247-2019 - page 9

9
Đốivớiđềánthuphíphươngtiện
cơgiới vàomột sốkhuvực trênđịa
bànTP,SởGTVTHàNộichobiếtphí
phươngtiệncơgiớivàomộtsốkhu
vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm
môi trường làmột loại phímới. Phí
này sẽ không trùng lặpvới các loại
phí khác. Phạmvi thuphí được xác
định theo vànhđai khép kín trong
địa bàn TP Hà Nội. Tuy nhiên, việc
lựa chọn vành đai thu phí sẽ dựa
trên kết quả đánh giá tác động và
hiệuquảquá trìnhxâydựngđềán.
Bên cạnh đó, để hạn chế xe máy,
đề án cũng đưa ra một số giải pháp
hỗ trợ như dừng cấp đăng ký mới xe
máy tại một số quận trung tâm; miễn
giảm giá vé sử dụng dịch vụ vận tải
công cộng đối với người dân sinh
sống trong khu vực hạn chế; miễn
giảm giá giữ xe máy tại các bãi giữ
xe tập trung của TP.
Về việc tuyến đường nào sẽ được
lựa chọn hạn chế xe máy, Sở GTVT
TP Hà Nội cho biết chỉ hạn chế xe
máy trên tuyến đường có hệ thống
vận tải công cộng đáp ứng nhu cầu
đi lại của người dân, các tuyến có
đường sắt đô thị. Nghiên cứu tổ chức
không gian đi bộ trên toàn TP như
khu vực Thủ Lệ, hồ Thành Công,
hồ Trúc Bạch…
Việc dừng xe máy có thể theo
giờ và theo ngày trong tuần đối với
khu vực, tuyến đường lựa chọn. Có
thể hạn chế vào các khung giờ cao
điểm, từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 16 giờ
30 đến 19 giờ 30. Dừng xe máy tại
không gian đi bộ từ 6 giờ ngày thứ
Sáu đến 24 giờ ngày Chủ nhật hằng
tuần và các ngày nghỉ lễ.
Hạn chế theo lộ trình
Phát biểu tại hội thảo, đa số các
đại biểu đều cho rằng việc tiến hành
hạn chế xe máy cần thực hiện theo
lộ trình. Tuy nhiên, trước hết cần
phải quyết liệt nâng cao chất lượng
hệ thống vận tải công cộng. Theo
đó, một trong những giải pháp nâng
cao chất lượng vận tải công cộng để
khuyến khích người dân tham gia là
cần bố trí hợp lý các bãi đỗ xe đạp,
xe máy, tổ chức nhiều tuyến xe buýt
mini phục vụ người dân đi lại trong
khu vực trung tâm…
GS-TS Từ Sỹ Sùa, nguyên giảng
viên Trường ĐH Giao thông vận
tải, nêu thực trạng ùn tắc giao thông
tại Hà Nội ngày càng phổ biến. “Tỉ
lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là
10%, như vậy để tăng tỉ lệ lên 20%
ANHIỀN
N
gày 25-10, Sở GTVT Hà Nội
tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây
dựng đề án “Phân vùng hoạt
động của xe máy trên địa bàn các
quận đến năm 2030” và đề án “Thu
phí phương tiện cơ giới vào một số
khu vực trên địa bàn TP có nguy cơ
ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi
trường để hạn chế số lượng xe cơ
giới đi vào”.
Phân vùng theo vành đai
Theo đề án phân vùng hoạt động
của xe máy, TP sẽ quy hoạch năm
tuyến vành đai. Trong đó, vành đai
2, 3 là vành đai đô thị; vành đai 4, 5
là vành đai liên vùng. Ngoài ra còn
có vành đai 3, 5 là vành đai không
khép kín, mang tính chất là đường
trục chính đô thị.
Căn cứ điều kiện phát triển kinh
tế-xã hội, hạ tầng giao thông, phương
tiện giao thông và vận tải hành khách
công cộng sẽ tiến hành lựa chọn
vành đai hạn chế hoạt động xe máy
phù hợp. Điều đáng chú ý trong đề
án là chỉ đề xuất xem xét dừng hoạt
động xe máy khi hệ thống vận tải
công cộng và các phương tiện thay
thế đáp ứng được tối thiểu 60,5%
nhu cầu đi lại của người dân.
Đồng thời, để đảmbảo yêu cầu này,
đến năm 2030 Hà Nội cần đưa vào
hoạt động tám tuyến đường sắt đô
thị, khoảng 200 tuyến xe buýt, 35.000
xe taxi, 50.000-55.000 xe hợp đồng,
15-20 tuyến minibus, 8.000-10.000
xe đạp công cộng.
Tình trạng kẹt xe ngày càng nghiêmtrọng, nhiều người dân phải leo lên vỉa hè để di chuyển. Ảnh: ĐL
Phân vùng hạn chế xe máy
ở Hà Nội
Đến năm2030, Hà Nội cần đưa vào hoạt động tám tuyến đường sắt đô thị, khoảng 200 tuyến xe buýt...
cần khoảng 3.300 phương tiện. Với
điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay,
việc đưa thêm số lượng phương tiện
công cộng vào hoạt động là hết sức
khó khăn” - ông Sùa nói.
Đồng thời, GS-TSTừ Sỹ Sùa cũng
cho rằng vẫn cần phải kiên định với
chủ trương phát triển vận tải công
cộng vì đây là giải pháp cơ bản để
giải quyết ùn tắc giao thông và hạn
chế phương tiện cá nhân.
Còn TS Trương KimTạo, nguyên
Phó Chánh văn phòng Ủy ban An
toàn giao thông quốc gia, cho rằng
xe máy không chỉ là phương tiện đi
lại thông thường mà có liên quan đến
đời sống của người dân. Ông Tạo lấy
ví dụ như người kinh doanh, cung
cấp mặt hàng rau quả, thực phẩm,
nông sản từ ngoại ô vàoTP, phải dùng
xe máy để đưa con đi học và nhiều
hoạt động khác. “Nếu ta không chỉ
ra được cách thức, giải pháp thay thế
xe máy mà cấm hoạt động xe máy
thì không đúng, không tốt và không
đẹp” - ông Tạo nói.•
Giải pháp khuyến khích
người dân tham gia vận
tải công cộng là bố trí
hợp lý các bãi đỗ xe đạp,
xe máy, tổ chức nhiều
tuyến xe buýt mini…
Công ty Nước Sông Đà chính thức xin lỗi
dân vụ nước nhiễm dầu
Ngày 25-10, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà
(Viwasupco) đã có thông cáo báo chí thông tin về việc khắc
phục xong sự cố nước ăn nhiễm dầu thải, đồng thời gửi lời
xin lỗi, nhận trách nhiệm về vụ việc với người dân thủ đô.
“Chúng tôi đã hoàn tất khắc phục sự cố để đủ điều kiện
cung cấp nước sạch trở lại cho khách hàng. Đồng thời đã
xác định được nguyên nhân, bản chất vụ việc, trên cơ sở
đó đánh giá thiếu sót và nhìn nhận trách nhiệm của mình” -
thông cáo nêu.
Viwasupco cũng cho biết các mẫu xét nghiệm nước vào
các ngày 14, 16 và 18-10 của Viện Sức khỏe nghề nghiệp
và môi trường và các mẫu xét nghiệm nội kiểm ngày 16-10
của Quates, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế TP Hà
Nội) đã công bố nguồn nước sông Đà đảm bảo quy chuẩn
của Bộ Y tế, an toàn để người dân sử dụng.
Đơn vị này cũng cho hay đã thuê đơn vị chuyên môn để
xử lý số lượng dầu thải đổ trộm tại đầu nguồn nước, kênh
dẫn và hồ chứa nước, đồng thời thau rửa, vệ sinh lại toàn bộ
hệ thống sản xuất nước, đường ống dẫn, bể chứa…
“Đến thời điểm này cho thấy sự cố bắt nguồn từ hành vi
đổ một lượng lớn dầu thải vào nguồn nước. Trong khi công
ty chúng tôi chưa có kịch bản ứng phó phù hợp với tình
huống khẩn cấp do con người cố tình gây ra, dẫn đến lúng
túng trong xử lý ban đầu, gây ra những đảo lộn trong sinh
hoạt bình thường của người dân” - Viwasupco giải thích.
“Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà mong muốn
thông qua các cơ quan báo chí gửi đến người dân, đặc biệt
là những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố, lời xin lỗi
và cầu mong được lượng thứ” - nội dung văn bản nêu.
Đơn vị này cũng xin cung cấp nước miễn phí trong thời
gian xảy ra sự cố (tương đương một tháng tiền nước). Đồng
thời cam kết có phương án ứng phó với các sự cố tương tự,
đảm bảo cung ứng nguồn nước ổn định, an toàn, đủ tiêu
chuẩn cho người dân.
TRỌNG PHÚ
Quảng Nam “thông” rác sau ba tháng
ứ đọng
Sáng 25-10, UBND huyện Núi Thành phối hợp với
Sở TN&MT, Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam
(MTĐT) tổ chức buổi đối thoại với người dân các thôn Bích
Nam, Thạch Kiều và Bích Ngô (xã Tam Xuân 2, huyện Núi
Thành, Quảng Nam) để giải quyết vấn đề người dân chặn
đường vào bãi rác.
Tại đây, ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Tổng giám đốc
Công ty CP MTĐT, đã đại diện cho công ty xin lỗi người
dân vì để xảy ra sự cố môi trường tại hốc số 1 bãi rác Tam
Xuân 2. Theo ông Dũng, từ khi xảy ra sự cố, đơn vị đã tập
trung toàn lực để giải quyết triệt để về mùi hôi, nước thải,
khí thải gây ra ô nhiễm môi trường ở hốc hố số 1. Đồng
thời công ty dừng hoạt động chở rác đến bãi.
“Công ty đã họp rút kinh nghiệm, xử lý cán bộ, công
nhân đã không hoàn thành tốt nghiệm vụ chủ quản, thiếu
trách nhiệm. Đồng thời phân công lại cán bộ, công nhân
làm việc tại khu vực xử lý rác thải Tam Xuân 2” - ông
Dũng nói.
Anh Ông Bá Luân (thôn Bích Nam, xã Tam Xuân 2),
đại diện cho người dân, yêu cầu trước khi đưa bãi rác Tam
Xuân 2 hoạt động trở lại thì chính quyền và lãnh đạo Công
ty CP MTĐT phải có văn bản cam kết trong thời gian hoạt
động của bãi rác phải đảm bảo môi trường về nước thải,
mùi hôi, khí thải. “Khi công ty hoạt động trở lại, người dân
chúng tôi xin được thường xuyên giám sát quá trình xử lý
rác thải. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì người dân sẽ kịp thời
phản ánh với cơ quan chức năng” - anh Luân nói.
Cuối buổi đối thoại, ông Nguyễn Tri Ấn, Bí thư Huyện
ủy Núi Thành, đề nghị Công ty CP MTĐT nhanh chóng
làm bản cam kết với người dân. Đồng thời, ông Ấn đề nghị
người dân các thôn này lập tổ công tác để giám sát các cam
kết của công ty. Sau đó công ty tiếp tục xử lý rác ở các địa
phương khác.
THANH NHẬT
Chiều 25-10, chuyến xe thu gomrác đầu tiên trong vòng ba tháng
qua đã đến được khu xử lý rác TamXuân 2. Ảnh: THANHNHẬT
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook