250-2019 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư30-10-2019
Bộ Công Thương lên
tiếng về gà ngoại ồ ạt
vào Việt Nam
THUHÀ
B
ộ Công Thương dẫn số
liệu của Tổng cục Hải
quan cho biết: Trong
chín tháng đầu năm nay, cả
nước nhập khẩu 215,7 ngàn
tấn thịt gà các loại với kim
ngạch đạt hơn 186 triệu USD.
Con số này tăng 49%về lượng
và tăng 46% về kim ngạch
so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam nhập khẩu thịt
gà các loại từ các nước như
Mỹ bình quân chiếm 61,8%
tổng lượng nhập khẩu, tiếp
theo là Brazil chiếm 13,1%
và Hàn Quốc chiếm 12,3%.
Thịt gà nhập khẩu tập trung
vào hai loại là thịt gà đông
lạnh nguyên con và thịt gà
đông lạnh đã chặt, chiếm98%
tổng kimngạch nhập khẩu thịt
gà. Trong đó, đùi gà chiếm tỉ
trọng nhập khẩu lớn nhất với
71,5%. Tiếp theo là chân gà
8,7%, gà nguyên con 8,2%,
cánh gà 5,8% và các bộ phận
khác chiếm 5,8%.
“Giá nhập khẩu bình quân
là 861 USD/tấn, tương đương
khoảng 19.800 đồng/kg (chưa
tính thuế nhập khẩu, thuế giá
trị gia tăng, bảo quản kho
lạnh...) va có xu hướng tăng
khá mạnh từ tháng 6-2019
đến nay” - Bộ Công Thương
lý giải.
Về nguồn cung thịt gia cầm
phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong
nước, theo Bộ Công Thương,
tính đến hết tháng 9, tổng
đàn gia cầm của cả nước đã
tăng 13,5% so với cùng kỳ
năm trước.
Đáng chú ý, vào thời điểm
ngày 22-10, gia thịt ga công
nghiêp (lông trắng, lôngmàu)
tại các tỉnh thuộc khu vực
Đông Nam bộ, nơi tập trung
các trang trại chăn nuôi gia
cầm, gia súc lớn của cả nước,
ở mức 25.000-25.500 đồng/
kg, giảm 30% so với cùng
kỳ. Mức giá này đã tăng
hơn nhiều so với thời điểm
giữa tháng 9, chỉ 16.000-
18.000 đồng/kg, giai đoạn
các hộ chăn nuôi đang ồ ạt
bán tháo cắt lỗ làm giá sụt
giảm mạnh.
“Theo Hiệp hội Chăn nuôi
Đông Nam bộ, nguyên nhân
là do khi dịch ta heo châu
Phi lan rộng, nhiều hộ chăn
nuôi heo dự báo người tiêu
dùng sẽ không ăn thịt heo,
vì vậy đã chuyển sang chăn
nuôi gà công nghiệp ồ ạt, làm
tăng đàn tự phát, thiếu kiểm
soát. Việc phát triển nóng
ngành chăn nuôi gà tại khu
vực này đa gây sức ép cho
các hộ, các cơ sở chăn nuôi
bán giảm giá để cắt lỗ, thu
hồi vốn. Có thời điểm mỗi
tuân khu vực Đông Nam bộ
cho xuất chuồng đến 2,5
triệu con gà. Đây là những
nguyên nhân chính đẩy giá
gà công nghiệp tại khu vực
Đông Nam bộ giảm sâu trong
thời gian tháng 8 và tháng 9”
- Bộ Công Thương cho hay.
Bên canh đo, nhu cầu tiêu
thụ trong nước đối với thịt gà
vẫn không tăng dù có dịch tả
heo châu Phi do sự chuyển
đổi thói quen sử dụng từ thịt
heo sang thịt gà vẫn hạn chế.
“Việc nhập khẩu thịt gà chủ
yếu để thực hiện các hợp đồng
cung ứng phục vụ các ngành
chế biến thực phẩm và bếp
ăn công nghiệp” - Bộ Công
Thương nhận định.•
Tránh nuôi tự phát, ồ ạt
Bộ Công Thương dự báo trong thời gian từ nay đến cuối
năm giá thịt gà công nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp, đặc
biệt là tại khu vực Đông Nambộ do nguồn cung ứng trong
nước vẫn dồi dào.
Trước tình hình này, Bộ CôngThương khuyến cáo các hộ,
các cơ sở chăn nuôi cân nhắc việc tăng đàn, tránh tự phát,
ồ ạt; các địa phương chăn nuôi ga trọng điểm tăng cường
hướng dẫn, tuyên truyền đến các hộ, các cơ sở chăn nuôi
trên địa bàn nhằm ki m soát tình hình chăn nuôi, đáp ứng
đúng quy hoạch, tránh dẫn đến nguồn cung quá lớn làm
giảm giá bán.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong tháng 10
khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 1,62 triệu lượt, tăng
34,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong
10 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 14,5 triệu
lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lượng khách từ châu Á chiếm 79,5% tổng
số khách quốc tế, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, khách đến từ hầu hết các thị trường khách
chính của Việt Nam đều tăng, đơn cử như Trung Quốc
tăng 9,4%, Hàn Quốc tăng 22,1%, Nhật Bản tăng 15%,
Đài Loan tăng 29,5%.
Trước đó, theo Tổng cục Du lịch, những tháng đầu năm,
tình hình khách quốc tế đến Việt Nam, nhất là thị trường
lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc giảm đã ảnh hưởng đến
tốc độ tăng trưởng chung của ngành du lịch. 
TÚ UYÊN
Ngày 29-10, Bộ CôngThương đã công bố báo cáo đánh giá về thực
trạng giá gà trong nước rớt thê thảmvà tình hình nhập khẩu thịt gà.
Thời gian gần đây giá gà trong nước rớt thê thảmtrong khi gà ngoại nhập tràn vào khiến
người chăn nuôi lỗ nặng. Ảnh: TÚUYÊN
Dự báo trong thời
gian từ nay đến
cuối năm giá thịt
gà công nghiệp vẫn
duy trì ở mức thấp,
đặc biệt là tại khu
vực Đông Nam bộ.
Khách Trung Quốc, Hàn Quốc đến Việt Nam tăng trở lại
ViệtNamvẫn chưabiết
khai thác “mỏ vàng”
du lịch
Tại hội thảo về khai thác tiềm năng du lịch vừa
diễn ra ở TP.HCM, các chuyên gia kinh tế lẫn doanh
nghiệp đều thừa nhận Việt Nam (VN) có nguồn tài
nguyên thiên nhiên tươi đẹp nhưng lại chưa biết khai
thác một cách hiệu quả.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel,
cho biết hiện nay trên 80% khách du lịch quốc tế đến
VN không muốn quay lại. Số ngày lưu trú trung bình
của khách quốc tế chưa vượt 2,6 ngày, mức chi tiêu
trung bình chưa vượt 90 USD/ngày.
Nhìn vào bảng so sánh các chỉ số về lượng khách
của VN và Thái Lan cho thấy mức đóng góp của du
lịch vào GDP khoảng cách quá xa. Cụ thể, mức đóng
góp trực tiếp của du lịch VN vào GDP chỉ 13 tỉ USD,
trong khi Thái Lan 42,2 tỉ USD.
“Du lịch VN thiếu các hoạt động văn hóa về đêm
nên du khách không muốn lưu trú lại lâu và chi tiêu
nhiều. Dù kinh tế về đêm có những mặt nhạy cảm
nhưng không thể vì điều đó mà bỏ qua” - ông Kỳ
nhấn mạnh.
Ông Huỳnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Du lịch
Ngôi sao biển Sài Gòn, nhìn nhận kinh tế về đêm thực
sự là “mỏ vàng”. Ông Sơn dẫn chứng: Trước đây, khi
đề xuất tổ chức chợ đêm ở Phú Quốc thì 150 hộ dân
ở đây phản ứng rất mạnh. Sau đó khi bình tĩnh ngồi
xuống bàn với nhau thì chính quyền, doanh nghiệp,
người dân có được sự đồng thuận. Đến nay ai cũng
nhận thấy lợi ích rõ rệt của chợ đêm.
Ví dụ, trước đây người dân cho thuê nhà chỉ tầm
8 triệu đồng/tháng, bây giờ có thể cho thuê 40 triệu
đồng; trước cửa nhà có thể cho thuê được hai xe đẩy,
mỗi xe 15 triệu đồng/tháng. Trong khu vực chợ thu
hút khoảng 300 hộ kinh doanh hằng đêm, tạo sinh kế
cho rất nhiều người.
Tuy nhiên, ông Sơn than thở hành trình của doanh
nghiệp khi đến các địa phương để mở kinh tế chợ đêm
tại khu du lịch rất khó khăn, có khi mất gần ba năm.
“Để kinh tế về đêm phát triển thì cần có hành lang
pháp lý rõ ràng, chính sách rõ ràng để những nhà đầu
tư phát triển du lịch thấy an tâm” - ông Sơn kiến nghị.
Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Huy Thắng, Viện
Điều tra quy hoạch rừng, khẳng định: “Bảo tồn thiên
nhiên là cần thiết nhưng nếu mãi giữ khư khư vẻ đẹp
mà không phát triển thì sẽ rất lãng phí”.
Ông dẫn chứng khu dự trữ sinh quyển Giao Thủy
(Nam Định) ngày xưa được bảo vệ hoàn toàn, ngay
cả người dân cũng bị cấm vào. Điều này dẫn đến tình
trạng các nguồn lợi thủy sản dồi dào bị bỏ không
trong khi người dân xung quanh đói nghèo. Sau đó,
khi chính quyền xin cơ chế đặc thù và cho phép khai
thác thì không chỉ đời sống người dân được thay đổi
mà bản thân họ cũng tích cực tham gia vào trồng
rừng, bảo vệ rừng hơn.
Tuy vậy, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng làm gì
cũng phải quy hoạch, kể cả bất động sản du lịch. Nếu
không có quy hoạch sẽ gây phá vỡ cảnh quan. Cạnh
đó phải nhanh chóng tháo gỡ hàng loạt nút thắt như
chính sách visa, hạ tầng du lịch mới mong kinh tế du
lịch tạo ra những đột phá xứng tầm với các giá trị về
tài nguyên thiên nhiên của VN.
THÙY LINH
Giá thịt heo bình ổn được phép tăng
16.000 đồng/kg
Sở Tài chính TP.HCM vừa cho biết từ ngày 26-10,
thịt heo trong chương trình bình ổn thị trường được
phép tăng giá 6.000-16.000 đồng/kg tùy loại. Tăng
nhẹ nhất là thịt cốt lết từ 101.000 đồng/kg lên 107.000
đồng/kg; chân giò từ 90.000 đồng/kg lên 96.000
đồng/kg. Tăng cao nhất là thịt nạc (dăm, vai, đùi), từ
112.000 đồng lên 128.000 đồng/kg.
Đây là sản phẩm thịt heo của các công ty như Công
ty Vissan, Công ty CP Việt Nam, Công ty Chế biến và
Thực phẩm Sài Gòn; thịt heo bình ổn thị trường bán
tại hệ thống siêu thị của Saigon Co.op, Big C.
Sở Công Thương TP.HCM cho biết thêm hiện giá
thịt heo đang tăng nhưng không quá khan hiếm. Sở đã
có phương án dự phòng như dự trữ thêm thịt gà, nhập
khẩu thịt bò… để thay thế thịt heo.
TÚ UYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook