250-2019 - page 12

12
Chữa khỏi chứng đau nửa mặt
Chị HL (50 tuổi, ngụ quận 6, TP.HCM) vừa được
BV Quốc tế City (TP.HCM) phẫu thuật giúp thoát khỏi
chứng đau nửa mặt phải nhiều năm nay do đau dây thần
kinh tam thoa.
Trước đó chị L. bị đau vùng mặt bên phải nhưng uống
thuốc và điều trị chỉ hiệu quả một thời gian rồi cơn đau trở
lại. Một năm trở lại đây chị bị mất ngủ trầm trọng, có hôm
thức trắng, kèm theo đó là các triệu chứng bốc hỏa dù
không bực bội, lo lắng, đau mặt phải như bị điện giật, đặc
biệt là khi đưa tay chạm vào mặt.
Kết quả chụp MRI tại bệnh viện cho thấy bệnh nhân bị
đau dây thần kinh tam thoa, rối loạn giấc ngủ và được các
bác sĩ phẫu thuật bằng phương pháp giải ép vi mạch, giúp
giải phóng dây thần kinh khỏi sự chèn ép. Sau ca phẫu
thuật, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, không còn cảm
giác đau mặt và xuất viện.
HOÀNG LAN
Anh xe ôm 5 km miễn phí được lòng
cộng đồng
Mới đây mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một thanh niên
khá trẻ mặc áo xe ôm công nghệ Grab với nụ cười thân
thiện đang ngồi ăn cơm, cạnh đó là chiếc xe máy có tấm
bảng phía sau với dòng chữ: “Xe từ thiện chở học sinh,
sinh viên, người tàn tật 5 km trở xuống không thu phí”.
Hình ảnh này đã nhận được nhiều lượt like, thả tim, share
và những bình luận bày tỏ thiện cảm như “Cuộc sống có lắm
người nhiều tiền nhưng được bao nhiêu người như anh này”...
Sau khi tìm hiểu, PV
Pháp Luật TP.HCM
được biết
thanh niên này tên là Nguyễn Văn Hải, 31 tuổi, quê Đồng
Tháp. “Tôi cũng mới lập gia đình được ba tháng, vợ tôi
hiện buôn bán ở quê” - anh Hải cho biết qua điện thoại.
Anh Hải kể anh chạy Grab ở TP.HCM đã khá lâu, mấy
ngày nay vì gia đình có việc nên anh về quê chừng 10
ngày. “Tôi chở học sinh, sinh viên, người tàn tật trên tinh
thần tự nguyện giúp đỡ người ta. Nói vậy chớ khi chở
những người khác đoạn đường 5 km trở xuống tôi cũng
không có lấy tiền” - anh chia sẻ.
Theo anh Hải, tấm ảnh đăng trên mạng xã hội được
chụp cách đây 15 ngày trong lúc anh đang ăn cơm ở
TP.HCM. “Thực tình tôi không biết ai chụp ảnh vì lúc ấy
vừa ăn vừa mải trò chuyện với đồng nghiệp. Tới khi ảnh
đưa lên mạng xã hội, được chia sẻ thì tôi mới biết và thấy
vui vui. Giờ tôi chỉ mong mình có nhiều sức khỏe để làm
việc và giúp đỡ thêm được nhiều người” - anh Hải bày tỏ.
TRẦN NGỌC
HÒABÌNH
S
au 5-7 năm im ắng,
gần như biến mất ở nơi
được coi là “thánh địa”
cải lương Sài Gòn, khoảng
hai năm gần đây sân khấu
cải lương tại TP.HCM bỗng
tưng bừng, nhộn nhịp với rất
nhiều màu sắc phong phú,
đa dạng.
10 sân khấu cải lương
đồng loạt xuất hiện
Từ sau năm 2010, khi rạp
Hưng Đạo bắt đầu bị đập bỏ
để xây dựng mới đến tận năm
2015, ở TP.HCM cải lương
sàn diễn gần như biến mất.
Chỉ có sân khấu cải lương
miễn phí diễn hằng tuần tại
Nhà văn hóa Thanh niên
TP.HCM là còn hoạt động
đều đặn. 2-3 năm sau, cho
đến khoảng năm2017, cả năm
thỉnh thoảng mới có một đêm
diễn cải lương của diễn viên
Gia Bảo làm lại những vở
cải lương kinh điển với nghệ
sĩ vang bóng một thời nhằm
thu hút khán giả. Hoặc có sân
khấu bán chuyên nghiệp của
ông bầu Lê Hoàng, do doanh
nhânKimNgân bỏ tiền ra làm
chương trình cải lương cho
mình diễn, mời các diễn viên
chuyên nghiệp tên tuổi về diễn
chung để thỏa mãn đam mê.
Nghệ sĩ Kim Tử Long trong
tình hình đó lâu lâu cũng làm
một chương trình cải lương
tổng hợp tập hợp đông đảo
nghệ sĩ hát một suất rồi thôi.
Mãi đến năm 2018, với
lượng khán giả cải lương có
sẵn đang còn đó, đang khát
những chương trình cải lương
hay để xem, thêm tinh thần kỷ
niệm 100 năm cải lương, sân
khấu cải lương bắt đầu nhộn
nhịp. Nghệ sĩ, bầu showmạnh
dạn làmnhiều vởdiễn, chương
trình với đủ hình thức, phong
cách. Liên tục 10 sân khấu
cải lương lần lượt xuất hiện.
Rạp Hưng Đạo sau nhiều
nghiệp, chỉn chu, nhận được
rất nhiều sự ngợi khen của dư
luận. Sân khấu Sen Việt của
đạo diễn Lê Nguyên Đạt cũng
ra đời những vở cải lương thử
nghiệm như
Tổ quốc nơi cuối
con đường
,
Nhật thực
“Đường xa nghĩ nỗi
sau này mà kinh”
Saunhiềunămđói cải lương,
khán giả cải lương Sài Gòn
lại hào hứng có cải lương mà
xem. Nghệ sĩ sau nhiều năm
xa sân khấu cũng hào hứng
đầu tư làm vở trở lại. Tình
hình bán vé của những chương
trình mang tính thương mại
nhìn chung đều khả quan.
Song hào hứng là hào hứng
vậy nhưng cả nghệ sĩ và khán
giả đều bày tỏ sự vất vả và nỗi
lo đường xa của mình. Hiện
giá vé cải lương gọi là bình
dân của một vở đầu tư bình
thường, gói ghém bán ở các
mức 800.000 đồng, 700.000
đồng, 500.000 đồng, 300.000
đồng dưới đất; vé trên lầu
200.000 đồng, 100.000 đồng.
Vé một chương trình lớn diễn
ở Nhà hát Bến Thành, Nhà
hát Hòa Bình có các mức 2
triệu đồng, 1,5 triệu đồng, 1
triệu đồng, 800.000 đồng,
500.000 đồng dưới đất; vé
trên lầu 300.000 đồng.
Đến xemmột vở cải lương
hồ quảng ở rạp Hưng Đạo với
nhiều ngôi sao có giá vé ghế
tốt được gọi là bình dân hiện
nay ở mức 800.000 đồng/vé,
chị Ngọc Thu than thở: “Vé
cải lương bây giờ mắc quá,
tôi chỉ buôn bán bình dân, bản
thân muốn coi cũng không
dám mua coi. Nhưng mẹ tôi
thích thì mình ráng mua vé
cao, ngồi gần cho bà coi thấy
rõ chứ biết sao giờ. Nhưng tôi
cũng chỉ mua được một, hai
lần thôi chứ không thể mua
hoài cho mẹ tôi vui”.
Hỏi nghệ sĩ, bầu show hiện
nay cần cái gì để duy trì đời
sống sân khấu cải lương sáng
đèn thường xuyên, giá vé hợp
lý, phù hợp mọi đối tượng,
người dân có thể đi xem cải
lương thường xuyên, ông bầu
mát tay của cải lương - nghệ
sĩ Vũ Luân nói: “Tôi cần cái
rạp làm địa điểm diễn thường
xuyên và giá cả thuê thích
hợp. Hiện rạp Hưng Đạo tuy
xây lại không được như ý
nhưng nó vẫn ở vị trí dễ thu
hút đông khán giả tìm đến
nên tôi vẫn lựa chọn diễn ở
đây. Tuy nhiên, thuê rạp đâu
phải lúc nào cũng được, rạp
cũng trống. Không có cái
rạp làm điểm diễn thường
xuyên, tôi làm sao dám đầu
tư dựng vở”.•
Cải lương nhộn nhịp,
nghệ sĩ, khán giả vẫn vất vả
Cải lương ở
“thánh địa”
cải lương Sài
Gòn bỗng
trở nên nhộn
nhịp sau hơn
nămnăm im
lìm, biếnmất.
Tuy nhiên,
đây có thực
là sự khởi
sắc, khả
quan?
Điều cần với cải lương hôm
nay là một quyết sách giải
quyết vấn đề, hỗ trợ hợp lý từ
cơ quan chức năng chứ không
phảigiảiphápchokhángiảxem
cải lương miễn phí mà không
phù hợp thực tế.
Tiêu điểm
Chỉ có Nhà hát Trần Hữu Trang
bán được vé giá rẻ
Ông bầu Gia Bảo cho biết vì chi phí cho một vở diễn cải
lương quá cao, tiền thuê rạp quá mắc, tiền trả cho ngôi sao
quá nhiều, chỉ diễn được 1-2 suất là không bán vé được nữa
nên tư nhân bỏ vốn ra làm phải bán vé giá cao mới thu hồi
được vốn. Các nghệ sĩ Kim Tử Long, Vũ Luân cũng cùng ý
kiến với Gia Bảo. Hỏi có cách nào đ hạ giá vé, nghệ sĩ Kim
Tử Long trả lời: “Chuyện này chỉ có Nhà hát Trần Hữu Trang
làm được. Nhà hát có sẵn rạp, không phải thuê, có sẵn một
lực lượng nghệ sĩ hùng hậu đ dựng vở diễn thường xuyên,
bán vé giá rẻ”.
Vở
Xử án Phi Giao
do nghệ sĩ KimTử Long đầu tư với sự trở lại của nghệ sĩ Ngọc Huyền. Ảnh: H.BÌNH
khiếmkhuyết vẫnphải đưavào
hoạt động sau nhiều chỉnh sửa.
Theo đó, Nhà hát cải lương
TrầnHữuTrang tái diễn tại đây
nhiều vở cải lương ăn khách
của nhóm Thắp Sáng Niềm
Tin từ thập niên 2000 mang
tính hương xa, kiếm hiệp như
Máu nhuộm sân chùa
,
Mùa
thu trên Bạch Mã Sơn
… Từ
sân khấu Lê Hoàng cộng tác
với doanh nhân Kim Ngân,
vợ chồng nghệ sĩ Chí Linh,
Vân Hà tách ra từ đây thành
lập sân khấu riêng Chí Linh
- Vân Hà. Sân khấu này đã
dựng một số vở cải lương hồ
quảng chất lượng nghệ thuật
đảm bảo, ca diễn nghiêm túc,
nhận được nhiều cảm tình của
khán giả như
Bao Công tra
án, Sát thủ hoa hồng
.
Với những vở diễn,
chương trình cải
lương ở Nhà hát
Bến Thành có giá
bạc triệu, rất nhiều
khán giả cải lương
đã than thở rằng
giá vé chỉ dành cho
người giàu.
Bên cạnhmàu sắc cải lương
hồ quảng, doanh nhân Kim
Ngân đầu tư tiền tỉ cho đạo
diễn Hoa Hạ dựng những vở
cải lương lịch sử mình tham
gia diễn như
Thái hậu Dương
Vân Nga
,
Đam mê và quyền
lực
. Diễn viên - ông bầu Gia
Bảo cho ra thêm vài vở cải
lương kinh điển mang tính xã
hội như
Đời cô Lựu
,
Lan và
Điệp
. Soạn giả Hoàng Song
Việt kết hợp với nghệ sĩ đất
Bắc Triệu Trung Kiên cho ra
mắt sân khấu cải lương Đại
Việt với vở tuồng cải lương
màu sắc - cổ tích
Chuyện
tình Khâu Vai
được đầu tư,
dàn dựng, luyện tập chuyên
Đời sống xã hội -
Thứ Tư30-10-2019
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook