189-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa20-8-2019
LÊPHI
N
gày 19-8, ông Nguyễn Tấn
Trưng (65 tuổi, trú tại xã
Tam Nghĩa, Núi Thành,
Quảng Nam) cho biết đã hơn một
năm qua nhưng UBND huyện Núi
Thành vẫn chưa thi hành bản án
mà TAND tỉnh Quảng Nam tuyên
buộc huyện này giao lại 6,7 ha đất
rừng cho gia đình ông.
Liên quan đến việc này, ngày 7-5,
HĐND tỉnh Quảng Nam đã có văn
bản yêu cầuUBNDhuyệnNúiThành
trong quá trình tổ chức thi hành bản
án cần xem xét các quy định của
pháp luật có liên quan, điều kiện
thực tế của địa phương và nguyện
vọng của công dân. Từ đó HĐND
tỉnh yêu cầu huyện có phương án tổ
chức thi hành án (THA) phù hợp,
đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật và quyền lợi chính đáng
của người được THA.
Trước đó, bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch
UBNDtỉnhvàBanNội chínhTỉnhủy
QuảngNamcũng đã yêu cầuUBND
huyện Núi Thành nhanh chóng thi
hành bản án đã có hiệu lực. Đặc
biệt, ngày 25-6, Văn phòng Chính
phủ cũng có công văn đôn đốc tỉnh
Quảng Nam chỉ đạo UBND huyện
Núi Thành khẩn trương THA trả
lại 6,7 ha đất cho ông Trưng nhưng
đến nay huyện vẫn chưa thực hiện.
Trong khi đó, theo báo cáo của
ông Nguyễn Văn Mau, Chủ tịch
UBND huyện Núi Thành, để thi
hành bản án nêu trên, huyện đã giao
các cơ quan chuyên môn phối hợp
với UBND xã Tam Nghĩa kiểm tra,
rà soát quỹ đất lâm nghiệp trên địa
bàn để báo cáo, tham mưu UBND
huyện. “Tuy nhiên, theo báo cáo,
hiện nay địa bàn xã Tam Nghĩa
không còn quỹ đất lâm nghiệp để
giao cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng trồng rừng. Do đó không có
cơ sở giao 6,7 ha đất rừng cho ông
Trưng” - ông Mau cho biết.
Ngoài ra, ôngMau cho hay huyện
đang làm việc với Trung tâmGiống
nông-lâm nghiệp Quảng Nam để
tiến hành thủ tục bàn giao diện tích
đất rừng mà trung tâm này không
có nhu cầu sử dụng để huyện quản
lý. Sau khi nhận bàn giao diện tích
đất rừng từ trung tâm trên, huyện sẽ
dành một phần diện tích để thi hành
bản án đối với gia đình ông Trưng.
“Tòa đã trả lại công lý cho tôi
sau nhiều năm dài theo đuổi vụ án
nhưng đến nay huyện lại tiếp tục
bắt tôi mòn mỏi chờ đợi việc THA.
Nếu không còn quỹ đất thì họ phải
bồi thường chứ tôi giờ già cả rồi,
biết chờ đến bao giờ mới được giao
đất? Đó là chưa kể ngày xưa đất
của tôi ở khu vực trũng thấp còn
dễ trồng trọt. Bây giờ trả lại đất
trên núi cao mà tôi thì đã già yếu,
làm sao có thể chăm trồng” - ông
Trưng bức xúc.•
Trên chỉ đạo, dưới
dậm chân, dân khóc
Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnhQuảng Namđã chỉ đạo
nhưng UBNDhuyệnNúiThành vẫn chưa thi hành án trả lại
6,7 ha đất cho người dân thắng kiện ủy ban.
Sau khi thắng kiệnUBNDhuyệnNúi Thành, ông Trưng tiếp tụcmỏi mòn
chờ huyện thi hành án. Ảnh: HOÀI AN
“Tòa đã trả lại công lý
cho tôi sau nhiều năm
dài theo đuổi vụ án
nhưng đến nay huyện lại
tiếp tục bắt tôi mòn mỏi
chờ đợi, không biết đến
bao giờ mới được THA.”
Ông
Nguyễn Tấn Trưng
Thắng kiện đã lâu nhưng chưa được THA
Trước đây báo
Pháp Luật TP.HCM
từng nhiều lần phản ánh về hành
trình gian nan đi đòi đất của gia đình ôngTrưng. Cụ thể, trước năm 2000,
gia đình ông Trưng là một trong những hộ có diện tích đất rừng bị thu
hồi để giao đất cho các mỏ đá đóng trên địa bàn khai thác. Tuy nhiên,
UBND huyện Núi Thành đã thu hồi đất mà không bồi thường thiệt hại
cho gia đình ông.
Năm 2002, ông Trưng kiện UBND huyện Núi Thành. Đến năm 2005,
ông Trưng được UBND huyện thỏa thuận sẽ bồi thường. Thế nhưng khu
vực rừng được huyện nói sẽ bồi thường lại là đất đã được cấp cho hộ
dân khác. Sau đó, UBND xã Tam Nghĩa báo cáo lại với UBND huyện Núi
Thành. Không được trả đất, ông Trưng tiếp tục khiếu nại.
Năm 2006, chủ tịch UBND huyện Núi Thành đã ra quyết định công
nhận ông Trưng được sử dụng hợp pháp 6,7 ha đất rừng nhưng các cơ
quan chức năng không chịu THA. Đến nay, sau hai cấp xét xử, HĐXX đều
tuyên ông Trưng thắng kiện UBND huyện Núi Thành nhưng huyện này
vẫn nhùng nhằng chưa THA.
Sáng 19-8, sau khi nghị án kéo dài, TAND tỉnh Bắc Giang
đã tuyên phạt bị cáo Vi Văn Phượng (51 tuổi, trú huyện Lục
Nam) mức án tử hình về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án
chính là bà Nguyễn Thị Vui, mẹ ruột của Phượng.
Đây là lần thứ ba bị cáo Phượng bị tuyên án tử hình dù
liên tục kêu oan. Bị cáo cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo bản
án của TAND tỉnh Bắc Giang.
Trước đó, trong phiên xử ngày 16-8, ngay khi đại diện
VKS công bố bản cáo trạng, Vi Văn Phượng khẳng định
mình không giết mẹ. Bị cáo này cũng lặp lại lời khai bị điều
tra viên bức cung giống như phiên tòa cách đây gần ba tháng.
Theo cáo trạng, ông Mạnh là người cùng Phượng đi làm
công vào sáng 5-10-2012, thời điểm này Phượng mặc áo
sơ mi cộc tay màu xanh bên ngoài và áo phông màu trắng
bên trong. Về tới nhà, Phượng cởi áo xanh vứt ở hiên
nhà, ra tay sát hại mẹ mình. Gây án xong, Phượng cởi bỏ
áo trắng, mặc lại áo xanh. Luật sư (LS) bào chữa cho bị
cáo cho rằng ở những lời khai ban đầu, ông Mạnh khai
Phượng chỉ mặc áo xanh nhưng sau này lại thay đổi lời
khai mặc hai áo như trong cáo trạng. Theo LS, việc chứng
minh ngày 5-10 Phượng mặc một hay hai áo là rất quan
trọng. Bởi theo đúng lời khai ban đầu của ông Mạnh (và
cả bị cáo - PV), thời điểm xảy ra vụ án, Phượng chỉ mặc
áo sơ mi cộc tay màu xanh. Như vậy, áo màu trắng dính
máu nạn nhân vắt trên chiếc thang là của hung thủ để lại
chứ không phải của Phượng, bị cáo hoàn toàn vô tội.
Tại tòa, các LS bào chữa cho bị cáo cũng nêu lại các
luận cứ trong phiên tòa cách đây ba tháng để chứng minh
thân chủ của mình ngoại phạm. Tuy nhiên, tòa đều không
chấp nhận.
TUYẾN PHAN
Lần thứ ba, tòa tuyên tử hình Vi Văn Phượng tội giết mẹ
Đề nghị truy tố bàHứaThị
Phấnvụgây thiệt hại 1.300 tỉ
Bà HứaThị Phấn lại bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố vì
gây thiệt hại hơn 1.338 tỉ đồng.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất hồ sơ, đề nghị
VKSND Tối cao truy tố bà Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cấp cao
HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín - Trustbank, nguyên chủ tịch
HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển Phú Mỹ) về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 175 BLHS 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017).
Năm đồng phạm cùng bị đề nghị truy tố gồm Bùi Thị Kim Loan
(kế toán Công ty Phú Mỹ), Lâm Kim Dũng (nguyên giám đốc Công
ty TNHH Địa ốc Lam Giang) và ba người cháu của bà Phấn gồm
Huỳnh Thị Xuân Dung, Lâm Hứa Quỳnh Trinh, Phạm Hồng Hảo.
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn xác định nhiều lãnh đạo trực
tiếp quản lý Trustbank liên quan đến vụ án gồm: Hoàng Văn Toàn
(chủ tịch HĐQT), Nguyễn Vĩnh Mậu (phó chủ tịch HĐQT), Trần
Sơn Nam (TGĐ), Lâm Hồng Trinh (phó TGĐ), Ngô Kim Huệ
(phó TGĐ) và Hứa Xường (thành viên HĐQT). Những người này
biết rõ Trustbank không có chức năng kinh doanh, đầu tư bất động
sản nhưng vẫn ký và hoàn thiện mọi thủ tục mua bốn bất động
sản theo chỉ đạo của bà Phấn, gây thiệt cho ngân hàng. Tuy nhiên
những người này không biết và không chung mục đích chiếm đoạt
với bà Phấn nên được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo
chính sách khoan hồng của pháp luật.
Theo kết luận điều tra, bà Phấn lợi dụng việc nắm giữ 84,92%
cổ phần Trustbank (năm 2013 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây
dựng VN - VNCB) và cố vấn cao cấp HĐQT thâu tóm, lũng đoạn
hoạt động của ngân hàng này, gây thiệt hại hơn 1.338 tỉ đồng.
Thời điểm năm 2009 và 2010, bà Phấn chỉ đạo Trustbank trực
tiếp đầu tư sai quy định hơn 1.037 tỉ đồng vào bốn dự án bất động
sản do các công ty của bà làm chủ đầu tư để chiếm đoạt tiền. Đây
cũng chính là nguyên nhân khiến Trustbank bị xếp vào loại yếu
kém và dẫn đến sự đổ vỡ của VNCB sau này. Cuối cùng, Ngân
hàng Nhà nước phải mua lại giá 0 đồng đầu năm 2015 để gánh
toàn bộ hậu quả nêu trên.
Trước đó bà Phấn đã bị đưa ra xét xử nhiều lần ở các đại án
Oceanbank, Trustbank, VNCB. Tuy nhiên, bà Phấn đều vắng mặt
với lý do sức khỏe mất 93%, không có khả năng đi lại. Tháng 11-
2018, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo, tuyên y án
sơ thẩm 30 năm tù đối với bà Phấn về các tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong phần quyết định chuyển hồ sơ, bản kết luận điều tra cùng
tập phụ lục đến VKSND Tối cao, CQĐT có nhắc đến phần nội
dung tố cáo của bà Phấn, tố cáo của Công ty Phương Trang chiếm
đoạt 750 tỉ đồng theo sáu giấy biên nhận, nhận tiền từ Loan. Theo
đó, CQĐT tách phần này để tiếp tục điều tra về việc tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, chờ bị
can Hứa Thị Phấn sức khỏe tốt hơn sẽ cho đối chất hai bên rồi kết
luận xử lý...
HOÀNG YẾN
Giao dịch chục ký ma túy ở cổng BV Chợ Rẫy
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng và chuyển sang tòa xét
xử La Văn Hải (SN 1972, ngụ quận 8, TP.HCM), Nguyễn Thanh
Lâm (SN 1978, ngụ quận 11) cùng sáu đồng phạm trong đường
dây mua bán ma túy từ Campuchia về TP.HCM. Cả tám bị can
cùng bị truy tố về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo cáo trạng, sáng 7-10-2017, tại cổng BV Chợ Rẫy, lực
lượng chức năng bắt quả tang Lâm và Hải có hành vi mua bán
16,6 kg ma túy đá. Mở rộng điều tra, công an đã bắt khẩn cấp sáu
người khác với hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Đây chính
là những đại lý thứ cấp của Hải. Cơ quan điều tra xác định Hải
đóng vai trò chính, thực hiện tổng cộng sáu lần mua bán trái phép
chất ma túy với hơn 24,8 kg ma túy đá, thu lời hàng trăm triệu
đồng. Còn Lâm bị bắt quả tang mua của Hải 16,6 kg ma túy đá.
Tại cơ quan công an, Hải khai mua ma túy của một đàn ông
tên Tuấn (chưa rõ lai lịch) rồi bán lại cho các đại lý thứ cấp kiếm
lời. Ma túy được Tuấn mua ở Campuchia và gửi về TP.HCM
giao cho Hải.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook