174-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu2-8-2019
Ngày 1-8, VKSND Tối cao đã trao quyết định
đình chỉ bị can đối với ông Hoàng Lâm, cựu giám
đốc Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng 3.
Trước đó, ông Lâm và Trần Văn Hùng Công (cựu
công chức hải quan) bị khởi tố, truy tố, đưa ra xét
xử về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ trong vụ án hải quan tiếp tay doanh
nghiệp buôn lậu.
Liên quan đến vụ án, Trần Minh Luận (46 tuổi,
ngụ quận Bình Thạnh), Nguyễn Thị Ngọc Hà (41
tuổi, ngụ quận Tân Bình), Nguyễn Văn Khiêm (53
tuổi, ngụ quận 10) bị truy tố về tội buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đưa hối
lộ. Nguyễn Cường Thành Tín (31 tuổi, ngụ quận
Gò Vấp) bị truy tố về tội vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới. Cựu công chức hải quan
Nguyễn Hoàng Sơn bị truy tố về tội nhận hối lộ.
Theo cáo buộc, từ tháng 3-2013, Luận thuê người
thành lập hàng loạt công ty rồi chỉ đạo, điều hành
mọi hoạt động. Luận, Hà, Khiêm đã sử dụng pháp
nhân các công ty này để buôn lậu hàng hóa là thực
phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, phụ gia và hóa chất
tẩy rửa từ nước ngoài về Việt Nam. Trị giá hàng hóa
phạm pháp là 9,5 tỉ đồng.
Luận, Hà, Khiêm và Tín cũng sử dụng nhiều pháp
nhân để vận chuyển trái phép 18 container hàng điện
tử, hàng điện lạnh đã qua sử dụng từ nước ngoài về
Việt Nam cho các chủ hàng là đối tượng buôn lậu
ngoài xã hội. CQĐT cho rằng Luận, Hà và Khiêm
chịu trách nhiệm đối với 12 container, trị giá hàng
hóa vi phạm là 6,9 tỉ đồng. Tín chịu trách nhiệm đối
với 10 container, trị giá hàng hóa vi phạm là 5,1 tỉ
đồng...
Luận chỉ đạo Hà, Khiêm đưa cho Sơn là công
chức hải quan Chi cục Hải quan cảng Cát Lái 180
triệu đồng để Sơn tạo điều kiện thông quan hai lô
hàng. Sơn đã nhận tiền của Khiêm, sau đó trao đổi
với Hùng, công chức Chi cục Hải quan cảng Cát
Lái, đồng ý để Sơn xác nhận thông quan trái quy
định của pháp luật cho hai lô hàng này. Nhờ đó
Luận, Hà và Khiêm hợp thức hóa hành vi buôn lậu
trị giá 862 triệu đồng, gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước…
Cạnh đó, theo cáo trạng, từ ngày 4 đến 26-6-
2014, Hoàng Lâm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
là giám đốc Trung tâm 3 làm trái quy định pháp
luật trong việc ký, cấp giấy xác nhận đạt yêu cầu
nhập khẩu. Hành vi này gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, kiểm tra
an toàn thực phẩm, là điều kiện để một công ty lợi
dụng nhập khẩu trái phép hàng hóa trị giá hơn 3 tỉ
đồng.
Sau khi mở phiên xử sơ thẩm, tòa tuyên hoãn để
điều tra bổ sung vì có những mâu thuẫn giữa lời
khai tại tòa và tại CQĐT...
Sau nhiều lần trả hồ sơ, VKSND Tối cao đã ra
quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Lâm. Lý
do là đến thời điểm truy tố, do có sự thay đổi chính
sách, pháp luật liên quan đến công tác kiểm tra nhà
nước về an toàn thực phẩm nên hành vi của Hoàng
Lâm không còn nguy hiểm cho xã hội…
HOÀNG YẾN
Cựugiámđốc trong
vụ tiếp tay buôn lậu
được đình chỉ
Nhiều bị cáo trong vụ án này vẫn bị truy tố
về các tội buôn lậu, nhận hối lộ…
ÔngHoàng Lâmđang nhận quyết định đình chỉ
điều tra bị can. Ảnh: HY
Thông tin mới vụ năm
bị can kêu oan
Vụ án này từng có hai người bị bắt nhầmvà đã được thả; nămngười còn lại
đều kêu oan nhưng chỉ một người được đình chỉ.
NguyễnAnh
Duy vàmẹ
trong ngày
được đình
chỉ điều tra.
Ảnh: PL
Từng hủy án vì chưa đủ căn cứ buộc tội
Tại các phiên tòa, người bị hại có lời khai bất nhất. Mặc dù các bị cáo kêu oan nhưng
TAND TP Cà Mau vẫn tuyên Thời bảy năm tù, Anh Duy năm năm tù, Nam bốn năm tù,
Trung 3,5 năm tù, Long ba năm tù.
Ngày 4-11-2016, xử phúc thẩm, TAND tỉnh Cà Mau đã chấp nhận đề nghị của VKS,
tuyên hủy bản án sơ thẩm vì nhiều chứng cứ mâu thuẫn, chưa đủ căn cứ buộc tội.
Quá trình điều tra, cấp sơ thẩm có nhiều thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Đặc biệt, bị cáo Thời vừa bị chém vừa đi tìm người chém trả thù cùng một khoảng
thời gian là không phù hợp.
Hà Gia Nguyên và Lâm
Tấn Phong bị bắt khẩn cấp
nhưng sau đó được thả do
cả hai đều có bằng chứng
ngoại phạm quá rõ.
PHƯƠNG LOAN
S
áng 1-8, VKSND TP Cà Mau, tỉnh
Cà Mau đã đình chỉ vụ án, đình chỉ
điều tra bị can đối với anh Nguyễn
Anh Duy, 23 tuổi, ngụ ấp Rau Dừa B,
xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau.
Lý do đình chỉ là không đủ căn cứ kết
luận có sự việc phạm tội đối với Duy.
Đây là một trong những căn cứ không
được khởi tố vụ án hình sự theo Điều
157 BLTTHS.
Đình chỉ một người, truy tố
bốn người còn lại
Anh Duy là một trong năm bị can của
vụ chém người gây thương tích 45% xảy
ra từ đầu năm 2015. Vụ án này VKSND
TP Cà Mau ba lần trả hồ sơ điều tra bổ
sung. Cơ quan này thừa nhận việc chậm
ban hành các quyết định liên quan đến vụ
án và việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung
lần thứ ba là vi phạm tố tụng. Tuy nhiên,
việc vi phạm là do tính chất phức tạp của
vụ án, phải xin ý kiến chỉ đạo của các cấp
nhiều lần nhằm tránh oan, sai cũng như
bỏ lọt tội phạm.
Cùng ngày 1-8, VKSND TP Cà Mau
cũng ban hành cáo trạng lần hai, tiếp tục
truy tố bốn bị can còn lại của vụ án là
Đặng Hữu Thời, LâmHải Long, Nguyễn
Hoài Nam và Lê Phước Trung về tội cố
ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104
BLHS 1999.
Theo cáo trạng mới ban hành hôm qua,
1-8, khoảng 23 giờ 30 ngày 14-3-2015,
Thời và bạn đi bộ về nhà thì bị một nhóm
thanh niên khoảng 7-8 người đi mô tô rượt
chém. Người bạn trốn được nên không bị
thương, còn Thời bị chém ở đầu và vai.
Khi phát hiện chém nhầm thì nhóm thanh
niên bỏ đi. Sau đó, Thời về nhà mình lấy
bamã tấu đựng trong bao nylon, tìmngười
đã chém để trả thù.
Thời gọi điện thoại choLong nói là đụng
chuyện và hẹn gặp nhau ở đây. Lúc này,
Long gọi điện thoại cho Nam rủ đi đánh
nhau. Sau đó, Thời nhờ người đến chở
Long và Nam đến chỗ hẹn gặp mình và
NguyễnAnh Duy cùngmột số người bạn.
Khi gặp nhau, Thời kể lại việc bị chém
nhầm rồi bảo tất cả đợi những người đã
chém mình tới để “xử” lại.
Rạng sáng 15-3-2015, Thời và nhóm
thanh niên này chém một người gây
thương tích. Sau khi phát hiện đã chém
nhầmngười (là bị hại của vụ án, bị thương
tích 45%), Thời kêu tất cả rút khỏi hiện
trường. Thời được đưa vào BV đa khoa
tỉnh Cà Mau cấp cứu. Đến khoảng 16 giờ
cùng ngày, Thời trốn bệnh viện về nhà…
Bắt nhầm người rồi thả
Tuy nhiên, theo trình bày của các bị cáo
thì câu chuyện hoàn toàn khác.
Đó là sau khi bị thương nặng, Thời
được chở đi cấp cứu. Hồ sơ bệnh án thể
hiện tình trạng bệnh của Thời: Thời nhập
bệnh viện lúc 2 giờ 5 phút và bị thương
nặng. Trưa hôm sau, ngày 15-3-2015,
do là thứ Bảy nên vợ Thời chở Thời về
nhà, dự kiến thứ Hai sẽ trở lại bệnh viện.
Đến buổi chiều cùng ngày, công an xã
mời Thời đến và bắt giữ. Sở dĩ Thời bị bắt
giữ là do trước đó công an xã mời Long
(15 tuổi) đến làm việc và Long khai đêm
14 rạng ngày 15 Long được Thời rủ đi
chém trả thù…
Phong, Nguyênđềunhận tội, riêngNguyễn
Anh Duy liên tục kêu oan.
Duy khai sở dĩ hôm đó Duy bị bắt là do
Duy đang đi sinh nhật cùng Nguyên thì
bị công an chặn đường mời Nguyên và
do Nguyên và Duy đi cùng xe nên cả hai
cùng về trụ sở Công an TP Cà Mau. Sau
đó, Nguyên và Duy bị bắt giữ. Duy khai
bị còng tay và bị đánh rất nhiều nhưng
Duy không thừa nhận. Thực tế đêm đó
Duy đang uống bia tại nhà trọ, có ba người
bạn làm chứng. Duy khai cặn kẽ tên từng
người bạn. Các bạn của Duy cùng đứng
ra làm chứng nhưng không lời khai nào
được công an chấp nhận.
Long khai sở dĩ nhận tội và khai ra
những bị cáo khác là do Long bị đánh,
bị bỏ đói. Long cho rằng đêm đó Long
đi ăn bánh mì với hai người bạn tên Nam
(tức Nguyễn Phương Nam) và Duy (tức
Lê Hà Duy), sau đó về nhà ngủ. Từ đó
cơ quan tố tụng đã nhầm thành Nguyễn
Hoài Nam và Nguyễn Anh Duy nên bắt
nhầm họ. Ngoài ra, suốt quá trình điều
tra, cha mẹ của Long không được mời
làm giám hộ trong khi lúc bị bắt Long
mới hơn 15 tuổi.
Thời khai công an nói với mình rằng
Long đã khai Thời là chủ mưu và đánh,
ép Thời nhận tội, nếu nhận tội sẽ cho về
điều trị vết thương. Do vết thương đau
nhức và bị đánh đau nên Thời nhận tội.
Nam khai đêm xảy ra vụ án Nam đi
ăn cháo cùng Lê Phước Trung, sau đó về
nhà ngủ. Nam nhận tội là do bị công an
đánh ép. Trung khai đêm đó Trung đi ăn
cháo với Nam, sau đó về nhà ngủ cùng
hai con. Trung bị công an đánh ngất xỉu
nên ký nhận vào biên bản.•
Từ lời khai của Long, sáu thanh niên
bị bắt giữ gồm Thời, Nguyễn Anh Duy,
Nam, Trung, HàGiaNguyên và LâmTấn
Phong. Trong đó, Nguyên và Phong bị bắt
khẩn cấp nhưng sau đó được thả do anh
Phong tại thời điểm xảy ra vụ án đang
làm việc ở quán karaoke (có chủ quán
xác nhận và camera ghi lại hình ảnh).
Trong khi đó, anh Nguyên từng viết “tờ
nhận tội” nhưng đêm đó làm việc ở một
nhà nghỉ cách hiện trường hơn 150 km
(có chủ nhà nghỉ xác nhận và hình ảnh
chứng minh).
Điềuđáng chúý làNguyêndù có chứng
cứ ngoại phạm rõ ràng nhưng quá trình
bị tạm giữ chín ngày vẫn có lời khai chi
tiết mô tả tỉ mỉ hành vi phạm tội của
mình và những người khác.
Các bị can đã nói gì?
Quá trình tạm giữ, Thời, Nam, Trung,
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook