250-2019 - page 13

13
VIẾT LONG
B
ộ trưởng LĐ-TB&XH
Đào Ngọc Dung vừa
có tờ trình gửi Chính
phủ về sửa đổi Pháp lệnh
Ưu đãi người có công với
cách mạng.
Trong đó, đáng chú ý, Bộ
LĐ-TB&XH bác đề xuất bổ
sung chính sách ưu đãi đối với
thế hệ thứ ba bị ảnh hưởng bởi
chất độc hóa học của người
hoạt động kháng chiến bị phơi
nhiễm chất độc hóa học, mà
tiếp tục thực hiện theo chế độ
bảo trợ xã hội như hiện nay.
Nguyên nhân, cơ quan
chuyên môn là Bộ Y tế cho
rằng hiện nay chưa đủ cơ sở
khoa học và thực tiễn đầy đủ
để xác định danh mục bệnh,
tật, dị dạng, dị tật do chất độc
hóa học gây ra đối với thế hệ
thứ ba của người hoạt động
kháng chiến bị phơi nhiễm
chất độc hóa học.
Bên cạnh đó, thân nhân của
12 đối tượng người có công
với cách mạng được quy định
trong pháp lệnh hiện hành và
dự thảo pháp lệnh sửa đổi
là những người thuộc hàng
thừa kế thứ nhất: Cha, mẹ,
vợ, chồng, con đẻ, con nuôi
hợp pháp; qua thực tiễn thực
hiện, được nhân dân và xã hội
đồng tình.
“Nếuxemxétmở rộngchính
sách ưu đãi đến thế hệ thứ ba
(cháu) người hoạt động kháng
chiến bị phơi nhiễm chất độc
hóa học thì tạo ra sự không
bình đẳng. Đồng thời có sự so
bì và không tương xứng chế
độ ưu đãi giữa thân nhân của
người có công với cách mạng
khác, nhất là thân nhân liệt
sĩ, thương binh, người hoạt
động cách mạng trước ngày
khởi nghĩa thángTám…” - Bộ
LĐ-TB&XH lý giải.
Ngoài ra, bộ này cho rằng
số lượng các cháu bị dị dạng,
dị tật tuy không nhiều (khoảng
27.000 người) song căn cứ xác
định không rõ ràng. Qua tham
khảo chưa nhận được sự đồng
thuận của cộng đồng, nhất là
những người dân sinh sống
tại địa bàn bị nhiễm chất độc
hóa học. “Mặt khác, các cháu
cũng đang được hưởng chế độ
bảo trợ xã hội…” - Bộ trưởng
Đào Ngọc Dung cho biết.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đề
xuất không tiếp tục công nhận
bệnh binh mới là đối tượng
người có công. Theo đó, bệnh
binh mới từ khi pháp lệnh sửa
đổi có hiệu lực hưởng chế độ
theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm xã hội. “Đối với
các trường hợp là bệnh binh
đang hưởng theo pháp lệnh
hiện hành thì tiếp tục được
hưởng theo quy định…” - Bộ
LĐ-TB&XH đề xuất.
Nguyên nhân, trước đây
bệnh binh là quân nhân, công
an mắc bệnh suy giảm khả
năng lao động (41%-60%).
Tuy nhiên, thời điểmnày chưa
có chế độ hưu trí, mất sức lao
động từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Hiện Luật Bảo hiểmxã hội,
LuậtAn toàn vệ sinh lao động
đã quy định chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp. Cho
nên bất kỳ người lao động
tham gia bảo hiểm xã hội nào
mà mắc bệnh nghề nghiệp từ
31% trở lên thì được hưởng
trợ cấp hằng tháng.•
Các cựu binh nặng trongmột buổi lễ gặpmặt tại HàNội. Ảnh: V.LONG
Tiêu điểm
Thực tế khám, chữa bệnh thì
nguyên nhân gây ra dị dạng, dị
tật không phải chỉ do chất độc
hóah cmàcòncóth donhiều
nguyên nhân khác nhau, nhất
là với thế hệ thứ ba.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư30-10-2019
Bệnh binh mới không
được công nhận là
người có công
Pháp lệnhƯu đãi người có công (sửa đổi) không xemxét thế hệ thứ ba
bị ảnh hưởng chất độc hóa học thuộc đối tượng người có công.
Bộ LĐ-TB&XH cho
rằng số lượng các
cháu bị dị dạng, dị
tật tuy không nhiều
song căn cứ xác
định không rõ ràng.
Sáng 29-10, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đã bàn
giao 70 con thú rừng cùng tài xế và phương tiện là chiếc
xe khách cho Phòng Cảnh sát môi trường công an tỉnh để
tiếp tục điều tra, xử lý.
Trước đó, khoảng 22 giờ ngày 28-10, trên đường Hồ
Chí Minh đoạn qua xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, một
tổ công tác của Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk phát
hiện xe khách biển số 82B-003.50 chạy tuyến Kon Tum -
TP.HCM có biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe
để kiểm tra.
Kiểm tra khoang chứa hành lý, tổ công tác phát hiện
nhiều thùng xốp, bên trong có một con gấu ngựa, một con
mang, bốn con chồn, cheo đã chết được ướp lạnh và nhiều
lồng sắt nhốt 64 con dúi đang còn sống.
Tài xế là ông Nguyễn
Phi Hùng không xuất
trình được bất kỳ loại
giấy tờ, hóa đơn nào
chứng minh nguồn gốc
số động vật trên. Bước
đầu ông Hùng khai đã
nhận vận chuyển hàng
cho nhiều khách hàng
gửi từ Kon Tum xuống
TP.HCM tiêu thụ.
Đây là vụ vận chuyển động vật rừng thứ ba mà Phòng
CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện trong tuần qua với
tổng cộng 188 con vật các loại.
H.TRƯỜNG
Phát hiện 70 con thú rừng trên xe khách
Nhà trường lên tiếng về vụ nữ sinh bị
đánh hội đồng
Ngày 29-10, ông Phạm Xuân Trường, Hiệu trưởng
Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão (quận Gò Vấp,
TP.HCM), đã nói về sự việc một nữ sinh bị nhóm bạn
cùng trường đánh hội đồng, quay clip tung lên mạng.
Theo ông Trường, khi nắm được thông tin, lãnh đạo
nhà trường, giáo viên và học sinh (HS) đều rất bất
ngờ. Dù là trường ngoài công lập nhưng từ khi thành
lập đến nay trường luôn quan tâm giáo dục HS về đạo
đức, các kỹ năng ứng xử. Do đó suốt 23 năm qua tại
trường chưa bao giờ xảy ra sự việc như trên.
“Trường đã cử đại diện đến nhà nữ sinh bị đánh
động viên tinh thần em cũng như trò chuyện, chia sẻ
với phụ huynh. Hiện do chấn thương nên em HS này
vẫn chưa thể tới trường” - ông Trường nói thêm.
Ông Trường cho rằng nguyên nhân sự việc xuất
phát từ mâu thuẫn cá nhân như các em xích mích, nói
xấu lẫn nhau. Do không kiểm soát được cảm xúc và
cái tôi cá nhân, các em đã giải quyết sự việc bằng bạo
lực mà không nhờ giáo viên giúp đỡ.
“Xem clip, tôi không nghĩ học trò lại có thể hành
động dã man như thế. Các em chỉ có thể làm điều
đó bên ngoài, vì trong trường vấn đề này được
quản lý rất chặt chẽ. Sau sự việc, nhà trường đã có
buổi làm việc với nhóm nữ sinh đánh bạn, cũng
là những HS cá biệt trong trường. Khi được giáo
viên giảng giải, khuyên bảo, các em đã hối hận với
hành vi của mình. Hiện các em đã viết bản tường
trình, bản tự kiểm điểm và đang làm việc với bên
công an. Trường cũng đang chờ kết luận từ phía
công an rồi mới có hướng xử lý. Hình thức kỷ luật
sẽ căn cứ vào quy chế của nhà trường, quy định
của Bộ GD&ĐT cũng như thái độ của các em. Sắp
tới trường sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động gắn kết
trong sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tập thể, nâng
cao tình bè bạn trong môi trường học đường ” - ông
Trường cho hay.
Cũng theo ông Trường, gia đình nhóm nữ sinh đánh
bạn khi biết thông tin đều bất ngờ. Họ đã cùng nhau
đến nhà em HS bị đánh để thăm hỏi, trấn an tinh thần.
NGUYỄN QUYÊN
TP.HCM chấn chỉnh dịch vụ thẩm mỹ
sau hai ca tử vong do làm đẹp
Sau sự cố hai người tử vong do tai biến thẩm mỹ
gần đây, UBND TP.HCM vừa có công văn chỉ đạo
tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn TP.
Theo đó, UBND TP yêu cầu Sở Y tế xử lý nghiêm
các cơ sở có vi phạm, các cơ sở thẩm mỹ thuộc
thẩm quyền quản lý, đặc biệt vi phạm trong lĩnh
vực khám, chữa bệnh. UBND TP cũng yêu cầu chấm
dứt hoạt động đối với các cơ sở không phép, cơ sở
hoạt động quá phạm vi chuyên môn cho phép, cơ sở
vi phạm về quảng cáo khám, chữa bệnh. Đồng thời
công khai kết quả xử lý trên các phương tiện thông
tin đại chúng để người dân biết, phòng tránh.
Sáng 29-10, Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết những
cơ sở thẩm mỹ xăm, phun, thêu trên da không sử
dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì không cần giấy phép
hoạt động. Tuy nhiên, những cơ sở này phải đáp ứng
các điều kiện theo quy định pháp luật.
Cụ thể, người thực hiện phun, xăm, thêu phải có
chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề do cơ
sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp. Bên cạnh đó
còn phải đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm
mỹ theo Nghị định 155/2018.
Những cơ sở thẩm mỹ phải có giấy phép hoạt
động bao gồm: Có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị
để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật,
các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng,
đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi
màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của
các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn
mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ
thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc
gây tê dạng tiêm.
Theo Sở Y tế TP.HCM, dù là theo hình thức nào thì
người thực hiện hoạt động thẩm mỹ phải có chứng
nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề do cơ sở đào
tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
TRẦN NGỌC
Cảnh sát bắt xe chở động vật
hoang dã trong đêm. Ảnh: HT
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook