250-2019 - page 10

10
Bất động sản -
Thứ Tư30-10-2019
BĐS công nghiệp nước ngoài
là BW Industrial đang bành
trướng quỹ đất trên nhiều tỉnh,
thành. Mục đích nhằm khai
thác triệt để tiềm năng của thị
trường công nghiệp - thương
mại điện tử - logistics tại Việt
Nam. Theo BW Industrial,
từ khi cuộc chiến thương
mại Mỹ-Trung căng thẳng,
số lượng đơn hàng từ khách
thuê nhà xưởng, kho bãi của
công ty tại Việt Nam đã tăng
lên gấp đôi.
Theo số liệu của JLL, tính
đến đầu quý III-2019, mức giá
thuê đất công nghiệp trung
bình ở miền Nam và miền
Bắc là 95 USD/m
2
trên tổng
thời hạn thuê, tăng lần lượt
16% và 6,7% so với cùng kỳ
năm 2018.
Theo chuyên gia kinh tế
Nguyễn Trí Hiếu, nhu cầu đối
với các tài sản công nghiệp
Việt Namđược ghi nhận đang
trong chu kỳ tăng nóng. Các
nhà đầu tư nước ngoài để mắt
đến phân khúc này bởi năng
suất làm việc cao và chi phí
lao động ở Việt Nam thấp.
Căng thẳng trong cuộc chiến
“Ngoài ra còn phải có
những cam kết về chuyển
giao công nghệ, chống thao
túng thị trường đối với các
DN nước ngoài. Song song
với đó là hỗ trợ vốn, chính
sách phát triển công nghiệp
phụ trợ trong nước, tạo điều
kiện cho các DN Việt Nam
tiếp nhận chuyển giao được
công nghệ” - ông Hiếu góp ý.
Dù BĐS công nghiệp có
nhiều cơ hội để thu hút nhà
đầu tư nhưng ông Lê Hoàng
Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS
TP.HCM (HoREA), cho rằng
phân khúc này vẫn còn nhiều
hạn chế. Để thu hút thêm
đầu tư nước ngoài, đón đầu
những lợi ích của các công ty
di chuyển đến đây, Việt Nam
sẽ cần cải thiện mạng lưới cơ
sở hạ tầng và quá trình thực
hiện các giao dịch xuyên
biên giới.
Theo ông Châu, các DN
đầu tư vào Việt Nam chủ yếu
vào sản xuất công nghiệp, thứ
hai là ngành dịch vụ, thương
mại và thứ ba là không gian
số. Hiện không chỉ Việt Nam
mà nhiều nước trong khu vực
như Thái Lan, Indonesia,
Philippines cũng đang tìm
mọi cách phát triển BĐS
công nghiệp để thu hút nhà
đầu tư ngoại.
“Do đó phải phát triển nhà
xưởng đồng bộ với cơ sở hạ
tầng, hệ thống logistics và
có cơ chế, chính sách thu
hút nhà đầu tư chứ không
thể cạnh tranh mỗi lao động
giá rẻ” - ông Châu nhận định.
Bên cạnh đó, ông Châu
cho rằng cần tạo nhiều điều
kiện hơn cho các khu công
nghiệp của DN Việt Nam
phát triển như ưu tiên vị trí
thuận lợi, những chính sách
về vốn, ưu đãi thuế mới có
cơ hội cạnh tranh với các
ông chủ nước ngoài.•
thương mại Mỹ-Trung cũng
đẩy nhanh hơn quá trình quyết
định di dời nhà máy của các
tập đoàn.
Thế nhưng theo một số
DN, các nhà phát triển BĐS
nước ngoài và những ông
chủ các khu công nghiệp tại
Việt Nam đang nhanh chân
hơn DN trong nước. Họ liên
doanh với các DN trong nước
thâu tóm quỹ đất, phát triển
BĐS công nghiệp quy mô
lớn, thậm chí mua các tài sản
công nghiệp, đón các DN vào
xây dựng nhà máy sản xuất.
Đại diện một DN lấy ví dụ
như ông chủ Thái Lan sau khi
phát triển thành công hai khu
công nghiệp tại Đồng Nai đã
tấn công ra phía bắc. Dự kiến
DNngoại này sẽ xâydựngmột
khu công nghiệp quy mô lớn
tại Quảng Ninh để đón đầu
các nhà máy từ Trung Quốc
di dời sang Việt Nam.
Cần tạo nhiều điều
kiện hơn cho các
khu công nghiệp
của DN Việt Nam
phát triển như ưu
tiên vị trí thuận lợi,
chính sách về vốn,
ưu đãi thuế…
Vừa kiểm soát
vừa khai thác
Trước làn sóng nhà đầu tư
ngoại thâu tóm BĐS công
nghiệp, chuyên gia tài chính
kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho
rằng đây là dấu hiệu phải dè
chừng. BĐS công nghiệp của
Việt Nam có quỹ đất ở nhiều
địa phương và cần được kiểm
soát chặt chẽ.
Thứ nhất là kiểm soát về
môi trường, không thể để
các DN ngoại vào xây dựng
nhà máy và xả thải nguy hại
ra môi trường. Thứ hai là cơ
quan quản lý cần kiểm soát
về trật tự xã hội ở các khu
công nghiệp.
Theo ông Hiếu, đối với
BĐS công nghiệp thì khâu
quan trọng nhất là phải quy
hoạch công khai, minh bạch,
lựa chọn nhà đầu tư, giao dự
án, đảm bảo các vấn đề an
ninh quốc phòng.
QUANGHUY
C
ăng thẳng thương mại
Mỹ-Trung và việc Việt
Nam tham gia các hiệp
định thương mại tự do như
Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP)
hay Hiệp định thương mại
tự do Liên minh châu Âu
(EVFTA) đã tạo cơ hội cho
bất động sản (BĐS) công
nghiệp (đất nhà xưởng) tăng
trưởng nóng.
Nhà đầu tư ngoại
không ngại đổ vốn
Tính tới tháng 6-2019, Việt
Nam có 326 khu công nghiệp
với diện tíchđất khoảng95.500
ha, trong đó diện tích đất công
nghiệp chiếm 69%. Đơn vị
nghiên cứu thị trường BĐS
Jones LangLaSalle (JLL)Việt
Namvừa công bố báo cáo cho
thấy đang diễn ra hiện tượng
doanh nghiệp (DN) ngoại tích
cực giành lấy “miếng bánh”
BĐS công nghiệp.
Mới đây, Tập đoàn Sharp
vừa công bố kế hoạch xây
dựng một nhà máy mới tại
Việt Nam, công ty sản xuất
giày Brooks Running củaMỹ
cũng đang dịch chuyển dây
chuyền sảnxuất từTrungQuốc
sangViệt Nam, Foxconn - nhà
cung cấp linh kiện cho Tập
đoàn Apple đã mở rộng tại
Việt Nam bằng việc mua lại
một nhà máy sản xuất linh
kiện nội địa hồi tháng 7-2019.
Một đại gia trong ngành
Doanh nghiệp ngoại đang chiếm
ưu thế trong cuộc đua, buộc các
doanh nghiệp Việt phải nhanh
chân hơn nữa.
Miếng bánh đất nhà xưởng
nhiều người tranh
Trong báo cáo mới được công bố, Công ty Chứng khoán
ACBS đã đưa ra dự đoán tích cực với phân khúc BĐS công
nghiệp giai đoạn 2019-2020. ACBS cho rằng trong những
năm tới nguồn cung mới sẽ đến từ các địa phương nằm
xa khu vực truyền thống bởi các tỉnh này có giá cho thuê
thấp hơn và tỉ lệ lấp đầy thấp hơn. Nhu cầu về nhà kho có
diện tích lớn sẽ tăng nhờ tăng trưởng cao của mảng bán
lẻ, thương mại điện tử và xuất khẩu. Sự tăng trưởng không
ngừng của dịch vụ logistics cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà
kho gần đô thị tăng mạnh.
NhiềudựánĐàNẵngđãmuabánnhưng chưa thể cấp sổđỏ
Tại cuộc họp báo quý III-2019 của UBND TP Đà Nẵng
ngày 29-10, thông tin nhiều khách hàng mua đất tại dự án
khu đô thị Phú Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, do Công ty
cổ phần Đầu tư xây dựng 579 làm chủ đầu tư (CĐT) suốt
10 năm chưa được cấp sổ đỏ được nêu ra.
Trả lời việc này, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở
TN&MT TP Đà Nẵng, cho hay đơn vị đang xác định lại
nghĩa vụ tài chính do dự án này có điều chỉnh quy hoạch.
“Việc xác định lại nghĩa vụ tài chính hết sức khó khăn,
phức tạp do có nhiều thông số, yếu tố nên không thể ngày
một ngày hai xong được” - ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng thông tin trên địa bàn TP hiện có rất
nhiều dự án đã thực hiện việc mua bán nhưng chưa thể
cấp sổ đỏ. Nguyên nhân là các dự án này chưa đủ điều
kiện theo quy định như nghĩa vụ tài chính chưa xong hoặc
chưa đủ điều kiện về hạ tầng.
Về giải pháp tháo gỡ, Sở TN&MT đã rà soát trong khu
vực thực hiện các dự án, những khu đất nào đủ điều kiện cấp
sổ kèm theo cam kết của CĐT (cam kết về thực hiện dự án)
thì đơn vị cấp sổ trước. “Mới đây nhất là dự án của Công ty
579, tôi đã ký năm sổ đỏ cho nhà đầu tư” - ông Hùng nói.
Cũng trong cuộc họp này, lãnh đạo các đơn vị liên quan
đã chia sẻ về quy trình tháo dỡ các hạng mục sai phạm
của tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp
Sơn Trà tại quận Ngũ Hành Sơn.
Theo ông Nguyễn Đức Việt, Phó Chủ tịch UBND quận
Ngũ Hành Sơn, quyết định cưỡng chế và buộc khắc phục
hậu quả của chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ban hành liên
quan các sai phạm từ tầng 2-5, tầng 35, 41, 42 và tầng kỹ
thuật. Thời gian thực hiện quyết định này là 365 ngày.
Hiện quyết định này đã được gửi cho CĐT. Đủ 15 ngày
theo quy định mà CĐT không thực hiện tháo dỡ các hạng
mục sai phạm thì quận sẽ tiến hành cưỡng chế.
Theo kịch bản cưỡng chế, ông Việt cho hay TP yêu cầu
từ nay đến tết dương lịch sẽ tuyên truyền, vận động di dời
người dân ở các tầng sai phạm. Sau tết dương lịch sẽ tiến
hành tháo dỡ. Trong thời gian này, quận Ngũ Hành Sơn
cũng sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu thực hiện việc tháo
dỡ nếu CĐT không tự giác thực hiện.
Cũng theo ông Việt, ngoài các quyết định xử phạt vi
phạm hành chính của Thanh tra Sở Xây dựng, vấn đề cốt
lõi nhất là các căn hộ này chưa đủ điều kiện để bán nhưng
CĐT vẫn bán cho các hộ dân vào ở. Đây chính là yếu tố
cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân.
“Chính như vậy mà TP đã thành lập tổ tư vấn pháp lý
để tư vấn cho người dân. Sau khi giao quyết định thì CĐT
chưa có phản hồi nào chính thức” - ông Việt nói.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng Thái Ngọc Trung
cho hay đơn vị đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Công an TP
để xem xét có dấu hiệu vi phạm pháp luật không. Việc này
thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra.
TẤN VIỆT
Theo số liệu của JLL, tính đến đầu quý III-2019, mức giá thuê đất công nghiệp trung bình ởmiềnNam
vàmiền Bắc là 95USD/m
2
trên tổng thời hạn thuê. Ảnh: HTD
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook