250-2019 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư 30-10-2019
TÁ LÂM
L
iên quan đến việc Sở Nội
vụ có tờ trình gửi Chủ
tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong về
dự thảo văn bản kiến nghị
Bộ Chính trị chấp thuận cho
TP.HCM được thí điểm mô
hình chính quyền đô thị, chiều
29-10, ông Nguyễn Văn Đầy
(ảnh)
, Trưởng phòng Xây
dựng chính quyền, Sở Nội
vụ, có cuộc trao đổi với báo
chí về nội dung của đề án.
“Dự thảo văn bản kiến
nghị Bộ Chính trị chỉ mới
là đề cương sơ bộ. Khi được
Bộ Chính trị chấp thuận nội
dung nào thì TP.HCM sẽ có
đề án cụ thể của từng nội dung
đó” - ông Đầy nói.
Nhiều lợi thế để lập
thành phố phía đông
Theo ông, có bốn định
hướng và nội dung thí điểm
quản lý theo mô hình chính
quyền đô thị mà TP.HCM
kiến nghị Bộ Chính trị chấp
thuận. Nội dung thứ nhất là
tổ chức lại các đơn vị hành
chính ở các quận 2, 9 và Thủ
những định hướng khác để
phát triển ở các khu vực này.
NộidungthứhaimàTP.HCM
xin thí điểm là cơ chế, chính
sách phân cấp quản lý. Ông
Đầy cho biết quan điểm của
TP.HCM là tiếp tục đẩy mạnh
phân cấp giữa chính quyền
các cấp TP và những vấn đề
kiến nghị trung ương phân
cấp cho TP phù hợp với điều
kiện chính quyền đô thị tại
thuộc TP mà chỉ tổ chức cơ
quan hành chính theo thiết
chế UBND.
Tương tự cũng sẽ không tổ
chứcHĐNDở phường, xã, thị
trấn mà chỉ tổ chức cơ quan
hành chính theo thiết chế
UBND. “Hướng xây dựng
này giống như mô hình cũ
mà TP.HCM đã thí điểm bỏ
HĐND quận/huyện/phường,
chỉ có điều nay TP xin mở
rộng bỏ thêm HĐND xã và
thị trấn” - ông Đầy nói.
Nội dung thứ tư mà TP xin
Bộ Chính trị chấp thuận là đổi
mới cơ chế quản lý, phương
thức hoạt động và xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức
theo mô hình chính quyền
đô thị. Chẳng hạn như có
thể đề xuất cơ chế quản lý,
vận hành các cơ quan chuyên
môn theo ngành dọc. “Ví dụ
như Sở GD&ĐT sẽ quản lý
Phòng Giáo dục đào tạo, Sở
TN&MT quản lý Phòng Tài
nguyên môi trường…” - ông
Đầy nói.
Cơ sở để TP.HCM
kiến nghị thí điểm
Về cơ sở để TP.HCM tiếp
tục trình đề án chính quyền
đô thị, ôngĐầy cho biết TPđã
có hai lần trình đề án này vào
năm 2007 và năm 2014. Lần
này TP tiếp tục trình đề án là
có cơ sở về mặt chủ trương
của trung ương. Cụ thể, căn
cứ xây dựng đề án này là dựa
vào Nghị quyết 18-NQ/TW
của Hội nghị Trung ương 6
(khóa XII) về tiếp tục đổi mới,
sắp xếp tổ chức của bộ máy
chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả.
Ngoài ra còn có Nghị quyết
56/2017 của Quốc hội về tiếp
tục cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả,
cùng kế hoạch của Bộ Chính
trị, nghị quyết của Chính phủ
về việc thực hiện Nghị quyết
18-NQ/TW.Đặcbiệt,vàotháng
2-2019,Văn phòngChính phủ
cũng đã có thông báo về kết
luận của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc tại buổi làm việc
với lãnh đạo TP.HCM, trong
đó có nội dung “Thủ tướng
Chính phủ, các bộ, ngành tiếp
tục quan tâm, phân cấp, giao
quyền để TP chủ động thực
hiện các nhiệm vụ”.
Theo dự kiến, nếu được
chấp thuận thì đến năm 2021
TP.HCMsẽ triển khai thí điểm
đề án chính quyền đô thị.•
Thành lập khu đô thị sáng tạo phía đông làmột trong những nội dungmà TP.HCMkiến nghị
Bộ Chính trị chấp thuận. Ảnh: HTD
TP.HCM nỗ lực thí điểm
chính quyền đô thị
TP.HCMsẽ đổi mới cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theomô hình chính quyền đô thị.
Đức thuộc khu đô thị sáng
tạo phía đông, tức là thành
lập TP trong TP.HCM.
Theo ông Đầy, trước đây
TP.HCM đề xuất thành lập
bốn TP vệ tinh nhưng đề án
lần này chỉ định hướng thành
lập TPở phía đông. “Mỗi thời
điểmTPcó những định hướng
khác nhau. Nay chỉ lập TP ở
phía đông bởi ở đây có nhiều
đặc thù thuận lợi và có khu đô
thị sáng tạo ở trong đó. Như
ở quận 2 có khu đô thị mới
Thủ Thiêm, ở quận 9 có khu
công nghệ cao, hay ở quận
ThủĐức cóTrườngĐHQuốc
gia TP.HCM” - ông Đầy nói.
Tuy nhiên, ông Đầy cũng
khẳng định không phải lãnh
đạo TP không quan tâm đến
phát triển ba hướng còn lại,
chỉ tập trung vào hướng đông,
mà có thể lãnh đạo TP đã có
TP.HCM. Trong đó sẽ đổi mới
cơ chế, chính sách phân cấp
quản lý giữa trung ương với
chính quyền TP.HCM, cụ thể
là tiếp tục thực hiện cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển
TP.HCM theo Nghị quyết 54
củaQuốc hội, một số nội dung
đề nghị thay thế Nghị định
93/2001 và các nội dung phân
cấp khác như quản lý đất đai,
quản lý đầu tư, lĩnh vực quy
hoạch, ngân sách, tài chính,
quyền tự chủ và quyết định
phân bổ biên chế...
Nội dung thứba xin thí điểm
là tổ chức chính quyền đô thị
tại TP.HCM theo hướng xây
dựngmô hình tổ chứcmột cấp
chính quyền (cấp TP) và hai
cấp hành chính (quận, huyện,
TP thuộc TP và phường, xã,
thị trấn). Sẽ không tổ chức
HĐND ở quận, huyện, TP
TP.HCM tiếp tục
trình đề án thí điểm
chính quyền đô thị
trên cơ sở nghị quyết
của Hội nghị Trung
ương 6, nghị quyết
của Quốc hội cùng
kế hoạch của Bộ
Chính trị.
“Cánbộ luân chuyển chủyếu loan toàn” thì rất khó
Mới đây Bộ Nội vụ đã tổ chức hội thảo về giải pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, theo tinh thần Nghị
quyết số 26-NQ/TƯ.
Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn đánh giá Nghị quyết
26 Ban Chấp hành Trung ương ban hành hồi tháng 5-2018
có nhiều nội dung mới, có tính đột phá. Quan điểm, tư
tưởng, giải pháp mới không chỉ cho công tác cán bộ khóa
XII này mà cả các khóa sau.
PGS Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng biên tập
Tạp chí Cộng
Sản
, hiện là phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan
đảng Trung ương, cho rằng “phải suy nghĩ thực sự” về
chất lượng cán bộ. Ông đánh giá thời chiến Đảng ra nghị
quyết về cán bộ ít, cũng không nói lý luận nhiều nhưng
cán bộ sao tốt thế. Còn giờ thì ra rất nhiều nghị quyết về
cán bộ, rồi ba nhiệm kỳ trở lại đây “cao điểm học tập, làm
theo Bác” mà vẫn có một bộ phận không nhỏ chưa tốt. Mà
riêng khóa XII này, đến nay đã kỷ luật bảy cán bộ thuộc
diện Trung ương quản lý. Ấy là chưa kể nhiều việc gây
bức xúc dư luận như Trung ương vừa ra Chỉ thị 08 về nêu
gương thì Bộ Công Thương lại điều ô tô vào tận cầu thang
máy bay đón vợ bộ trưởng…
Công tác cán bộ, từ giới thiệu, quy hoạch đến làm quy
trình bầu, bổ nhiệm vào các chức danh hiện còn dựa nhiều
vào lấy phiếu. Nhưng mặt trái của nó, như đánh giá của
ông Phúc - từng trải qua chức ủy viên Trung ương Đảng,
là khiến cán bộ không dám làm, sợ quyết liệt thì mất
phiếu…
Khắc phục những hạn chế ấy, ông Phúc cho rằng cần
tăng cường công khai, minh bạch. Chứ như hiện nay, “tôi
không biết ai được quy hoạch để sắp tới lãnh đạo mình” -
ông nói.
Về luân chuyển cán bộ, Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh
Tuấn, người chủ trì hội thảo, chia sẻ tâm sự của những
người được luân chuyển: “Nhiều đồng chí bảo là làm
nhiệt tình quá, hăng hái quá có khi người ta không thích,
cho là mình thể hiện. Nhưng không làm gì thì lại đánh giá
luân chuyển không phát huy được”. Ông Tuấn cũng cho
rằng nên làm rõ mục tiêu của luân chuyển là để rèn luyện,
đào tạo, bồi dưỡng nhưng có nhất thiết phải để phát triển
cương vị cao hơn, hay trở về công tác cũ, làm việc tốt hơn
là được.
PGS Vũ Văn Phúc thừa nhận có thực tế như vậy, cán
bộ đi luân chuyển chủ yếu lo an toàn, được địa phương
nhận xét tốt rồi rút. Như vậy thì khó đạt được mục tiêu rèn
luyện, bồi dưỡng cán bộ.
Góp ý tổng quát cho việc cụ thể hóa Nghị quyết 26, nhà
báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập
Tạp chí Cộng Sản
,
cho rằng các quy định tới đây cần mô tả cán bộ cấp chiến
lược là người có hành động mang tầm quốc gia, là hình
ảnh của thể chế. Để được như vậy, trong lựa chọn cán bộ
cần năm “hóa”: khoa học hóa, tiêu chuẩn hóa, dân chủ
hóa, minh bạch hóa và trách nhiệm hóa. Ông nhấn mạnh
trách nhiệm hóa với người làm quan phải như người xưa:
Làm sai phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình chứ không chỉ cách chức, khai trừ, huề cả làng.
NGHĨA NHÂN
Cán bộ cấp chiến lược trước hết phải khỏe
GS Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Giáo dục, Tổng
thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước, đồng ý và cho rằng cần
cụ thể hóaNghị quyết 26 với các quy định cụ thể. Liên tưởng
đến câu chuyện sức khỏe lãnh đạo, khi một số vị chưa hết
nhiệm kỳ đã đổ bệnh, xin nghỉ, có trường hợp phải điều trị
kéo dài, haymất khi chưa được nửa nhiệmkỳ, GSNhung cho
rằng cán bộ cấp chiến lược trước hết phải khỏe.
“Có sức khỏe dẻo dai ở mức cao, chịu được sức ép từ mọi
phía là điều rất quan trọng, phải rèn luyện thể thao để gìn
giữ sức khỏe, không thể có một trí tuệ minh mẫn trên một
cơ thể ốm yếu” - GS Nhung nói.
Cũng theo GS Nhung, ngoài sức khỏe dẻo dai, cán bộ
chiến lược phải có tầm nhìn, trái tim nhân hậu, có kỹ năng
sống, tiếng Anh và hiểu biết công nghệ thông tin - nền tảng
quan trọng cho giai đoạn phát triển hiện nay và sắp tới.
Đối với đô thị đặc biệt như TP.HCM thì cần phải thí điểm
mô hình chính quyền đô thị. Bởi vì các quy định hiện nay
so với các địa phương khác có nhiều vấn đề bất cập. Những
quy định trung ương áp dụng với TP.HCM không còn phù
hợp nữa thì phải mạnh dạn đề xuất để thay đổi.
Lãnh đạo TP rất quyết tâm để thực hiện đề án này, bởi
mục tiêu cuối cùng là vì cái lợi của người dân, tổ chức và
doanh nghiệp.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook