174-2019 - page 14

14
Sếp em (là người nước ngoài) mới
đây bị lập biên bản và giữ xe. Khi xuất trình bằng lái
quốc tế thì phía CSGT nói phải đi đổi bằng để sử dụng
tại Việt Nam. Trong biên bản có ngày lên nhận quyết
định để đi đóng phạt nhưng sếp em lại đi công tác nước
ngoài, vậy người khác lên đóng thay có được không?
Trong trường hợp không đóng phạt thay được thì đóng
phạt chậm có bị phạt không?
Bạn đọc
Bùi Viết Hoàng 
(Quận Gò Vấp, TP.HCM)
Luật sư
Từ Tiến Đạt
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời:
Người nước ngoài (có bằng lái xe nước ngoài) muốn lái
xe tại Việt Nam thì phải làm thủ tục đổi sang giấy phép
lái xe tương ứng của Việt Nam (theo Điều 33 Thông tư
12/2017 của Bộ GTVT).
Hồ sơ xin cấp đổi nộp trực tiếp tại Sở GTVT nơi đăng
ký cư trú hoặc định cư lâu dài. Hồ sơ bao gồm: Đơn
đề nghị đổi giấy phép lái xe, bản dịch giấy phép lái xe
nước ngoài ra tiếng Việt, bản sao hộ chiếu gồm phần
số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử
dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, một
ảnh nền màu xanh cỡ 3 x 4 cm.
Về vấn đề nhờ người khác lên đóng phạt thay, Điều
138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có
thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự. Do đó, sếp bạn có thể nhờ người
khác nộp phạt vi phạm giao thông cho mình. Tuy nhiên,
khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận chữ ký
của UBND cấp xã hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề
công chứng. Trong văn bản ủy quyền cần ghi đầy đủ
thông tin của người ủy quyền và người được ủy quyền.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi
phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn, trường
hợp chậm nộp phạt xử lý như sau: Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân,
tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà
nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước
được ghi trong quyết định xử phạt.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt
thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên
tổng số tiền phạt chưa nộp.
Hiện nay, người vi phạm giao thông thay vì đi nộp phạt
trực tiếp thì có thể nộp phạt qua dịch vụ của bưu điện.
Cụ thể, nếu chọn nộp phạt qua bưu điện, người vi
phạm sẽ đăng ký với cơ quan công an thông qua hình
thức ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm (bản cơ
quan công an lưu) để chuyển tới bưu điện.
Tiếp đó, người vi phạm đến bưu cục gần nhất để đăng
ký và nộp tiền (bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ bưu
điện). Khi nhận được tiền nộp phạt, CSGT sẽ chuyển
phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm theo phương
thức ưu tiên.
HỮU ĐĂNG
ghi
Bạn đọc -
ThứSáu2-8-2019
NGUYỄNHIỀN
ghi
N
ghị định 46/2019 quy
định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh
vực thể thao (gọi tắt là Nghị
định 46) có hiệu lực thi hành
từ ngày 1-8-2019. Nhiều luật
sư đã nêu ý kiến về nghị
định này.
Thế nào là khiêu dâm
trong hoạt động
thể thao?
Điều 7 Nghị định 46 quy
định: Hành vi sử dụng các
bài tập, môn thể thao hoặc
các phương pháp tập luyện,
thi đấu mang tính chất khiêu
dâm, đồi trụy, kích động bạo
lực, trái với đạo đức xã hội,
thuần phong mỹ tục và bản
sắc văn hóa dân tộc của Việt
Nam sẽ bị phạt tiền 5-10
triệu đồng.
Điều khoản trên là sự cụ
thể hóa chế tài đối với những
hành vi bị nghiêm cấm trong
hoạt động thể dục, thể thao
quy định tại Điều 10 Luật
Thể dục, thể thao.
Hiện nay, khái niệm “khiêu
dâm” đã được đề cập tại một
số văn bản. Cụ thể như khoản
5 Điều 3 Nghị định 178/2004
quy định chi tiết một số điều
của Pháp lệnh Phòng, chống
mại dâm có định nghĩa:
“Khiêu dâm” là hành vi dùng
cử chỉ, hành động, hình ảnh,
âm thanh gây kích thích ham
muốn tình dục.
Trước khi Chính phủ ban
hành Nghị định 46/2019 thì
Nghị định 158/2013 cũng đã
có quy định xử phạt đối với
hành vi “khiêu dâm trong
thể thao”. Tuy nhiên, qua
sáu năm triển khai thi hành
thì chưa thấy có trường hợp
nào bị xử phạt.
Để có sự áp dụng pháp luật
thống nhất, Chính phủ và Bộ
VH-TT&DL cần có những
hướng dẫn cụ thể thế nào là
“luyện tập, thi đấu thể thao
mang tính chất khiêu dâm”
để người tập luyện, tham
gia thể thao biết mà loại trừ
sai phạm.
TS
CAO VŨ MINH
,
ĐH Luật TP.HCM
Cần minh định rõ
đối tượng xử lý
Theo quy định của Luật
Thể dục, thể thao thì có hai
nhóm lớn là thể dục thể thao
cho mọi người, thể dục thể
thao thành tích cao.
Thểdục, thể thaoquầnchúng
(thể thao cho mọi người) là
hoạt động tập luyện, biểu diễn,
thi đấu thể dục, thể thao tự
nguyện nhằm nâng cao sức
khỏe thể chất và tinh thần
cho người tập, thuộc nhóm
thể thao cho mọi người (theo
khoản 1a Điều 11 Luật Thể
dục, thể thao).
Nghị định 46 chủ yếu chỉ
quy định về xử lý vi phạm
Yoga, bơi lội khỏa thân có thể
bị xem là khiêu dâm
trong “thể thao”, không đề
cập đến “thể dục”. Vì thế
cần có hướng dẫn rõ hơn về
đối tượng áp dụng của nghị
định là cá nhân tập thể dục,
thể thao trong quần chúng hay
là thể dục, thể thao của vận
động viên đi thi đấu.
TS-luật sư
NGUYỄNHỮUTHẾ
TRẠCH
,
ĐoànLuật sưTP.HCM
Theo giải thích của phó chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL, người bơi lội trong tình trạng khỏa thân
hoàn toàn có thể bị xem là khiêu dâm. Ảnh: CÔNGTUẤN
Bộ VH-TT&DL cần
có những hướng
dẫn cụ thể thế nào
là “luyện tập, thi
đấu thể thao mang
tính chất khiêu
dâm” để người tập
luyện, tham gia thể
thao biết mà loại trừ
sai phạm.
Theo Nghị định 178/2004, khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích
hammuốn tình dục.
BỐ CÁO THÀNH LẬP
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN CHÍ TÀI
Địa chỉ:
Số 51-53-55 Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TPHCM.
Điệnthoại:
0936908578.
Email:
Trưởng văn phòng:
Nguyễn Thị Kim Hoa
Lĩnh vực:
Hoạt động công chứng và chứng thực
CăncứQuyếtđịnhsố1245/QĐ-UBNDdoUBNDthànhphốHồChíMinh
cấp ngày 30/03/2019 và Giấy phép đăng ký hoạt động số 41.02.0089/
TP-CC-ĐKHĐ do Sở Tư Pháp cấp ngày 17/07/2019. Văn phòng công
chứngTrầnChíTàichínhthứcđưavàohoạtđộngvàongày
29/07/2019.
Quảng cáo
Nộpphạt vi phạmgiao thông trễ hạn:
Phạt thêm0,05%
Đối tượng bị điều chỉnh là hoạt động
tập luyện thể dục, thể thao nói chung
Tại buổi họp báo quý II của
BộVH-TT&DLdiễn ra sáng1-8,
ông Phạm Xuân Phúc, Phó
ChánhThanhtraBộVH-TT&DL,
đãgiải thích rõhơnvềhànhvi
sử dụng các bài tập, môn thể
thao hoặc các phương pháp
tập luyện, thi đấu mang tính
chất khiêu dâm, đồi trụy.
Theo ông Phúc, đây không
phải là nội dung mới mà kế
thừa cácnghị địnhcó từ trước
dựa trên cơ sở của Luật Thể
dục, thể thao.
“Thực tế hiện nay, qua thanh tra, kiểm tra và nắm tình
hình cho thấy có một số môn thể thao xuất hiện ở nước ta,
ví dụ như yoga khỏa thân, là trái thuầnphongmỹ tục, không
phù hợp với văn hóa Việt Nam” - ông Phúc nói.
Ông Phúc cho rằng vì lý do đó nên cần thiết đưa nội dung
trên vào Nghị định 46/2019 để răn đe là chính, chứ không
phải để chăm chăm xử phạt. Nếu có điều kiện rõ ràng xử
phạt được thì các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng thực hiện.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông PhạmXuân Phúc cho
rằngNghị định 46 điều chỉnh đối tượng thamgia hoạt động
tập luyện thể dục, thể thao nói chung chứ không chỉ dành
cho vận động viên tập luyện và thi đấu. Chẳng hạn như
người dân vào trung tâm yoga mà khỏa thân thì vẫn bị xử
phạt, người tham gia thể thao như bơi lội mà trần truồng
nhảy xuống bể bơi thì phải xử lý.
VIẾT THỊNH
Ông PhạmXuân Phúc, Phó
Chánh Thanh tra Bộ VH-
TT&DL, đang giải thích về
lý do có quy định tập luyện,
thi đấu thể thao có tính chất
khiêu dâm. Ảnh: VIẾT THỊNH
Tăng cường vận động người dân
ngưng dùng giếng ngầm
Ngày 1-8, Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định phối
hợp với UBND quận Phú Nhuận tổ chức tuyên truyền
việc giảm khai thác nước ngầm và trám lấp giếng khoan
đến các hộ dân nhằm thực hiện chủ trương của UBND
TP.HCM về hạn chế và tiến tới cấm khai thác nước ngầm.
Hiện nay trên địa bàn quận Phú Nhuận có hơn 600 hộ
dân còn sử dụng giếng khoan. Do đó, chính quyền địa
phương cùng đơn vị quản lý cấp nước sẽ vận động người
dân thực hiện trám lấp giếng, hoàn tất vào cuối năm 2019.
Theo thống kê, trên địa bàn TP có khoảng 100.000 giếng
khoan khai thác nước ngầm với tổng lượng nước khai thác
hơn 680.000 m
3
/ngày đêm, gây ra hiện tượng sụt lún. Ngoài
ra, việc sử dụng nước giếng ngầm để ăn uống, sinh hoạt sẽ
không đảm bảo về lâu dài sức khỏe cho người sử dụng.
PD
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook