247-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy 26-10-2019
Miễn phí chuyển tiền, rút tiền ATM:
Lợi nhiều đường
Saumột thời gian dài đua nhau tăng phí, thời gian gần đây nhiều ngân hàng giảmphí, thậm chí áp dụng
chính sách phí 0 đồng.
​THÙY LINH
C
ông ty cổ phần Thanh
toán quốc gia Việt Nam
(NAPAS) và Trung tâm
Thông tin tín dụng quốc gia
Việt Nam (CIC) mới đây
quyết định giảm hàng loạt
phí dịch vụ, hỗ trợ hệ thống
ngân hàng (NH) trong việc
giảm chi phí hoạt động. Động
thái này nhằm giúp NH giảm
phí ATM, chuyển tiền, rút
tiền… cho khách hàng.
Đồng loạt giảm phí
Cụ thể, NAPAS giảm 13%
phí dịch vụ chuyển tiền nhanh
liên NH 24/7 đối với tổ chức
phát lệnh; giảm tương ứng
70%và 100%phí dịch vụ các
giao dịch rút tiền trên ATM
cho tổ chức phát hành, tổ
chức thanh toán; không thu
phí dịch vụ (mức thu bằng
0 đồng), tương đương giảm
100% phí dịch vụ chuyển
khoản nội bộ và các giao
dịch phi tài chính gồm vấn
tin, in sao kê, đổi PIN cho
tổ chức thành viên NAPAS.
Ngoài ra, NAPAS tiếp
tục triển khai chương trình
khuyến mãi giảm 50% phí
dịch vụ đối với các giao dịch
trên ATM và các giao dịch
chuyển khoản liên NH 24/7,
áp dụng cho tất cả tổ chức
thành viên NAPAS. Trước đó
đơn vị này cũng đã thực hiện
bốn lần điều chỉnh giảm phí
dịch vụ chuyển mạch.
“Động thái này nhằm hỗ
trợ các tổ chức tín dụng có
thêm ngân sách thúc đẩy các
chương trình ưu đãi; khuyến
khích khách hàng thanh toán
chi tiêu bằng thẻ nội địa, thanh
toán qua tài khoản NH; thúc
đẩymạnhmẽ thanh toánkhông
dùng tiền mặt trong nền kinh
tế” - NAPAS giải thích.
Tương tự, Trung tâmThông
tin tín dụng quốc giaViệt Nam
(CIC) cũng quyết định giảm
giá các sản phẩm thông tin tín
dụng với mức trung bình 15%
so với hiện hành. Trước đó
đơn vị này đã giảm giá 10%
toàn bộ sản phẩm thông tin
tín dụng…
Khách hàng, các chủ thẻ
NH đang kỳ vọng sẽ được các
NH giảm phí chuyển tiền và
phí rút tiền sau khi NAPAS
và CIC triển khai chính sách
điều chỉnh giảm phí. Bởi khi
miễn, giảm phí giao dịch thì
cả NH lẫn khách hàng đều
được lợi.
Chị Thủy nhà ở quận 9,
TP.HCM, cho biết hiện nay
phí giao dịch NH quá nhiều
và quá cao. Cụ thể, hàng loạt
loại phí như thanh toán tiền
học phí, chuyển tiền qua tài
khoản... rất cao. Thậm chí có
NH tính phí chuyển khoản
liên NH lên tới 11.000 đồng
mỗi lần.
“Ngoài ra, mỗi tháng tôi còn
phải chịu thêm phí quản lý tài
khoản dao động 9.900-11.000
đồng, phí tin nhắn báo thay
đổi số dư 11.000 đồng/tháng.
Như vậy, mỗi tháng tính ra tôi
tốn tối thiểu 50.000-70.000
đồng cho các loại phí dịch
vụ NH. Do vậy, NH giảm
phí sẽ giảm gánh nặng cho
khách hàng” - chị Thủy nói.​
Nhiều khách hàng khác
cũng cho biết tương tự. Anh
Quốc Thịnh ở quậnTân Bình,
TP.HCM cho biết một thẻ
ATM ngoài việc phải chịu
phí rút tiền còn tốn các khoản
phí cố định NH tự động thu
bằng cách trừ tiền trong tài
khoản. Đơn cử như phí quản
lý tài khoản mỗi năm trên
26.000 đồng/thẻ; phí dịch vụ
tin nhắn tự động hằng tháng
9.900 đồng; phí thường niên
thẻ nội địa là 33.000 đồng…
Thậm chí một số NH ngoài
việc thu phí cao còn tận thu
bằng cách chẻ nhỏ các dịch
vụ. Ví dụ, khách hàng dùng
app để chuyển khoản cũng
bị tính phí.
“Chỉ tính riêng phí rút tiền
tại câyATMngoại mạng cũng
lên tới 3.300 đồng mỗi lần.
Chỉ một thẻ thôi đã phải chịu
cả rừng phí, trong khi tôi cần
sử dụng nhiều thẻ cho nhiều
mục đích khác nhau. Do vậy,
NH nào miễn, giảm phí giao
dịch sẽ lôi kéo được nhiều
khách hàng và kích thích việc
không sử dụng tiền mặt trong
thanh toán” - anh Thịnh nói.
Miễn giảm phí,
lợi nhiều bề
​Trong khi nhiều NH tận
thu phí dịch vụ thì một số
NH bắt đầu giảm phí, thậm
chí áp dụng chính sách phí 0
đồng để thu hút khách hàng
sử dụng thẻ. Đơn cử tại NH
Quân đội, khi rút tiền mặt
tại ATM thông qua ứng dụng
Mobile app, kháchhàngkhông
tốn đồng phí nào. Đáng chú
ý, NH Techcombank miễn
phí hàng loạt dịch vụ thanh
toán. Chẳng hạn, khi chuyển
tiền nhanh, chuyển tiền đến
thuê bao di động… khách
hàng đều được hưởng mức
giá 0 đồng.
Tương tự, một số NH đang
miễn phí loại dịch vụ giao dịch
chuyển tiền nội mạng. Đơn
cử NH VIB miễn tất cả phí
trong ba tháng đầu gồm phí
tài khoản thanh toán, phí duy
trì thẻ, phí rút tiền ATM, phí
chuyển tiền online, phí chuyển
tiền tại quầy cho khách hàng
lần đầu tham gia gói.
“Đây là một động thái tốt
của các NH vì nó mang lại
lợi ích cho cả NH lẫn khách
hàng” - một chuyên gia bình
luận. Vị chuyên gia này phân
tích: Việc giảm phí dịch vụ
ở các NH có thể do từ đầu
năm đến nay NAPAS nhiều
lần giảm phí dịch vụ cho các
thành viên, giúp cho cuộc đua
tăng phí dịch vụ của các NH
hạ nhiệt. Tuy nhiên, nguyên
nhân quan trọng hơn là việc
Nhiều ngân hàng đangmiễn, giảmphí để khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ. Ảnh: TL
Khách hàng “ác cảm” với phí dịch vụ cao
Theo Hiệp hội Thẻ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng
77 triệu thẻ NH các loại, trong đó thẻ ghi nợ nội địa (ATM)
chiếm hơn 90% với khoảng 70 triệu thẻ.
Thực tế chỉ sau một thời gian áp dụng chính sách miễn
phí cho khách hàng, tỉ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong
tổng huy động vốn của nhiều NH tăng mạnh. Ví dụ, tại
Techcombank, tínhđếnngày 30-6 vừaqua, nhờmiễnphí hầu
hết các dịch vụ phổ biến cho khách hàng, NH này có được tỉ
lê tiền gửi không kỳ hạn trên tông vốn huy đông đat 30,4%.
Quađócho thấyviệcmiễn, giảmphí gópphầngiúpkết quả
kinh doanh đạt mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng, ngược lại
nếu tận thu sẽbị kháchhàngquay lưng. Bởi tâm lý của khách
hàng thường rất“ác cảm”với các loại phí giao dịch quá cao.
Khi miễn phí
giao dịch, khách
hàng được lợi vì
tiết kiệm được chi
phí nhưng bản
thân các NH cũng
hưởng lợi lớn khi
thu hút thêm nhiều
khách hàng mới.
giảm giá dịch vụ sẽ giúp các
NH thu hút thêm khách hàng,
đồng nghĩa với việc làm tăng
lượng tiền gửi không kỳ hạn.
Qua đóNH có thể dùng lượng
tiền đó cho vay và sinh lời.
Bởi tiền gửi không kỳ hạn
được tính vào vốn ngắn hạn,
NH chỉ phải trả lãi khoảng
0,1%-0,5%/năm, trong khi
nếu huy động có kỳ hạn,
mức lãi thường 4%-5%/
năm. Nguồn vốn không kỳ
hạn càng lớn càng giúp NH
giảm giá vốn, gia tăng biên
lợi nhuận.
T ổ n g g i ám đ ố c NH
Techcombank Nguyễn Lê
Quốc Anh cho hay tổng phí
giao dịch đã miễn cho khách
hàng lên đến hơn 500 tỉ đồng.
“Thực chất NH là nơi huy
động vốn và mượn tiền của
người dân. Nếu dịch vụ vay
mượn tư khách hàng luôn
được đảm bảo đem lai lợi
ích cao thì khách hàng mới
tin tưởng sử dụng dịch vụ của
NH, rôi quay trở lại sử dụng
dịch vụ nhiều lần. Sư dung
dich vu NH nhiêu lân trong
ngay mơi la yêu tô làm gia
tăng giá trị cho NH và sau
cùng là đem lại lợi ích cho
nhà đầu tư” - ông Nguyễn Lê
Quốc Anh nêu quan điểm.•
Chuỗi Món Huế lỗ cả trăm tỉ đồng
Theo báo cáo tài chính của Công ty TNHH Nhà hàng
Món Huế, trong ba năm từ 2016 đến 2018, chuỗi nhà
hàng Món Huế có doanh thu xoay quanh mốc 200 tỉ đồng.
Nhưng nguồn thu này không gánh nổi chi phí dẫn đến thua
lỗ hai năm gần đây lên đến 50 tỉ đồng/năm, do vậy tính đến
thời điểm cuối năm 2018 lỗ lũy kế đã là 107 tỉ đồng.
Một trong những nguyên nhân khiến chuỗi nhà hàng
thua lỗ do khoản chi phí bán hàng quá cao. Ví dụ, hai năm
2017 và 2018, chi phí bán hàng chiếm 80%-90% doanh
thu, con số này tăng đáng kể so với tỉ lệ chưa tới 60% năm
2016. Chuỗi nhà hàng Món Huế cũng bị âm vốn chủ sở
hữu lên đến 85 tỉ đồng, dù có tổng tài sản hơn 750 tỉ đồng.
Ngay sau khi Món Huế đóng cửa, hàng loạt nhà cung
cấp hàng hóa, nguyên liệu cho chuỗi nhà hàng này đến đòi
nợ nhưng lãnh đạo doanh nghiệp lặn biệt tăm. Bên cạnh
đó, đại diện của một nhóm nhà đầu tư của Công ty Huy
Việt Nam (chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Món Huế) cũng
vừa cho biết đã tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện
ông Huy Nhật, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty Huy
Việt Nam, tại TAND TP.HCM.
Các thành viên của nhóm nhà đầu tư bao gồm: Tổ
chức ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress
Investments, Gryphus Capital và Welkin Capital. Từ năm
2013 đến nay, nhóm này đại diện cho một nhóm quỹ đầu
tư tư nhân quốc tế đã đầu tư vào Huy Việt Nam với tổng
số vốn hơn 70 triệu USD. Đến thời điểm hiện nay, không
chỉ các nhà cung cấp mà các nhà đầu tư cũng đã thất bại
trong việc liên hệ với ông Huy Nhật và đội ngũ lãnh đạo
Món Huế.
PHƯƠNG MINH
Chuỗi MónHuế lỗ cả trămtỉ đồng. Ảnh: HOÀNGGIANG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook