247-2019 - page 5

5
nghiệp cùng giám sát. “Hiệu
quả của việc công khai các
thủ tục hành chính là trong
10 tháng đầu năm đã có sự
chuyển biến rõ rệt và đã giảm
được khoảng 4.000 hồ sơ trễ
hạn so với trước đây” - ông
Thắng cho biết.
Giải pháp đột phá thứ hai
theo sở này là phân cấp, ủy
quyền ký giấy chứng nhận
từ ban giám đốc sở về cho
Văn phòng Đăng ký đất đai
(VPĐKĐĐ) TP thực hiện với
trườnghợpcấpgiấychứngnhận
cho hộ gia đình, cá nhân. Theo
giải pháp này thì VPĐKĐĐ
TP sẽ ký giấy chứng nhận,
đóng dấu và trả kết quả mà
không phải chuyển hồ sơ về
sở như trước đây. “Việc này
đã rút ngắn được 10 ngày giải
quyết hồ sơ và giảm được 3-5
ngày luân chuyển hồ sơ đến
các đơn vị có liên quan. Trong
chín tháng đã có 136.000 hồ
sơ thực hiện theo phân cấp,
ủy quyền, góp phần cải thiện
tình trạng trễ hạn hồ sơ từ 10%
xuống còn 6,9%” - giám đốc
Sở TN&MT đánh giá.
Ông Thắng cho biết sở này
đang trình phương án phân
cấp về cho các chi nhánh
VPĐKĐĐđượckýgiấychứng
nhận và trả kết quả thay vì ký
tại VPĐKĐĐ như hiện nay.
Dự kiến sẽ thực hiện phân cấp
về cho 24 chi nhánh, quận,
huyện trong tháng 11 tới.
Giải pháp thứ ba là tiến
hành liên thông điện tử giữa
cơ quan thuế với các chi nhánh
VPĐKĐĐ 24 quận, huyện.
Thực hiện giải pháp này,
thay vì quy trình giải quyết
hồ sơ là chín bước sẽ giảm
xuống còn hai bước. Người
dân chỉ cần đến nộp hồ sơ
và nhận kết quả mà không
phải đi lại nhiều. Ngoài ra,
việc thực hiện liên thông thuế
cũng giảm đáng kể nhân sự
giải quyết hồ sơ, cụ thể trước
đây phải có ba lãnh đạo và
12 chuyên viên cùng thực
hiện một bộ hồ sơ thì nay
chỉ còn một cán bộ và một
chuyên viên.
Ông Thắng cho biết hiện
nay Sở TN&MT đã thực
hiện thí điểm liên thông
điện tử với cơ quan thuế tại
chi nhánh VPĐKĐĐ quận 1
và quận 12 và đã có khoảng
50.000 hồ sơ thực hiện theo
chương trình liên thông này.
Giải pháp cuối cùng là ứng
dụng công nghệ thông tin
trong việc giải quyết hồ sơ
nhà, đất. Việc này, hiện Sở
TN&MT cũng đang thí điểm
tại hai chi nhánh nêu trên và
đang tiếp tục xin ý kiến của
Bộ TN&MT để nhân rộng
cho 24 quận, huyện.
Các cơ quan không
nên chờ đợi lẫn nhau
Theo ông Nguyễn Toàn
Thắng, với mỗi hồ sơ trễ hạn
thì thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan đều phải
ký giấy xin lỗi người dân vì
trễ hạn. Từ đầu năm đến nay,
riêng hệ thống VPĐKĐĐ đã
có hơn 37.000 thư xin lỗi
gửi đến người dân và doanh
nghiệp.
“Qua việc gửi thư xin lỗi,
sở cũng kiểm tra, xác định
Thời sự -
ThứBảy26-10-2019
Mỗi tháng ký hơn
50.000 hồ sơ
TheoôngNguyễnToànThắng,
Giám đốc Sở TN&MT, trong 10
tháng đầu năm, ngànhTN&MT
đã tiếpnhậnhơn570.000hồ sơ
các loại.Trongđó, riêng lĩnhvực
đất đai đãgiải quyết 501.684hồ
sơ cấp giấy chứng nhận, bình
quân mỗi tháng phải ký hơn
50.000 hồ sơ. Số lượng hồ sơ
trễ hạn là gần 35.000 trường
hợp (chiếm tỉ lệ 6,9%).
Tiêu điểm
VIỆTHOA
N
gày 25-10, Chủ tịch
UBNDTP.HCMNguyễn
Thành Phong đã có
buổi kiểm tra trách nhiệm
người đứng đầu trong chỉ
đạo triển khai công tác cải
cách hành chính năm 2019
tại Sở TN&MT. Một trong
những vấn đề nổi cộm là tình
trạng hồ sơ nhà, đất trễ hạn.
Bốn giải pháp
đột phá trong
cải cách hành chính
Giám đốc Sở TN&MT
TP.HCMNguyễnToànThắng
cho hay 10 tháng đầu năm
2019, số lượng hồ sơ trễ hạn
là 35.000 trường hợp.
Về nguyên nhân trễ hạn,
ông Thắng cho biết là do
theo quy định mới, thời gian
giải quyết hồ sơ bị cắt giảm
rất nhiều trong khi vẫn phải
đảm bảo quy trình giải quyết
hồ sơ như trước đây.
Để giải quyết tình trạng
này, giám đốc Sở TN&MT
cho biết sở này đã triển khai
bốn giải pháp để thực hiện
đột phá trong việc cải cách
hành chính. Cụ thể, sở này
đã công bố niêm yết công
khai 120 thủ tục hành chính
trong lĩnh vực đất đai và môi
trường để người dân và doanh
Trong bối cảnh còn
nhiều vướng mắc
ngoài thẩm quyền,
bên cạnh các giải
pháp tháo gỡ, Chủ
tịch UBND TP
Nguyễn Thành
Phong chỉ đạo Sở
TN&MT vẫn phải
phục vụ người dân,
doanh nghiệp với
tinh thần, thái độ
hết sức tử tế.
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn Thành Phong chỉ đạo Sở TN&MT cần giải thích rõ việc trễ hạn cho người dân và doanh nghiệp hiểu.
Ảnh: VIỆTHOA
Chiều 25-10, Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức buổi họp
báo triển khai kế hoạch liên tịch tăng cường công tác phối
hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP giữa sở này
với UBND các quận, huyện.
Sở Xây dựng cũng mong rằng kế hoạch liên tịch này
sẽ tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, sai
phép, sai quy hoạch, xây dựng trên đất không được phép
xây dựng mà không bị xử lý nghiêm theo đúng quy định
pháp luật; tăng cường lực lượng phối hợp giữa Thanh tra
Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện trong công tác
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng; kịp thời kiểm tra,
ngăn chặn, tham mưu xử lý ngay từ đầu các hành vi vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM,
thông tin: Vừa qua, sau khi thực hiện thí điểm phối hợp
ở những địa bàn có điểm nóng về trật tự xây dựng như
huyện Bình Chánh, quận Thủ Đức và quận 9, sở nhận thấy
có hiệu quả nên báo cáo với UBND TP cho triển khai rộng
rãi thành kế hoạch liên tịch này với các quận, huyện còn
lại.
Ông Bình cũng thừa nhận thời gian qua sự phối hợp
giữa các lực lượng của quận, huyện với Sở Xây dựng còn
rời rạc, chưa thật sự tốt nên vừa qua mới có những thông
tin như báo chí phản ánh.
Trả lời câu hỏi vì sao phó chủ tịch UBND quận, huyện
giữ vai trò tổ trưởng tổ công tác, ông Lê Hòa Bình lý
giải là nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm của chính
quyền địa phương đối với tình trạng trật tự xây dựng trên
địa bàn mình quản lý, vì cấp cơ sở là nơi sâu sát với tình
hình thực tế nhất.
Sở Xây dựng TP.HCM hy vọng với kế hoạch liên tịch
này sẽ phấn đấu đạt mục tiêu đảm bảo 100% công trình
xây dựng trên địa bàn phải được kiểm tra đúng quy định;
100% công trình vi phạm trật tự xây dựng được phát hiện,
xử lý kịp thời và kéo giảm ít nhất 50% số vụ vi phạm trật
tự xây dựng qua từng năm.
THANH TUYỀN
TP.HCM: Bốn giải pháp
gỡ hồ sơ nhà, đất trễ hẹn
Trong 10 tháng đầu năm2019, dù đã giải quyết hơn 500.000 hồ sơ cấp giấy tờ nhà, đất
nhưng số hồ sơ trễ hạn vẫn lên đến 35.000 trường hợp.
trách nhiệm của thủ trưởng,
phòng, ban, đơn vị, trong đó
có trách nhiệm của cán bộ để
chậm so với quy trình” - ông
Thắng nói.
Đánh giá về tình trạng trễ
hạn hồ sơ, Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành
Phong cho rằng lý do khách
quanmột phần là do sự chồng
chéo của quy định pháp luật
và chưa có hướng dẫn rõ
ràng. Mỗi lần TP.HCM giải
quyết hồ sơ của người dân
và doanh nghiệp gặp vướng
mắc lại phải xin ý kiến cấp
trên dẫn đến việc phải kéo
dài thời gian.
“Với những trường hợp
này, quan trọng nhất là phải
giải thích rõ ràng để người
dân và doanh nghiệp hiểu
và chia sẻ chứ không phải
do mình trì trệ, không giải
quyết” - ông Phong cho hay.
Người đứng đầu UBND
TP cũng nhìn nhận thực tế
cũng có những trường hợp
người dân và doanh nghiệp
gửi hồ sơ lâu rồi nhưng không
có phản hồi khiến họ bức
xúc. Ông Phong chỉ đạo Sở
TN&MT phải kiểm tra sự
phối hợp giữa các cơ quan,
ban, ngành, không nên chờ
đợi lẫn nhau dẫn đến người
dân cũng phải chờ đợi.
Trong bối cảnh còn nhiều
vướngmắc ngoài thẩmquyền,
bên cạnh các giải pháp tháo
gỡ, Chủ tịch UBND TP
Nguyễn Thành Phong chỉ
đạo Sở TN&MT vẫn phải
phục vụ người dân, doanh
nghiệp với tinh thần, thái độ
hết sức tử tế.
Với những khó khăn, vướng
mắc ngoài thẩmquyền, người
đứng đầu TP đề nghị Sở
TN&MT có kế hoạch mời
Bộ TN&MT vào TP.HCM
làm việc để cùng lắng nghe
và tháo gỡ choTP.HCM trong
thời gian tới.•
Quá tải về công việc nhưng
chính sách vẫn cào bằng
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng nhìn
nhận sự quá tải của ngành TN&MT trong việc giải quyết
lượng hồ sơ “khủng”mỗi ngày.
Ông Phong cho rằng TP.HCM là một siêu đô thị, mỗi cán
bộ, công chức mỗi ngày phải phục vụ gần 1.000 người dân.
Có quận dân số bằng một tỉnh nhưng chính sách thì vẫn
cào bằng như nhau nên TP gặp rất nhiều khó khăn trong
công tác quản lý. Việc dồn hết VPĐKĐĐ về một nơi cũng
khiến TP gặp rất nhiều thách thức, trong đó có tình trạng
trễ hạn hồ sơ của người dân và doanh nghiệp như đã nêu.
Sẽ phát hiện, xử lý 100%công trìnhvi phạmxâydựng
Giámđốc Sở Xây dựng Lê Hòa Bình: “Công tác phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạmxây dựng còn rời rạc, chưa thật sự tốt
nên vừa quamới có những thông tin như báo chí phản ánh”.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook