174-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Ông Lê VănHưởng, Chủ tịchUBND tỉnh TiềnGiang, phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: CTV
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:
Dự kiến tăng vốn hơn 2.800 tỉ
Hômnay, 2-8, các bên sẽ ký kết phê duyệt tổngmức đầu tư dự án.
ĐÔNGHÀ
S
áng 1-8, tại tỉnh Tiền
Giang, Thứ trưởng Bộ
GTVTNguyễnNhật cùng
các bộ, ngành liên quan đã có
buổi làm việc với UBND tỉnh
TiềnGiang và doanh nghiệp dự
án nhằm tháo gỡ vướng mắc,
đẩy nhanh tiến độ dự án cao
tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Vướng hơn 300 m
mặt bằng
ThứtrưởngBộGTVTNguyễn
Nhật cho rằng đây là dự án có
ý nghĩa quan trọng đối với khu
vực ĐBSCLvà cả nước. Thực
hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, UBND tỉnh
Tiền Giang, Bộ GTVT, doanh
nghiệp dự án và các bên có liên
quan cần thống nhất cùng tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc để
đẩy nhanh tiến độ công trình.
“Đặc biệt, Ngân hàng (NH)
Nhà nước và các NH thương
mại liên quan cần vào cuộc
để kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư
giải quyết nguồn vốn tín dụng
cho vay theo quy định, không
để công trình thêmmột lần lỗi
hẹn” - Thứ trưởng Nguyễn
Nhật nhấn mạnh.
Các bên đã nhất trí phải
đưa dự án Trung Lương - Mỹ
Thuận về đích đúng hẹn như
cam kết của Thủ tướng với
người dân là cuối năm 2020
thông tuyến và năm2021 hoàn
thành công trình.
Theo lãnh đạo tỉnh Tiền
Giang, trên cơ sở thống nhất
giữa các bên liên quan, tổng
mức đầu tư dự án được điều
chỉnh lên khoảng 12.500 tỉ
2.833
tỉ đồng là số tiền dự kiến sẽ
tăng so với tổngmức đầu tư dự
án theo Quyết định 1700 ngày
15-6-2017 của Bộ GTVT.
“Trong tuần sau
chúng tôi sẽ làm việc
với NHNhà nước và
các NH tài trợ vốn cho
dự án cùng giải quyết
vướngmắc lớn nhất
về vốn tín dụng.”
đồng. Đến ngày 15-8 sẽ trình
duyệt thiết kế bản vẽ thi công.
Mức kinh phí này đã tăng hơn
2.833 tỉ đồng so với tổng mức
đầu tư dự án theo Quyết định
1700/2017 của Bộ GTVT.
Từ khi chuyển đổi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền từ
Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền
Giang (ngày 22-3), địa phương
đã phối hợp cùng doanh nghiệp
dự án trao đổi, giải quyết kiến
nghị một số nội dung liên quan
đến việc triển khai dự án. Các
kiến nghị, đề xuất hợp lý của
doanh nghiệp đã được tỉnh
xem xét, giải quyết đầy đủ.
Để đẩy nhanh giải phóng
mặt bằng trong khi nguồn
vốn ngân sách nhà nước chưa
được phân bổ và nguồn vốn
tín dụng doanh nghiệp dự án
chưa được tiếp cận, UBND
tỉnh Tiền Giang đã ứng trên
278 tỉ đồng từ ngân sách địa
phương để chi trả bồi thường
cho các hộ dân. Đến nay, tỉnh
đã bàn giao 50,77/51,1 km
mặt bằng (đạt 99,34%). Hiện
còn lại 330 m đường chưa bàn
giao mặt bằng, tỉnh đang tập
trung chỉ đạo các địa phương
vận động người dân nhận tiền
bồi thường, giải quyết dứt điểm
các trường hợp tồn đọng.
Bài toán vốn
sắp được giải
Để thúcđẩy tiếnđộdựán, ông
Mai Mạnh Hồng, Tổng giám
đốc Công ty cổ phần BOT
Trung Lương - Mỹ Thuận,
cho biết lãnh đạo tỉnh Tiền
Giang, Công ty BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận rất quyết
tâm giải quyết các vướng mắc.
Trong dự án này có vốn chủ
sở hữu của chủ đầu tư, vốn
ngân sách và vốn tín dụng.
Đến nay, doanh nghiệp dự
án đã giải ngân gần 2.500 tỉ
đồng (vốn tự có của chủ đầu
tư) để thi công dự án. Trong
khi vốn hỗ trợ ngân sách nhà
nước được ghi hỗ trợ là 2.186
tỉ đồng và vốn tín dụng đến
nay vẫn chưa được giải ngân.
Trong phiên họp Chính phủ
mới đây, Thủ tướng Chính phủ
rất quyết liệt và đề nghị các
bộ phải khẩn trương trình Thủ
tướng phê duyệt nguồn vốn
ngân sách để có cơ sở giải ngân
về cho dự án, để dự án có thể
triển khai ngay trong tháng 8.
Về vốn tín dụng, trong cuộc
họp, NH Nhà nước cũng đã
cam kết sẽ là NH đầu mối tài
trợ và giải ngân sớmcho dự án.
“Sắp tới đây tỉnhTiền Giang
phê duyệt xong việc điều chỉnh
dự án, chủ đầu tư sẽ cùng với
tỉnh Tiền Giang làm việc ngay
với NH đầu mối và NH Nhà
nước để giải quyết dứt điểm
nguồn vốn này. Chúng tôi sẽ
đề nghị NH cho chúng tôi biết
là khi nào giải ngân được để
đáp ứng tiến độ” - ông Hồng
cho hay.
Về vấn đề tín dụng, Bộ
GTVT cho rằng cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư cần mạnh mẽ mời NH
Nhà nước và các NH khác để
sớm thống nhất phương án tín
dụng cho vay. Vốn ngân sách
nhà nước 15%, nhà đầu tư
25%-30%, NH 50% .
Ông PhạmAnh Tuấn, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền
Giang, cho biết thực hiện
theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ ngày 31-7, tỉnh
cùng với doanh nghiệp dự án
đã thảo luận nhiều nội dung
vướng mắc.
“Theo thỏa thuận tại cuộc
họp, các bên thống nhất thực
hiện việc ký kết phê duyệt tổng
mức đầu tư dự án vào ngày
2-8. Trong tuần sau, chúng tôi
sẽ làm việc với NH Nhà nước
và các NH tài trợ vốn cho dự
án cùng giải quyết vướng mắc
lớn nhất về vốn tín dụng. Hy
vọng cuộc làm việc này sẽ
giải quyết được tất cả vướng
mắc còn lại để đảm bảo điều
kiện cho dự án về đích đúng
hẹn” - ông Tuấn kỳ vọng. •
Ngày 1-8, tại Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Cục
Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với Sở GTVT TP.HCM
tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả một năm triển khai
thực hiện phương án phân luồng điều tiết hàng hóa giữa
bến cảng Cát Lái và các bến cảng khác.
Theo đó, một năm qua, cơ quan chức năng đã có
phương án phân luồng điều tiết vận tải hàng hóa giữa
bến cảng Cát Lái và các bến cảng khác trong khu vực,
thuyết phục các nhóm khách hàng từng khu vực phương
án chuyển đổi cảng đích về gần nhà máy thay vì tập
trung về cảng Cát Lái.
Sở GTVT thời gian qua đã tích cực đẩy nhanh thi
công, hoàn thiện hàng loạt công trình trọng điểm đúng
tiến độ (như nút giao Mỹ Thủy giai đoạn 1; cầu qua đảo
Kim Cương; cầu, đường vành đai phía đông, đoạn từ
vòng xoay Mỹ Thủy đến cầu Phú Hữu...).
CSGT TP và quận 2, lực lượng kiểm soát cảng của Tân
Cảng Sài Gòn cũng duy trì lực lượng điều tiết giao thông
24/7 tại tất cả tuyến đường, nút giao thông ra vào khu
vực cảng Cát Lái; phát huy hiệu quả hệ thống camera để
phát hiện, xử lý sớm các tình huống ùn ứ giao thông trên
các tuyến đường...
Là đơn vị trực tiếp khai thác cảng Tân Cảng - Cát Lái,
TC - Hiệp Phước và chiếm thị phần lớn tại các cảng
nước sâu Cái Mép, Tân Cảng Sài Gòn đã chủ động triển
khai điều tiết hài hòa hàng hóa giữa bến cảng Cát Lái,
bến cảng SP-ITC và các bến cảng khu vực Cái Mép. 
Dự kiến tháng 10-2019, Tân Cảng Sài Gòn sẽ triển
khai thực hiện lệnh giao hàng điện tử (eDO) với 100%
hãng tàu. Đây là yếu tố quan trọng góp phần giảm đáng
kể tình trạng ùn ứ giao thông tại các cổng cảng, các khu
thủ tục trong cảng cũng như trên các tuyến đường ra vào
cảng.
Kết quả sau một năm triển khai, giao thông thông
thoáng hơn (tốc độ xe container ra vào cảng chỉ tăng
+4,3%, trong khi tốc độ tăng trưởng SL cảng Cát Lái
+8,3%); tỉ trọng giao nhận bằng đường thủy tăng từ 7,9%
lên 10,4% (+2,5%).
Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đồng ý về mặt
chủ trương, hướng dẫn thủ tục cho phép Công ty cổ phần
Tân Cảng - Phú Hữu được tiếp tục đầu tư 220 m cầu tàu
GĐ2 (để hoàn thiện đủ chiều dài 540 m theo dự án tổng
thể), tối đa hóa nguồn lực, đáp ứng nhu cầu hàng hóa
tăng tại Khu công nghệ cao (quận 9).
K.CƯỜNG - T.SANG
Gỡnút thắt giao thông trước cảngCát Lái
Xe ra vào cảng Cát Lái tấp nậpmỗi ngày. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook