174-2019 - page 13

13
HOÀNG LAN
Đ
ại diện SởYtếTP.HCM
đã nêu nhiều băn khoăn
về đào tạo thực hành tại
bệnh viện (BV) hiện nay đối
với bác sĩ (BS) muốn hành
nghề y tại hội nghị tổng kết
chín năm thi hành Luật Khám
bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế
tổ chức tại TP.HCM vừa qua.
Đầu ra không đảm bảo
Theo vị này, một BS phải
trải qua 18 tháng thực hành tại
BV thì mới được cấp chứng
chỉ hành nghề (CCHN), thế
nhưng việc cấp CCHN lại
chỉ dựa trên các văn bằng,
hồ sơ, chứng nhận thời gian
thực hành. Vì vậy, để đảm
bảo người được cấp CCHN
có đủ năng lực thực hiện
các kỹ thuật tối thiểu quy
định trong CCHN thì phải
có tiêu chuẩn cụ thể của cơ
sở thực hành.
“Một BV đa khoa hạng
1 (nơi BS thực hành - PV)
chưa chắc các chuyên khoa
đã đủ điều kiện như nhau, mà
sẽ có khoa mạnh, khoa yếu.
Cạnh đó, người hướng dẫn
thực hành dù đã có quy định
của Bộ Y tế nhưng cũng chủ
yếu dựa trên văn bằng, thời
gian thực hành chứ chưa căn
cứ vào năng lực. Điều này
dẫn đến đầu ra không đảm
bảo, khó đánh giá năng lực
thực sự của người được cấp
CCHN” - vị này phân tích.
Cũng theovị này,LuậtKhám
bệnh, chữa bệnh sắp tới cần
bổ sung quy định về cơ sở và
người đủ điều kiện hướng dẫn
thực hành. Đồng thời, công
bố các cơ sở đủ điều kiện để
người có nhu cầu hành nghề
y đăng ký thực hành.
Không chỉ vậy, bà Nguyễn
Thị Thanh Hương, Giám đốc
Sở Y tế Đắk Nông, còn chỉ
ra một thực tế: Trước đây, do
thiếu BS nên đòi hỏi đào tạo
đa dạng hóa nhằm đáp ứng tỉ
lệ BS/bệnh nhân và BS phục
vụ các trạm y tế. “Tuy nhiên,
đầu vào của các trường y còn
khá chênh lệch, có những
trường có tiếng, đào tạo chính
quy, đầu vào rất khó. Trong
khi nhiều trường đào tạo y
sĩ, y học cổ truyền cũng lên
BS, ra trường được cấp bằng
như nhau. Điều này tạo sự
bất hợp lý, không đồng đều
trong cấp CCHN” - bà Hương
dẫn chứng.
Ông Nguyễn Ngô Quang,
Phó Cục trưởng Cục Khoa
học, công nghệ và đào tạo
(Bộ Y tế), cũng thừa nhận
thực trạng đào tạo nhân lực y
tế còn nhiều bất cập. Đơn cử
như chưa có bộ tiêu chí riêng
cho các trường y-dược, chưa
có kiểm định chương trình,
thực hành nghề nghiệp chưa
được chuẩn hóa... Hiện Bộ
Y tế đang hoàn thiện đề án
trình Thủ tướng ra quyết định
thành lập hội đồng y khoa
quốc gia nhằm xây dựng các
chuẩn năng lực nghề nghiệp.
Mở rộng đối tượng
cấp chứng chỉ
Cũng tại hội nghị, nhiều
đại biểu góp ý cần mở rộng
đối tượng được cấp CCHN để
đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh tại các tuyến y tế cơ sở,
góp phần giảm tải cho tuyến
trên và phù hợp với đặc thù
vùng miền. Đại diện Sở Y tế
TP.HCMcũng đề xuất cần cấp
CCHNcho những người tham
gia khám chữa bệnh như BS
khối y tế dự phòng, cử nhân
y khoa, dinh dưỡng, cử nhân
y tế công cộng, nhân viên y
tế trường học...
Giámđốc SởYtếTP.HCM,
ông Tăng Chí Thượng, cho
biết TP.HCM đang quá tải
vì số lượng người đến khám
chữa bệnh tăng 5%mỗi năm.
10 năm nay tình trạng này
vẫn chưa dừng lại dù Bộ Y
tế đang có chủ trương đẩy
mạnh y tế cơ sở, giảm tải
cho tuyến trên. Theo ông
Thượng, nhân sự ở trạm y tế,
nơi chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho người dân cần BS
thực hành tổng quát hơn vì
một BS chuyên khoa tai mũi
họng xuống trạm y tế chỉ để
khám họng chứ không thể
làm được nhiều hơn.
Đồng tình với ý kiến trên,
bà Hương cũng nhấn mạnh
khi thay đổi luật phải có sự
thống nhất với các luật khác
nhưng không nên bỏ qua tính
đặc thù. “Tuyến y tế cơ sở
rất cần BS đa khoa, đặc biệt
là BS gia đình. Do đó, ngoài
đào tạo chuyên khoa để các
BS làm việc ở BV hay trung
tâm y tế, về lâu dài cần có
đào tạo chuyên khoa BS gia
đình tuyến cơ sở” - bà Hương
nêu ý kiến.•
Việc thực hành nghề nghiệp bác sĩ hiện nay vẫn chưa được chuẩn hóa. Ảnh: HL
Đóng góp cơ sở dữ liệu để xóa bằng giả
Gần đây xuất hiện bằng BS, điều dưỡng giả khiến người
dânhoangmang,mất niềmtin.Thậmchí có trườnghợpbằng
đại học giả nhưng học sau đại học, được cấp bằng chuyên
khoa 1 là thật nên thật hóa trên cái giả. Do đó, các trường
đào tạo khối ngành sức khỏe cần sớm xây dựng cơ sở dữ
liệu để các cơ sở y tế phối hợp, kiểm tra qua cổng thông tin,
tránh để lọt người có bằng giả vào làm việc.
Ông
VÕĐỨCCHIẾN
,
GiámđốcBVNguyễnTriPhương(TP.HCM)
Đời sống xã hội -
ThứSáu2-8-2019
Siết quy định cấp
chứng chỉ hành nghề y
Một bác sĩ muốn hành nghề y phải trải qua 18 tháng thực hành tại
bệnh viện.
Ngoài đào tạo
chuyên khoa để các
BS làm việc ở BV
hay trung tâm y
tế, về lâu dài cần
có đào tạo chuyên
khoa BS gia đình
tuyến cơ sở.
Cô gái mắc bệnh hiếm một triệu dân
chỉ có năm người mắc
Ngày 19-7, bệnh nhân NVNL (27 tuổi) đến BV
Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) trong tình trạng đau
lưng và đột ngột liệt hai chân, mất cảm giác mắc tiểu.
Tại đây, bệnh nhân được thăm khám và chụp MRI
cột sống ngực, chụp mạch máu tủy số hóa xóa nền
(DSA). Sau khi có kết quả, bệnh nhân được can
thiệp dần hồi phục hai chân, có cảm giác mắc tiểu.
BS CKII Lê Đức Định Miên, Phó Phòng kế hoạch
tổng hợp, cho biết đây là bệnh lý hiếm gặp do sự
thông nối bất thường của hệ động và tĩnh mạch
tủy sống gây ra rối loạn vòng tuần hoàn mạch máu
nuôi tủy. Tĩnh mạch quanh tủy giãn lớn do thông
nối với dòng chảy áp lực cao từ động mạch gây ra
chèn ép, tắc nghẽn và có thể gây xuất huyết. Điều
này gây phù tủy và rối loạn chức năng hoạt động tủy
sống dẫn tới yếu liệt tứ chi, rối loạn hoạt động bàng
quang, tùy thuộc vào vị trí tổn thương của tủy.
Dị dạng mạch máu tủy sống là bệnh lý hiếm (5-10
người mắc/1 triệu dân), bẩm sinh nên không thể
phòng ngừa. Tuy nhiên, có thể phát hiện và điều trị
kịp thời. Trong trường hợp yếu hai chân, hai tay, tê
toàn bộ hay một phần cơ thể, rối loạn hoạt động tiểu
cần đến cơ sở có các BS chuyên khoa thần kinh. Sự
hồi phục của bệnh nhân tùy thuộc vào khoảng thời
gian và mức độ trầm trọng của triệu chứng trước khi
điều trị nên chúng ta cần nhận diện và điều trị càng
sớm càng tốt.
H.LAN
Phòng khám bác sĩ gia đình
Phú Đức bị phạt 171 triệu đồng
Sáng 1-8, Sở Y tế TP.HCM cho biết UBND
TP.HCM vừa có quyết định phạt Công ty TNHH
Phòng khám đa khoa (PKĐK) bác sĩ (BS) gia đình
Phú Đức (383 Lý Thường Kiệt, phường 8, Tân
Bình) 171 triệu đồng.
Lý do là PKĐK nói trên không đảm bảo các điều
kiện về nhân lực, cơ sở vật chất trong quá trình hoạt
động. Ngoài ra, PKĐK này còn cung cấp dịch vụ
khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn;
quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác nhận nội dung.
Sở Y tế TP.HCM còn buộc PKĐK BS gia đình
Phú Đức tháo gỡ, xóa quảng cáo chưa được cơ quan
nhà nước xác nhận.
Trước đó, ngày 12-3-2019,
Pháp Luật TP.HCM
đăng bài
“Bác sĩ ảo trong phòng khám tư”
. Bài viết
đề cập trang điện tử bacsigiadinhphuduc.com của
PKĐK BS gia đình Phú Đức đăng hàng loạt tên các
BS đang làm việc tại những bệnh viện lớn.
Sau khi báo đăng bài, toàn bộ danh sách BS đăng
tải trên trang điện tử của PKĐK BS gia đình Phú
Đức bị gỡ bỏ. Tiếp theo, Sở Y tế TP.HCM vào cuộc
kiểm tra hoạt động phòng khám này.
TRẦN NGỌC
Triển lãm quốc tế chuyên ngành
y dược lớn nhất từ trước đến nay
Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược năm 2019
có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 400
doanh nghiệp đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ,
vừa được khai mạc sáng 1-8 tại Trung tâm Hội chợ
và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM.
Triển lãm tập trung trưng bày sản phẩm trong các
lĩnh vực như thiết bị y tế và vật tư tiêu hao; dược
phẩm và máy móc chế biến, đóng gói dược phẩm;
thiết bị bệnh viện; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; thiết
bị thí nghiệm, phân tích, môi trường; thiết bị và
dược phẩm chuyên ngành nha khoa và nhãn khoa…
Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền
thông và Thi đua-Khen thưởng, Bộ Y tế, nhận định:
Triển lãm là nơi để các doanh nghiệp quảng bá và
giới thiệu trang thiết bị, máy móc cũng như dịch vụ,
sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, triển lãm cũng là cơ hội để các bệnh
viện, bác sĩ tiếp cận, tìm hiểu thiết bị y tế, dược
phẩm, công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu điều trị, khám chữa
bệnh ngày càng cao của người dân Việt Nam.
TN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook