266-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 18-11-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Đòi nợ thuê:Nhu cầu có thật,
saophải cấm?
Tuy nhiên, trước những hành xử thái quá, mang tính “giang
hồ, xã hội đen” của các công ty đòi nợ, người ta bắt đầu lo ngại
về loại hình này.
Những quan hệ dân sự vay mượn là rất phổ biến trong xã hội.
Đối với người dân hay doanh nhân thì nợ nần là một
thực tế.
Người ta không thể thống kê chi tiết hàng triệu triệu giao dịch
dân sự như vậy trong cuộc sống. Và cùng với nó là muôn hình vạn
trạng các hình thức vay mượn cũng như những nỗi khổ cực, truân
chuyên của chủ nợ và con nợ. Từ người dân cho đến doanh nghiệp
(DN) và các tổ chức tín dụng chắc cũng chưa bao giờ thoát kiếp
“nợ nần”.
Có điều không phải bao giờ thì cái nguyên lý “có vay - có trả”
mà cha ông đã đúc kết cũng được thực thi. BLDS 2015 ghi nhận
vấn đề này rất cụ thể ở phần “Nghĩa vụ và Hợp đồng” với 110
điều khoản. Điều 280 BLDS nói rõ về nghĩa vụ trả tiền rằng:
“Phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và
phương thức đã thỏa thuận; bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”. Các hình thức thực hiện nghĩa vụ
khác cũng được quy định chi tiết.
Nhưng mà người ta còn nói “ăn trước trả sau đau hơn hoạn”.
Phải chăng đây cũng là lý do khiến chây ỳ trong chuyện nợ nần
vẫn phát sinh nhiều hệ lụy? Nhưng cũng có khi chuyện chây ỳ chỉ
vì cái “thái độ”.
Những trọng tài ở VIAC (Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) từng kể tôi
nghe nhiều chuyện kiện tụng đòi nợ giữa các DN tại đây. Có nhiều
trường hợp một DN không chịu trả nợ chỉ vì đối tác có cách thức
cực kỳ phản cảm khi đe dọa sẽ thế này thế nọ. Họ dẫn nhau ra VIAC
rồi cười xòa, xóa hết các lấn cấn và nợ nần được giải quyết.
Nhưng thực tế thì không chỉ màu hồng như vậy. Trên mạng, những
“anh em xã hội” đã không ít lần khoe chiến tích giải quyết nợ nần
bằng những “chiêu thức” rất độc. Phở Hòa ở TP.HCM dính vào nợ
nần của người thân và bị các đối tượng xã hội tạt sơn, ném mắm tôm
khiến lắm phen cơ sở kinh doanh oải chè đậu. Rồi cũng có trường
hợp “anh em xã hội” bị con nợ làm cho khiếp sợ.
Trong khi đó, Nghị định 104/2007 đã quy định những hành vi bị
nghiêm cấm. Nếu quy định ấy được thực hiện nghiêm thì chắc chắn
dịch vụ đòi nợ đã không biến tướng nhiều như Quốc hội và Chính
phủ đang nói đến tại kỳ họp này. Mặt khác, nếu những quy định về
quản lý nhà nước, xử phạt hành chính trong nghị định này cũng
được thực hiện nghiêm thì tình hình cũng không đến nỗi khiến
Chính phủ nêu ý kiến cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Lý do mà Chính phủ đưa ra để cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ
là do chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ về các yêu cầu, điều
kiện phải tuân thủ đối với hoạt động này. Từ đó nó đã nảy sinh
một số trường hợp biến tướng, lạm dụng, có dấu hiệu vi phạm
trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của công dân. Nhưng thực tế những hành vi bị nghiêm cấm
trong Nghị định 104/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã rất rõ
ràng.
Thực tế, nếu vụ Phở Hòa ở TP.HCM được lực lượng chức
năng vào cuộc sớm hơn kể từ khi người dân trình báo thì chắc
chắn việc “đòi nợ thuê” đã không “đê hèn” (lời của Thượng tá
Nguyễn Đăng Nam, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an
TP.HCM) đến thế. Cũng từ vụ này mới thấy khi lực lượng công
an vào cuộc thì lập tức những biến tướng ấy được dẹp yên.
Và một thực tế khác nữa, PCI 2018 (chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh năm 2018) cho hay: Giải quyết một tranh chấp về thực
hiện hợp đồng tại tòa án mất khoảng 400 ngày, DN tốn khoảng
29% trị giá hợp đồng. DN tại Việt Nam vì thế thường “ngại kiện
tụng ra tòa án khi phát sinh tranh chấp”. Chỉ 39% DN tư nhân
trong nước và 2% DN FDI sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết
tranh chấp. Thậm chí DN còn sử dụng cả các băng, nhóm “xã
hội đen” trong một số trường hợp.
Nhiều đại biểu Quốc hội nhận định đòi nợ là nhu cầu có thật
và cần có một hành lang pháp lý để quyền tự do kinh doanh hiến
định được bảo đảm. Có người còn bảo: Càng cấm sẽ càng phát
sinh biến tướng.
Thật ra chỉ khi nào các cơ quan chức năng làm hết trách nhiệm
mà kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn gây ra nỗi sợ hãi cho xã hội thì
có lẽ khi đó mới cần cấm. Hiện nay hành lang pháp lý không phải
là không có nhưng nó có được thực thi nghiêm minh hay không lại
là câu chuyện khác.
Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong bối cảnh này, vì vậy như
nhiều đại biểu Quốc hội nói, sẽ làm người dân có cảm giác không
quản được thì cấm.
CHÂN LUẬN
VŨHỘI
V
KSND thị xã Tân
Uyên(BìnhDương)
vừa ra cáo trạng
truy tố đối với các bị
can Trần Minh Đức,
Trần Thị Mỹ Hạnh và
Vũ Ngọc Sang (cùng
ngụ TP.HCM) cùng về
tội xâmphạmchỗ ở của
người khác.
Theo cáo trạng, cuối
năm 2007, bà Nguyễn
Thị Tư nhờĐức làm thủ
tục vay ngân hàng 250
triệu đồng. Sau khi nhận
tiền, bà Tư đưa hai sổ
hồng nhà đất cho Đức
để Đức viết giấy “Hợp
đồng đặt cọc mua bán
nhà”. Trong hợp đồng
Ba bị can đến nhà nói chuyện nhưng bị khởi tố vì đã làmphiền
người khác 20 phút nghỉ trưa.
Truy tố vụ làm phiền
20 phút nghỉ trưa
Khi các bị can vào nhà bà Tư để nói chuyện thì cổng nhà đangmở. Ảnh: VH
Ngày 4-7, TAND thị xã
Tân Uyên xử sơ thẩm và
tuyên trả hồ sơ để điều
tra bổ sung những tình
tiết còn mâu thuẫn trong
vụ án.
Tức hàng xóm, sai con mua xăng về tính sổ
VKSND TP Tuy Hòa, Phú Yên vừa truy tố bị can
Đinh Văn Hưng (trú TP Tuy Hòa) ra trước TAND
cùng cấp để xét xử về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản.
Theo cáo trạng, chiều 1-8, Hưng đi nhậu về thấy
nhà ông Lê Ngói (hàng xóm) xây nhà làm rơi vôi
vữa xuống sân nhà mình nên phàn nàn dẫn đến
cự cãi.
Hưng lớn tiếng la lối, yêu cầu ông Ngói chuyển
đống ván cốp pha của chủ thầu xây nhà ông Ngói
đang để trong sân nhà Hưng. Ông Ngói không đồng
ý lại còn thách thức.
Hưng lấy tiền đưa cho con trai (mới hơn 13 tuổi)
bảo đi mua xăng về để đốt đống ván. Khi con mua
xăng về, Hưng đổ lên đống ván rồi bật lửa đốt làm
cháy hoàn toàn, gây thiệt hại hơn 15 triệu đồng.
Quá trình điều tra, Hưng đã bồi thường cho người
bị hại 20 triệu đồng, được người này xin giảm nhẹ
hình phạt. Theo cáo trạng, hành vi của Hưng đã
phạm tội nêu trên thuộc trường hợp dùng chất nguy
hiểm về cháy nổ theo khoản 2 Điều 178 BLHS, có
mức hình phạt tù 2-7 năm.
HỒ LƯU
bà Tư với mục đích hỏi lý do tại sao
bà này không đến tòa và giải quyết
việc mua bán đất trước đó. Khi cả
ba đi vào nhà bà Tư thì cửa cổng và
cửa nhà đều đangmở. Thấy nhómbị
can Đức đến, bà Tư đi ra ngoài rồi
gọi điện thoại báo công an. Sau đó
ba người này bị khởi tố, bị tạm giam
10 ngày trước khi được tại ngoại.
Ngày 4-7, TAND thị xã Tân Uyên
xử sơ thẩm và tuyên trả hồ sơ để
điều tra bổ sung những tình tiết còn
mâu thuẫn trong vụ án. Đặc biệt là
làm rõ những thiệt hại mà các bị
cáo gây ra cho bà Tư.
Theo kết quả điều tra bổ sung,
ba bị can đã xâm phạm vào nhà
bà Tư với mục đích hỏi lý do tại
sao bà này không đến tòa và giải
quyết việc mua bán đất trước đó.
Hành vi của các đối tượng đã làm
ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
nghỉ ngơi giấc trưa của bà Tư thời
gian là 20 phút. Từ đó Cơ quan
CSĐT Công an thị xã Tân Uyên
đề nghị VKS truy tố các bị can ra
tòa cùng cấp.•
Bắt người khả nghi bên cây xăng
VKSND huyện Đông Hòa (Phú Yên) vừa phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của cơ quan
CSĐT công an huyện cùng cấp đối với Nguyễn Ngọc
Giang (trú xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa) về tội
tàng trữ trái phép chất ma túy.
Theo hồ sơ, tối 3-11, Công an huyện Đông Hòa phối
hợp với Công an thị trấn Hòa Vinh đang đi tuần tra thì
phát hiện Giang đang đứng cạnh mô tô tại cửa hàng
xăng dầu với biểu hiện khả nghi. Tiến hành kiểm tra,
công an phát hiện trong túi quần của Giang có một lọ
nhựa đựng 79 đoạn ống nhựa màu trắng cùng một hộp
nhựa màu đen đựng 54 đoạn ống nhựa màu trắng, bên
trong mỗi đoạn ống nhựa chứa chất bột dạng màu trắng.
Giang khai nhận 133 ống trên là ma túy do Giang
mua lại từ một người (chưa rõ danh tính) tại Nha Trang
(Khánh Hòa) để sử dụng. Kết luận giám định cho
thấy chất bột màu trắng trong 133 đoạn ống nói trên là
heroin, khối lượng 4,315 g.
DƯƠNG ĐỨC
ghi rõ cam kết hai bên làm hợp đồng
công chứng sang tên trong vòngmột
tháng và nhận số tiền còn lại.
Tuy nhiên, sau đó hai bên không
tiếp tục thực hiện hợp đồng này mà
hằng tháng Đức qua nhà bà Tư lấy
tiền lời. Sau một năm bà Tư không
còn khả năng trả tiền lời. Sau đó bà
Tư làm đơn cớ mất một sổ hồng và
xin cấp lại rồi mang sổ hồng được
cấp mới đi thế chấp ngân hàng để
vay tiền.
Từ đó bị can Đức đã làm đơn tố
cáo bà Tư gửi tới công an. Công an
thị xã Tân Uyên ra quyết định không
khởi tố vụ án vì cho rằng giữa bà Tư
và những người mua đất chỉ là giao
dịch dân sự.
Tháng 11-2018, ba bị can đến nhà
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook