng kiểm Việt Nam, được phân
công tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thực
tế 91 ô tô do Công ty Euro Auto
nhập khẩu. Tài liệu điều tra thể
hiện các cán bộ này đã thực hiện
đầy đủ nội dung công việc theo
quy trình. Các cán bộ không phát
hiện những chứng từ do công ty
cung cấp trong hồ sơ được làm
giả nên CQĐT không xử lý.
Phần xét hỏi tại tòa, đại diện hải
quan cho rằng các công chức hải
quan đã làm đúng quy định. Tòa
hỏi: “Quy định là quy định nào?”.
Đại diện này nói quy định liên
quan của ngành, của Bộ GTVT.
Chủ tọa tiếp tục truy: “Chúng tôi
Bị cáoNguyễnĐăng Thảo
(đeo kính)
và TrầnHải Đăng tại tòa. Ảnh: HY
Vì sao không thu hồi 91 siêu xe?
Từ ngày 1-7-2007, Công ty Euro Auto ký hợp đồng làm nhà nhập khẩu
với Công ty BMWAG của Cộng hòa Liên bang Đức để làmđại lý nhập khẩu
và phân phối chính thức ô tô hiệu BMW, Mini Cooper và Motorrad tại thị
trường Việt Nam. Đến tháng 12-2016, Euro Auto ký 473 hợp đồng, nhập
khẩu 9.353 ô tô BMW, Mini Cooper và Motorrad với tổng trị giá gần 5.500
tỉ đồng. Để làm thủ tục nhập khẩu, Euro Auto và Công ty Việt Á ký hợp
đồng dịch vụ giao nhận.
Công tyViệt Á làmdịchvụ khai báohải quan, thôngquan, giaonhậnhàng
hóa cho Euro Auto. Bị cáo Đăng làm giả 91 hóa đơn có giá trị thấp hơn so
với hóa đơn doTập đoàn BMWAG phát hành và các tài liệu, chứng từ khác,
sau đó chuyển cho Yến trình Thảo hoàn thiện hồ sơ khai báo hải quan để
nhập khẩu 91 ô tô hiệu BMW. Thảo, Yến và Đăng đã gây thiệt hại cho Nhà
nước hơn 6,45 tỉ đồng. Dù 91 ô tô trên Euro Auto đã bán cho khách hàng
(giá 206,8 tỉ đồng) nhưng khách khi mua xe không biết công ty sử dụng
chứng từ giả để nhập khẩu nên cơ quan tố tụng không thu hồi các xe này.
Phần xét hỏi tại tòa, đại
diện cơ quan hải quan
cho rằng các công chức
hải quan đã làm đúng
quy định.
Đường đi của 91 xe
BMW nhập lậu
91 chiếc xe trị giá 206,8 tỉ đồng không bị thu hồi với lý do khách hàng
khi mua xe không biết công ty sử dụng chứng từ giả để nhập khẩu.
hỏi cụ thể trong 91 xe BMW này
thôi?”. Nghe xong, vị này vẫn
khẳng định công chức hải quan
làm đúng quy định.
Bị cáo Đăng khai các chứng từ,
tài liệu để làm thủ tục hải quan nhập
khẩu ô tô và đơn giá trên các chi
tiết do Yến cung cấp. Đăng thừa
nhận đã làm giả toàn bộ invoice
(hóa đơn) của Công ty BMWAG
phát hành. Bị cáo tự nghĩ và tạo
lập ra các giấy chứng nhận chất
lượng hàng hóa, đăng ký kiểm
tra chất lượng để đưa vào hồ sơ
khai báo hải quan, nhập khẩu ô
tô BMW cho Công ty Euro Auto.
Bị cáo Thảo khai năm 2013, theo
ủy quyền của tổng giám đốc công
ty đã ký nhiều hợp đồng nhập khẩu
ô tô với Công ty BMW AG, ký
hồ sơ khai báo hải quan để nhập
khẩu ô tô. Đồng thời, Thảo xác
định hóa đơn do Công ty BMW
AG phát hành không có chữ ký
của đại diện Công ty BMW AG.
Về việc nhập khẩu 91 ô tô đã
được điều chỉnh giá năm 2013,
Thảo khai sau khi công ty nhận
được bản điều chỉnh giá 79 ô tô
với tổng số tiền 126.400 EUR,
để tránh việc bị thiệt hại trong
việc nộp thuế nhập khẩu, công
ty đã lập lại hợp đồng mua bán.
Mục đích là điều chỉnh giá thấp
hơn so với giá của hợp đồng ban
đầu và so với invoice do Công ty
BMW AG phát hành… 
Hôm nay (5-6), tòa sẽ tiếp tục
với phần tranh luận.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook