266-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai 18-11-2019
Tiêu điểm
. Lãnh thổ Đài Loan
: Cơ quan Phòng vệ Đài Loan ngày 17-
11 thông báo phát hiện nhóm tàu sân bay Type-001A của TQ di
chuyển qua eo biển Đài Loan. Đài Bắc đã triển khai khẩn cấp
nhiều tàu chiến và máy bay theo dõi nhóm tác chiến này. Mỹ và
Nhật Bản cũng điều tàu chiến theo sát. Hiện Bắc Kinh chưa đưa ra
phát ngôn chính thức về vụ việc trên, hãng tin
Reuters
cho hay.
. Triều Tiên
: Đài
CNN
ngày 17-11 cho biết Bình Nhưỡng
khẳng định các vấn đề hạt nhân sẽ không được đưa ra thảo luận
nếu Washington không cam kết rút lại “chính sách thù địch”. Bộ
trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cùng ngày tuyên bố
“không ai có thể lạc quan về Triều Tiên”. Ông nhấn mạnh Bình
Nhưỡng đã liên tục thử tên lửa hơn 20 lần trong năm nay, trong đó
có những loại tên lửa đạn đạo mới và một tên lửa đạn đạo phóng từ
tàu ngầm.
. Mỹ
: Hôm 16-11,
một người đàn ông
chưa rõ danh tính đã
dùng súng tấn công
vợ và ba con trai rồi
tự sát tại nhà riêng ở
TP San Diego
(ảnh).
Ba con trai ở độ
tuổi 5, 9 và 11 được
đưa tới bệnh viện
nhưng hai trong ba em đã tử vong sau đó. Điều tra ban đầu cho
thấy nguyên nhân vụ việc là do người đàn ông này bị cấm gặp con
trong phiên tòa ngày 15-11 vì mâu thuẫn hôn nhân, theo tờ
The
Washington Post
.
PHẠM KỲ
Thương chiến Mỹ-Trung sẽ
định hình trật tự toàn cầu mới?
Chiến tranhMỹ-Trung từ khi bùng nổ đã báo hiệu điềmkhông lành về trật tự thế giới doMỹ lãnh đạo
và trật tự này có nguy cơ sẽ sụp đổ trên chính những điểmyếu của nó.
VĨCƯỜNG
T
ân Hoa Xã
mới đây cho
biết lãnh đạo hai nướcMỹ
và Trung Quốc (TQ) hôm
16-11 đã có cuộc điện đàm tốt
đẹp về vấn đề thươngmại. Phó
Thủ tướng TQ Lưu Hạc, đại
diện thương mại Mỹ Robert
Lighthizer và Bộ trưởng Tài
chính Mỹ Steven Mnuchin
được xác nhận đã tham gia
vào cuộc điện đàm này. Hai
bên đã bàn bạc nhiều vấn đề
chủ đạo cho việc ký kết thỏa
thuận thương mại giai đoạn
đầu, đồng thời cam kết sẽ giữ
vững liên lạc.
Mộtngàytrướcđó,Giámđốc
Hội đồngKinh tế quốc giaMỹ
LarryKudlowtiết lộ thỏa thuận
thươngmại một phần giữaMỹ
và TQ có thể sẽ được ký kết ở
cấp bộ trưởng và khẳng định
tiến trình đàm phán giữa hai
bên “đã gần hoàn tất”.
Một cuộc chiến hai
bên cùng thất bại
Trả lời phỏng vấn của đài
Fox News
ngày 14-11, phát
ngônviênNhàTrắngStephanie
Grisham cho biết Mỹ “rất, rất
lạc quan” về khả năng sớm
đạt thỏa thuận thươngmại với
TQ. Về phía TQ, nước này
cũng khẳng định hai bên đã
nhất trí không đánh thuế theo
giai đoạn nhưng không đưa
ra một lịch trình chi tiết. Phát
ngônviênBộThươngmại Cao
Phong cho biết gỡ bỏ thuế là
điều kiện quan trọng và hai
bên phải cùng lúc hủy bỏ một
số loại thuế để đạt thỏa thuận
giai đoạn đầu.
Tuy vậy, giới quan sát cho
rằng vẫn còn rất nhiều vấn đề
cần giải quyết và không nên
đặt quá nhiều hy vọng vào thỏa
thuận sắp tới. Nhiều cố vấn
Dù cả Mỹ và các
nước phương Tây
đều phát triển và
ủng hộ các giá trị
tự do mạnh mẽ.
Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa là
có thể cứng nhắc áp
dụng mô hình quản
trị phương Tây cho
tất cả quốc gia có
hoàn cảnh riêng biệt.
MỹvàphươngTâynênchuẩn
bị để xác định vai trò thích hợp
củaTQtrong trật tựhậu thương
chiến.Tuy nhiên, họ cũng phải
hết sức thận trọng trước nguy
cơ Bắc Kinh sẽ nỗ lực áp đặt ý
định và tầm nhìn của họ lên
trật tự mới này.
TS TQ học
JOSSWILLIAM
,
ĐH Harvard (Mỹ)
Hong Kong lần đầu xác nhận suy thoái
kinh tế sau 10 năm tăng trưởng
Hãng tin
Reuters
ngày 17-11 dẫn thôngbáo của chínhquyền
Hong Kong lần đầu tiên xác nhận nền kinh tế đặc khu đang
rơi vào tình trạng suy thoái do ảnh hưởng từ các cuộc biểu
tình gần đây và tác động từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung.
Hong Kong đã điều chỉnh giảmdự báo tăng trưởng cả năm
xuốngmức 1,3% so với ước tính trước đó là 0%-1%, đánh dấu
sự suy thoái kinh tế đầu tiên của đặc khu này kể từ năm 2009.
Các chuyên gia cảnh báo nếu không được giải quyết sớm,
trung tâm tài chính và thương mại Hong Kong có khả năng
sẽ chìm vào sự suy thoái lâu dài và sâu sắc hơn cả cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Chủ tịch TQTập Cận Bình tiếp đón Tổng thốngMỹ Donald Trump trong chuyến thămBắc Kinh
hồi tháng 11-2017. Ảnh: AP
28.000
người dân Phápđã xuống đườngbiểu tình
hôm 16-11 (giờ địa phương) nhân sự kiện
một năm phong trào Áo vàng nổ ra nhằm
phản đối các chính sách kinh tế của chính
quyền Tổng thống Emmanuel Macron,
hãng tin
AFP
cho biết. Bạo lực bùng phát
tại quảng trường Italie ở quận 13, thủ đô
Paris khi người biểu tìnhquá khíchđậpphá
các tòa nhà xung quanh. Cảnh sát đã phải
dùng đến hơi cay và vòi rồng để giải tán
đám đông. Đến sáng 17-11, cảnh sát Paris
tuyên bố 147 người bị bắt giữ.
PHẠM KỲ
cả trong và ngoài Nhà Trắng
cũng từng lên tiếng phản đối
việc ôngTrump sẽ gỡ thuế cho
TQ, cho rằngMỹ sẽ từ bỏmột
trong những lợi thế hàng đầu
gây sức ép cho Bắc Kinh.
Cố vấn của Tổng thống
DonaldTrump vềTQMichael
Pillsbury nhận định: “Không
có một thỏa thuận chi tiết nào
về một sự giảm thuế theo giai
đoạn. Phía Mỹ vẫn rất mơ hồ
về thời điểm và các loại thuế
được gỡ bỏ. TQ thì đang mơ
mộngvàcốgắngxoadịunhững
thành phần bảo thủ trong nước
rằng một ngày nào đó thuế sẽ
được gỡ bỏ”.
Giới chuyêngia kinh tế nhận
định rằng cuộc chiến thuế quan
và thươngmại giữaTQvàMỹ
đã lâm vào tình trạng “cùng
thua” đối với cả hai nước, làm
ảnh hưởng đến các nước khác
trên thế giới và tình hình có
chiềuhướngdiễnbiếnxấuhơn.
Theo số liệu sáu tháng đầu
năm 2019 của Hội nghị về
thương mại và phát triển Liên
Hiệp Quốc (UNCTAD) cho
thấy hầu hết người tiêu dùng
và công ty Mỹ gánh chịu tổn
thất của các đòn thuế quan cao
hơnmàMỹ đánh vào hàng hóa
TQ.Ngược lại, nhữngđòn thuế
quan mà Mỹ áp dụng có hiệu
lực từ năm 2018 đã khiến TQ
thiệt hại 35 tỉ USD.
Trong nửa đầu năm 2019,
các công ty của TQ đã phải
chứng kiến lượng xuất khẩu
các mặt hàng bị áp loại thuế
nói trên sụt giảm 25% so với
lượng xuất khẩu trung bình
cùng kỳ năm 2018. Trong
khi đó, các đối thủ xuất khẩu
cạnh tranh củaTQ lại vươn lên
chiếm lấy thị phần xuất khẩu
bị suy giảm của Bắc Kinh.
Dù báo cáo của UNCTAD
không tính toán tác động của
thuế quan TQ đối với hàng
hóa nhập khẩu từ Mỹ nhưng
hoạt động xuất khẩu của Mỹ
“phần lớn” chịu hậu quả tương
tự: Giá hàng hóa cao hơn
cho người tiêu dùng, tổn thất
cho doanh nghiệp Mỹ và lợi
nhuận thương mại đổ về các
nước khác.
Sự hình thành của
một trật tự mới?
Trước nhữnghậuquả lâudài
củathươngchiếnMỹ-Trungmà
chắc chắn thế giới vẫn phải tập
trungkhắcphụcngaycảkhithỏa
thuận đình chiến được thông
qua, nhiều chuyên gia đặt câu
hỏi: Phải chăng trật tự hợp tác
kinh tế toàn cầu sắp kết thúc?
TS kinh tế JamesM. Dorsey
nhận định với việc là cường
quốc thiết lập và lãnh đạo trật
tự này, Mỹ hiện đang nắm
trong tay sức ảnh hưởng quá
lớn. Bên cạnh đó, dù cả Mỹ
và các nước phương Tây đều
phát triển và ủng hộ các giá trị
tự domạnhmẽ nhưng điều đó
không có nghĩa là có thể cứng
nhắc áp dụngmô hình quản trị
phươngTây cho tất cả quốc gia
có hoàn cảnh riêng biệt.
“Rất ít quốc gia đang phát
triển đạt đếnmứcmà họ có thể
được coi là một quốc gia phát
triển từ khi Thế chiến II kết
thúc. Bất chấp những nỗ lực
to lớn từ phương Tây để thúc
đẩy sự phát triển và quản trị
tốt, trật tự này đang gặp khó
khăn trong việc giải quyết nhu
cầu của các quốc gia đang phát
triển” - hãng tin
Al Jazeera
dẫn
lời ông Dorsey giải thích.
Một điểm yếu khác của trật
tự kinh tế doMỹ lãnh đạo nằm
ở việc quá chú trọng đến hiệu
quả cạnh tranhmà không thúc
đẩy bình đẳng giữa các nước.
“Đúng là thế giới đã có những
bước tiến lớn trong việc giải
phóng thương mại và đầu tư
xuyên biên giới, do đó mở
đường cho một mức độ thịnh
vượng chưa từng có trong lịch
sử văn minh nhân loại. Tuy
nhiên, các thị trường mở dù
mang lại hiệu quả cũng tạo ra
bất bình đẳng lớn hơn” - TS
James M. Dorsey nói.
“Cuộc đối đầu giữa hai siêu
cường làđiểmngoặt nguyhiểm
đối với trật tự thế giới này vốn
đã suy yếu do sự trỗi dậy của
TQ. Đây rõ ràng không phải
là cuộc chiến “dễ dàng” như
ông Trump từng tuyên bố hồi
năm 2018. Sau thương chiến,
Trung Quốc có thể sẽ đứng ra
trực tiếp cạnh tranh với trật tự
phương Tây và thay đổi hoàn
toàn diệnmạo thươngmại thế
giới” - TS kinh tế James M.
Dorseykết luận, đồng thời cảnh
báoMỹ và các đồngminh cần
khắc phục những hạn chế trên
trước khi Bắc Kinh “đủ lực”.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook