266-2019 - page 14

14
Thể thao -
ThứHai 18-11-2019
SEA GAMES 30 - PHILIPPINES
Mục tiêu 65 HCV của thể thao
Việt Nam đến từ đâu?
Tại lễ xuất quân đoàn thể thao Việt Nam, trưởng đoàn TrầnĐức Phấn khẳng định thể thao Việt Nam
đặt mục tiêu đoạt 65 HCV, lọt vào tốp 3 tại SEAGames 30.
Bóng đá kỳ vọng sẽ giành
HCV nam và nữ
Đội tuyển U-22+2 được dẫn dắt bởi HLV Park Hang-seo
được kỳ vọng sẽ xóa“dớp”chưa một lần chạm tay vào chức
vô địch tại đấu trường SEA Games. Do lịch đấu bóng đá dời
đấu sớm lên một ngày, nhiều khả năng thầy trò HLV Park
Hang-seo sẽ di chuyển sớm đến Philippines vào ngày 21
thay vì ngày 22-11 như dự kiến. Cùng với đó, ĐKVĐ Đông
Nam Á đội tuyển bóng đá nữ do HLV Mai Đức Chung dẫn
dắt cũng sẽ phấn đấu mục tiêu vàng.
Theo kế hoạch, ngày 26-11 tới, đại quân đoàn TTVN sẽ
lên đường sang thủ đô Manila, Philippines, sau đó thamdự
lễ thượng cờ đoàn TTVN diễn ra ngày 29-11.
Tú Chinh vô địch ở các cự ly chạy
ngắn SEAGames 29 nămnay sẽ
gặp nhiều khó khăn khi đối đầu
với các chân chạyMỹ nhập tịch
Thái Lan dự SEAGames 30.
Ảnh: HUY PHẠM
Ánh Viên “gánh team” với
chỉ tiêu 8HCV. Ảnh: HUY PHẠM
Điền kinh Việt Nam
có 46 VĐV tham dự
với chỉ tiêu 13 HCV,
còn bơi lội với chỉ
tiêu 11-14 HCV thì
một mình Ánh Viên
có nhiệm vụ “gánh
team” tới 8 HCV.
MINHQUANG
S
ẽcónhiềungười thắcmắc
với 65 HCV trong mục
tiêu thì “mỏ vàng” của
thể thao Việt Nam (TTVN)
sẽ được khai thác ở những
môn, nội dung nào.
Tham dự đại hội thể thao
lớn nhất khu vực, TTVN đem
đến Philippines lực lượng
đông đảo với 856 thành viên,
bao gồm 568 VĐV tranh tài
tổng cộng 43/56 môn. Trong
số này có hai môn TTVN đặt
làm trọng tâmđể gặt hái HCV.
Điền kinh: Đương
kim số một khu vực
hạ chỉ tiêu
Hai nămtrước, tạiMalaysia,
điền kinh Việt Nam từng gây
chấn động khu vực khi soán
ngôi cườngquốc củaThái Lan,
vươn lên thống trị ngôi vị số
một khu vực với 17 HCV, 11
HCB, 6 HCĐ. Trong đó phải
kể đến “kỳ tích” 3 HCV của
“tân nữ hoàng tốc độ” Lê Tú
Chinh ở các cự ly 100, 200,
4 x 100 m tiếp sức và phá kỷ
lục SEAGames. Tương tự là
3 HCV 400 m, 400 m vượt
rào, 4 x 400 m tiếp sức của
Nguyễn Thị Huyền.
Tuy nhiên, ở kỳ đại hội lần
này, điền kinh Việt Nam đã
chuyển trọng tâm đầu từ các
cự ly 400mvà 400mvượt rào
nữ sang mũi nhọn Quách Thị
Lan, VĐV người Thanh Hóa
vừa được trao tặng vô địch
châu Á 2017, Asiad 2018 do
các đối thủ Ấn Độ, Bahrain
dính doping. Cùng với đó,
Lê Tú Chinh khó lòng bảo vệ
thành tích hai năm trước bởi
chủ nhà Philippines đang sở
hữu nhiều nữ VĐV nhập tịch
đến từ Mỹ để cạnh tranh với
Tú Chinh ở các cự ly tốc độ.
Tại SEA Games 30, điền
kinh Việt Nam có 46 VĐV
tham dự. Ban đầu đặt chỉ tiêu
đoạt 15 HCV nhưng giờ chót
hạ xuống còn 13, do phong
độ của VĐV cũng như sự
đầu tư lớn đến từ các đối thủ.
Ngoài cácĐKVĐnhưDương
Thị Việt Anh (nhảy cao),
Dương Văn Thái (800 m),
Nguyễn Thị Oanh (1.500 m),
Nguyễn Văn Lai (5.000 m),
Trần Thị Yến Hoa (100 m
rào)…, sự trở lại của “chị
em đi bộ” Nguyễn Thị Thanh
Phúc, Nguyễn Thành Ngưng
sẽ góp phần giúp điền kinh
Việt Nam đạt, thậm chí vượt
chỉ tiêu 13 HCV.
Kình ngư Ánh Viên
“gánh team” bơi lội
Trong số chỉ tiêu giành
11-14 HCV của bơi lội Việt
Nam, một mình nữ kình ngư
số một Nguyễn Thị ÁnhViên
có nhiệm vụ “gánh team”, dự
kiếnViên sẽ đemvề tám chức
vô địch cho đoàn TTVN.
Theo tiết lộ của lãnh đạo bộ
môn bơi, ÁnhViên sẽ đăng ký
sơ bộ 12 nội dung thi đấu tại
NCCAquatic Center (tại New
Clark City, Philippines), địa
điểm tranh tài môn bơi SEA
Games 30 nhưng số lượng
sẽ được tùy chỉnh phụ thuộc
vào phong độ của kình ngư
người Cần Thơ.
Điểm lại hai năm trước
tại Malaysia, Ánh Viên từng
giành 8 HCV, phá ba kỷ
lục SEA Games các cự ly
100 m, 200 m ngửa và 200
m tự do nữ. Tiếp đến Ánh
Viên cán đích vị trí thứ hai,
giành HCB các cự ly 100 m
tự do và 200 m ếch nhưng
bấy nhiêu cũng đủ giúp Ánh
Viên vượt qua nhà vô địch
Olympic Joseph Schooling
(Singapore), đoạt danh hiệu
VĐV xuất sắc nhất SEA
Games 29.
Sau thành công này, phong
độ của Ánh Viên có chững
lại, thậm chí giảm sút tại các
đấu trường châu lục và thế
giới nhưng theo chia sẻ của
trưởng đoàn Trần Đức Phấn,
Ánh Viên đủ sức đạt chỉ tiêu
8 HCV bên cạnh các tài năng
Nguyễn Huy Hoàng (ĐKVĐ
Olympic trẻ, sở trường 800 m
và 1.500 m tự do), Nguyễn
HữuKimSơn (400mhỗn hợp
nam), Lê Thị Mỹ Thảo (200
m bướm), Phạm Thanh Bảo
hay Lê Nguyễn Paul.
Ngoài hai môn mũi nhọn
điền kinh và bơi lội, TTVN
cũng kỳ vọng vào các môn
thể dục dụng cụ (mục tiêu
3 HCV) nhờ vào ĐKVĐ Lê
Thanh Tùng, đua xe đạp có
Nguyễn Thị Thật (2 HCV),
đấu kiếm, karate (3-4 HCV),
bắn súng, judo, cử tạ (1-2
HCV)… nhằm đạt chỉ tiêu
đã đăng ký.•
Phiên tòaxửkìnhngưTrungQuốc doping rất kỳ lạ
Ngày 15-11 vừa qua, Tòa án thể thao quốc tế (CAS) tại
TP Montreux (Thụy Sĩ) đã mở phiên xét xử kình ngư Sun
Yang của Trung Quốc quanh những cáo buộc doping. Sun
đã phản đòn và “kết tội” trở lại Cơ quan kiểm tra doping
thế giới (WADA).
Hình ảnh tệ hại nhất của nhà vô địch Olympic và thế giới
Sun Yang là tại giải vô địch bơi lội thế giới ở Hàn Quốc
khi rất nhiều VĐV không chịu thi đấu cùng Sun Yang với
lý do không thể thi đấu với “tội phạm doping”. Sau đó khi
lên bục nhận huy chương, nhiều VĐV đã không chịu đứng
cùng hàng với Sun Yang…
Cần nhắc lại chi tiết độc đáo hoàn cảnh WADA lấy mẫu
máu xét nghiệm doping của Sun Yang trước đây. Vào một
đêm tháng 9-2018, những quan chức xưng là WADA - họ là
những cán bộ của WADA thật mà Sun Yang biết mặt vì từng
gặp nhiều lần tại các giải đấu - vào nhà riêng của Sun ở Trung
Quốc và yêu cầu lấy máu. Sun đã làm theo, tuy nhiên nghĩ
lại Sun Yang cảm thấy phi lý và bị xúc phạm…Anh đã giật
lại lọ chứa mẫu máu của mình và dùng búa đập bể lọ máu.
Hành động này đã khiến Liên đoàn Bơi lội quốc tế (FINA)
trừng phạt cấm thi đấu và phạt tiền. Tuy nhiên, WADA
cho rằng đó là hành động cản trở lấy mẫu máu nhằm tránh
chứng cứ doping. FINA đã chính thức tuyên bố Sun Yang
không dính doping, còn WADA thì cứ buộc tội không cho
lấy doping nghĩa là đã dính doping theo luật…
Hai bên đưa nhau ra tòa và phiên tòa đã diễn ra ở Montreux
ngày 15-11. Tại đó, Sun “kết tội”WADA: “Các anh thật thiếu
chuyên nghiệp, giả sử giữa đêm tối một kẻ nào đó bước vào
nhà các anh xưng là cảnh sát nhưng không có giấy tờ, tài liệu
gì chứng minh là cảnh sát mà khám xét, các anh có đồng ý
không? Các anh quá thiếu chuyên nghiệp, nếu các anh tỏ ra
chuyên nghiệp thì bây giờ tất cả chúng ta đâu có phải đứng
đây, tốn quá nhiều thời gian cho chuyện vô bổ này”.
Sun Yang cũng giải thích rằng khả năng tiếng Anh của
mình kém nên anh không hiểu hết những ý trao đổi của các
nhân viên WADA đến nhà và những tài liệu tiếng Anh anh
đã ký vào đêm hôm ấy.
Theo giới chuyên môn, báo chí có mặt tại phiên tòa ngày
15-11 thì không có những chứng cứ nào mới để kết tội Sun
Yang ngoài việc tranh luận cách đi lấy mẫu máu Sun Yang
và bị phản kháng vì giữa đêm lại đường đột đến nhà lấy máu.
Trước đó, vào năm 2012 và 2016, Sun Yang từng bị treo
giò ngắn hạn vì dùng các chất cấm mà theo giải thích của
kình ngư này là dùng thuốc giảm đau.
Sẽ còn nhiều tình tiết hấp dẫn, liệu cách này Sun có lật
ngược thế cờ và WADA thua ngược?
DUY ÂN
Sun Yang từng
bị tẩy chay khi
có những VĐV
không chịu
đứng chung
bục nhận
huy chương
với anh.
Ảnh:
GETTYIMAGES
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook