174-2019 - page 12

12
Môi trường
&
Doanh nghiệp -
ThứSáu2-8-2019
(028)
Tiếp tục nỗ lực vận động
người dân không xả rác
MẪNPHI
V
ới lượng rác thải khổng
lồmỗi ngày nói trên, thời
gianquaTP.HCMđã triển
khai nhiều kế hoạch vận động
toàn dân không xả rác bừa bãi
ra môi trường, kênh rạch, khu
vựccôngcộng…;kêugọidoanh
nghiệp tham gia tổ chức thu
gom, vận chuyển, xử lý rác
đúng quy định, bằng các công
nghệ hiện đại, với thông điệp:
“Người dânTP.HCMkhông
xả rác ra đường và kênh rạch
vì TP sạch và giảm ngập
nước”. Trong đó, Ủy ban
MTTQViệt NamTP.HCMvà
Sở TN&MT TP.HCM đóng
vai trò tiên phong, chủ đạo.
Theo lãnh đạo của UBND
huyện Bình Chánh, sau thời
gian thực hiện cuộc vận động
thì chất lượng vệ sinh môi
trường tại một số khu vực,
tuyến đường đã cải thiện, hạn
chế tình trạng rác tự phát, rác
thải đã được người dân bỏ vào
thùng rác trêncác tuyếnđường,
gọn gàng hơn.
Thông qua các buổi tuyên
truyền đã tạo sự chuyển biến
mạnhmẽ về nhận thức và hành
động tronghệ thốngchính trị và
lan tỏa đếnnhândân trong thực
hiện cuộc vận động; từng bước
nângcaoýthứctráchnhiệm,tính
tựgiáccủamọingườitrongcông
tác bảo vệ môi trường.
Theo ghi nhận, trên địa bàn
quận trung tâm của TP.HCM
đã giảm rất nhiều tình trạng
rác thải tràn lan. Nhiều tuyến
đường đã được quét dọn, thu
gom thường xuyên nên không
có hiện tượng ùn đọng rác.
Đơn cử như ở Công viên
30-4 (trước Hội trườngThống
Nhất) hay phố đi bộ Nguyễn
Huệ không còn tình trạng xả
rácbừabãi, người dâncóý thức
hơn và biết cách gìn giữ môi
trường xanh, sạch khi đến vui
chơi, giải trí ở nơi công cộng.
Bên cạnh đó, chính quyền
quận 1 đã triển khai nhiều biện
pháp tuyên truyền, tập huấn
nâng cao nhận thức cho cộng
đồng dân cư, kết hợp ra quân
xử lý các hành vi vi phạm và
xử phạt. Đặc biệt, quận 1 đã
đầu tư 1.400 thùng rác công
cộng để người dân, khách du
lịch bỏ rác đúng nơi quy định.
Trao đổi về việc đẩy mạnh
triển khai Chỉ thị 19 củaThành
ủyTP.HCMvềkêugọitoàndân
không xả rác bừa bãi ra môi
trường, kênh rạch, bà Nguyễn
Thị ThanhMỹ, PhóGiámđốc
Sở TN&MT TP.HCM, cho
biết sau tám tháng triển khai,
TPđã lắp đặt được gần 20.000
thùng rác công cộng trên các
tuyến đường và tuyến hẻm.
Bên cạnh đó, đã nhắc nhở hơn
200 trường hợp vi phạm pháp
luật vềbảovệmôi trường, đồng
thời lập biên bản và ra quyết
định xử phạt hành chính gần
2.000 trường hợp với số tiền
phạt 1,2 tỉ đồng.
Trongthờigiantới,đểtiếptục
thực hiện hiệu quả Chỉ thị 19,
ngànhmôitrườngTP.HCMsẽtổ
chức, sắp xếp lại lực lượng thu
gomrácdân lậpgắnvới chuyển
đổi phương tiện thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt,
đảm bảo hoàn thành vào năm
2020. TPcũng sẽ thực hiện kết
nối đồng bộ về thời gian giao,
Đến năm2020, lực lượng thu gomrác dân lập phải chuyển đổi
phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo
quy chuẩn của TP.HCMquy định. Ảnh: NM
nhận rácgiữangười dânvàđơn
vị thu gom, vận chuyển.
Bên cạnh đó, TP.HCM tiếp
tục đẩy mạnh chương trình
giảmsửdụng túi nylon, thường
xuyên kiểm tra, giám sát các
hộ kinh doanh có hoạt động
sản xuất, nhập khẩu túi nylon
khó phân hủy; khuyến khích
doanh nghiệp sản xuất các loại
túi nylon tự phân hủy, các loại
túi thân thiện với môi trường. •
Làm sao để thúc đẩy nền kinh tế
tuần hoàn?
THUHÀ
T
rong nền kinh tế tuyến
tính truyền thống, các
nhà sản xuất, khai thác
tài nguyên thiên nhiên để tạo
ra các sản phẩm và dịch vụ.
Sau đó, phế thải từ sản xuất
và tiêu dùng bị đưa đi chôn
lấp hoặc thải ra môi trường
tự nhiên.
Ngược lại, nền kinh tế tuần
hoàn (KTTH) chính là một
giải pháp thay thế bền vững
cho mô hình nói trên. Trong
nền kinh tế này, các nhà sản
xuất chú trọng kéo dài thời
hạn và tận dụng tối đa giá trị
sử dụng của tài nguyên, sau
đó quản lý và tái tạo những
sản phẩm và tài nguyên này
vào cuối vòng đời sử dụng.
Thực tế cho thấy Việt
Nam (VN) đang phải đối
mặt với lượng chất thải phát
sinh ngày càng lớn trong
khi nguồn nguyên liệu thô,
nguyên liệu hóa thạch ngày
càng cạn kiệt. Do đó, việc áp
dụng mô hình KTTH chính
là công thức giúp nền kinh
tế phát triển bền vững. Điều
này cũng được các chuyên gia
công nhận tại hội thảo “Mô
hình KTTH với vai trò thúc
đẩy tăng trưởng liên ngành
hiệu quả” do Bộ TN&MT,
Phòng Thương mại và Công
nghiệp VN (VCCI) và Hội
đồng Doanh nghiệp (DN) vì
sự phát triển bền vững VN
(VBCSD) phối hợp tổ chức.
Ông Nguyễn Quang Vinh,
Tổng thư ký VCCI, cho biết
dùkhái niệmnềnKTTHđã bắt
đầu phổ biến ởVNnhưng việc
ứng dụng mô hình vào thực
tiễn vẫn còn hạn chế, đặc biệt
đối với các DN vừa và nhỏ.
Ông PhạmHoàng Hải, Hội
đồng DN vì sự phát triển bền
vững VN, cũng nhìn nhận
hiện nay việc tái chế, tái sử
dụng rác thải chưa được đẩy
mạnh. Nguyên nhân là do hệ
thống pháp lý chưa khuyến
khích tái chế, việc giám sát
thực thi luật chưa chặt chẽ và
chưa có sự đầu tư đúng mức
với ngành công nghiệp tái chế.
Đối với DN, các giải pháp
ngắn hạn đều thất bại, không
tạo được sự khác biệt và lượng
nguyênliệuchotáichếchỉchiếm
một phần rất nhỏ so với tổng
sản phẩm đưa ra thị trường.
Tại hội thảo, các chuyên
gia cũng lưu ý để thúc đẩy
nền KTTH cần thay đổi tư
duy loại bỏ dần nền kinh tế
tuyến tính, xem rác thải là
nguồn nguyên liệumới để sản
xuất; học hỏi khả năng tái tạo
và tuần hoàn của thiên nhiên;
nhận thức mọi tài nguyên đều
giới hạn để sản xuất dựa trên
giới hạn đó… Ông Nguyễn
Quang Vinh thông tin thêm,
hiện nay VCCI đã xây dựng
sáng kiến về thị trường nguồn
nguyên vật liệu thứ cấp tạiVN
dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin. Thông qua đó các
DN sẽ tham gia mạng lưới để
chia sẻ thông tin, hướng đến
các nguồn chất thải của ngành
này sẽ là nguồn nguyên liệu
của các ngành khác, từ đó từng
bước xây dựng nền KTTH.
Để thực hiện hiệu quả mô
hìnhKTTH, ôngMattWilson,
Giám đốc ngoại vụ cấp cao
HEINEKEN VN, cho hay
thay vì tìm ra sáng kiến mới,
các DN có thể tham khảo và
áp dụng một cách sáng tạo
những bài học kinh nghiệm
đã thành công trong việc áp
dụng mô hình KTTH.
Đơn cử ởHEINEKENVN,
DN này đã tái sử dụng và
tái chế 99% phế thải và phụ
phẩm. Hiện 100% nước thải
được xử lý đạt chuẩn an toàn
loại A và trả về môi trường
một cách an toàn, thậm chí
tái sử dụng để tưới cây, vệ
sinh, nuôi cá. Vỏ trấu, mùn
cưa của người nông dân vốn
chỉ được đốt bỏ cũng được
tận dụng để làm nhiên liệu
sinh khối phục vụ quy trình
nấu bia của nhà máy.
Theo ông Matt Wilson, bã
hèm hiện được tái sử dụng
thành thức ăn cho gia súc, bùn
sau xử lý nước thải cũng được
tái sử dụng làmphân bón. Khu
vực đón khách tham quan tại
nhà máy cũng được vận hành
bằng 100% năng lượng mặt
trời. Ngoài ra, DNnày cũng đã
thu gom nắp chai bia, tái chế
thành sắt nguyên liệu, làm vật
liệu xây cầu cho cộng đồng tại
ĐBSCL. Đến naymột cây cầu
mới cho người dân đã được
khánh thành tại Tiền Giang,
tiếp theo là tại An Giang vào
tháng 9 và tại TP.HCM vào
đầu năm 2020.•
Để phát triển bền vững, các doanh
nghiệpViệt Namkhông thể đứng
ngoài tưduynềnkinhtế tuầnhoàn.
Hiện bốn
trên sáu nhà
máy bia của
HEINEKEN
Việt Namsử
dụng nhiệt
năng từ năng
lượng tái tạo
và nhiên liệu
sinh khối,
không phát
thải cacbon.
Nhà mặt tiền đường phải có
đồ lưu chứa rác
Mới đây, tại hội nghị giao ban của Ban Thường vụ Thành
ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân TP.HCM không
xả rác ra đường và kênh rạch, vìTP sạch và giảmngập nước”,
UBNDTP đã chỉ đạo từng sở, ngành, quận, huyện xây dựng
kế hoạch, đăng ký nội dung, công trình để thực hiện…
Theođó,UBNDcácquận,huyệncầntuyêntruyền,vậnđộng
các hộ dân lưu chứa, giao rác cho đơn vị thu gom đúng thời
gian quy định; ngăn chặn nguồn xả thải ô nhiễmxuống kênh
rạch; không để tái lấn chiếm và gây ô nhiễmhành lang sông,
kênhrạch;tăngcườngkiểmtra,xửlýnghiêmcácviphạmhành
chính về vệ sinhmôi trường nơi công cộng tại địa phương…
Đặc biệt, các hộ dân có nhà mặt tiền đường hoặc hộ
dân cho thuê mặt bằng kinh doanh mặt tiền đường phải
có thiết bị lưu chứa rác phát sinh, không xả rác ra đường,
miệng cống, hố ga thoát nước; giữ gìn vệ sinh lề đường,
vỉa hè trước nhà. Các hộ dân cho thuê nhà trọ phải có cam
kết giữ gìn vệ sinh, lưu chứa và giao rác cho đơn vị thu gom
đúng quy định. SởTN&MT được giao xây dựng tiêu chí, tiêu
chuẩn đánh giá kết quả môi trường hằng năm đối với các
sở, ngành và UBND quận, huyện.
ỞTP.HCM, trong tổng số 9.000 tấn rác/ngày thì có khoảng hơn 2.300 tấn rác thải ở khu vực công cộng.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook